Tình yêu chủ đề vĩnh cửu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ việt nam những năm đầu thế kỷ XXI​ (Trang 107 - 109)

6. Cấu trúc của luận án

3.3.1. Tình yêu chủ đề vĩnh cửu

Thơ tình hiện nay mang đậm cá tính của con ngƣời hiện đại. Trong tình yêu, con ngƣời ngày nay có một tâm thế rất chủ động. Họ không muốn dừng lại ở những yêu thƣơng, hờn ghen thông thƣờng mà khao khát kiếm tìm một tình yêu tuyệt đích. Tình yêu tuyệt đích ấy đƣợc Thụy Anh thể hiện một cách ẩn dụ qua hình ảnh chiếc bùa khèn: “Bùa khèn khiến ngƣời ta không già đƣợc đi/ Bùa khèn khiến tim không cỗi đƣợc đi/ Bùa khèn khiến đất đỏ đỏ nhƣ máu của ngày yêu đầu tiên/ Trải mải miết trên đƣờng mọc lên vạt hoa tam giác mạch/ Hồng trắng, dịu dàng, nhƣ mơ nhƣ tỉnh/ “yêu đi, đừng bỏ lỡ một ngày” (Bùa khèn). Ta bắt gặp ở đây những triết lý sâu sắc về tình yêu. Tình yêu làm tâm hồn con ngƣời luôn trẻ mãi, trái tim luôn thổn thức, xôn xao nhƣ buổi ban đầu. Tình yêu là thế giới huyền thoại với những sắc màu lãng mạn “hồng trắng dịu dàng nhƣ mơ nhƣ tỉnh”.

Tình yêu trong thơ hiện nay vƣợt lên mọi giới hạn, vƣợt lên tuổi tác: “Ta cứ yêu quên nỗi bạc đầu” (Sẽ về thu Hà Nội - Nguyễn Hữu Hà),“Tóc đã bạc hai bên thái dƣơng/ Mà cái nhìn vẫn nhức tình đáy mắt” (Bùa khèn - Thụy Anh); vƣợt lên lẽ sống chết: “Dẫu hoá thành hạt cát/ mình vẫn quyện vào nhau/ bay về phía mặt trời...

(Bay về phía mặt trời - Trần Thị Nƣơng). Khi tình yêu hƣớng đến tuyệt đích thì nỗi nhớ mong trong tình yêu cũng đạt tới chiều kích khác thƣờng: “Xa/ anh nhớ em

chật cả bầu trời!...” (Xa em - Lò Ngân Sủn); “Ngày không em/ ngọn cỏ khát đâm mù tia nắng” (Ngày không em - Nguyễn Trọng Tạo).

Đến Vi Thuỳ Linh, thơ tình đƣơng đại đạt đến một chiều sâu mới. Chị đã biến thế giới nghệ thuật trong thơ mình thành một cõi yêu: “Thế giới Linh là thế giới đang yêu. Một tình yêu luôn ở thì hiện tại. Thế giới ấy có thời gian là những mùa tình không dứt, không gian là cõi tình không biên giới, cả không/thời gian đều nhuốm một sắc tím không cùng của hoa Thùy Linh. Vạn vật trong đó, từ cụm hoa đến bầu trời, từ rêu cỏ đến biển đảo, từ cơn gió đến ngọn sóng, từ thân cầu đến đỉnh tháp, từ khung cửa đến bức rèm, từ ly rƣợu đến ngọn nến, từ góc vƣờn đến góc giƣờng, đến cả những thành phố lớn nhƣ Hà Nội, Rome, Paris… đều “đang yêu bằng trái tim lãng mạn”, đang tình tự bằng muôn vàn tế bào dậy men tình ái, lồng lộng nude và rộn rực dục tình” [164, tr.166]. Vi Thùy Linh không chỉ ham muốn một tình yêu cụ thể mà chị mơ ƣớc về một Đế chế yêu: “Anh ôm em bay giữa bầu trời Ý/ Vào giây 2763, mình lên đỉnh Pisa/ Vẫn thèm hôn nhƣ chƣa bắt đầu/ Quyện nhau thành tháp nghiêng trên tháp/ Váy bay tóc bay mắt bay sóng sánh/ Chúng mình là ngôi sao bay, là tƣợng tình yêu đang thở, in vào La Mã xanh/ Pisa thứ hai!/ Dẫu Pisa cũ sụp xuống/ Dáng nghiêng hôn nhau quên thời gian vẫn in lên nền trời Rome/ Một Đế chế Yêu vĩnh cửu!” (Yêu ở Rome).

Có thể nói tìm kiếm tình yêu tuyệt đích cũng là một cách khẳng định cái tôi cá tính của con ngƣời hiện đại. Con ngƣời cá tính luôn muốn đi đến tận cùng mọi cảm xúc, cảm giác, đi đến tận cùng mọi đam mê cho dù có phải trả giá cũng không hề hối tiếc.

Khao khát đƣợc hạnh phúc trong tình yêu, con ngƣời cảm thấy lo lắng, thậm chí là thất vọng khi thấy những lo toan của cuộc sống đời thƣờng, nhất là cuộc sống sau hôn nhân làm phai nhạt đi tình yêu: “Ngày nào cũng tíu tít/ Việc không tên gõ cửa ầm ầm/ Sao anh không dừng lại nhìn thật sâu vào mắt em/ Sao anh không cầm tay em thật chặt đi dọc bờ sông nghe suối tỏ tình với đá/ Sao anh không trở về nhìn giàn mƣớp hoa vàng đàn ong ngậm phấn gieo rực không gian.” (Mưa nắng - Nguyễn Nho Khiêm), “Chƣa bao giờ anh chọn một màu hoa tặng vợ/ Em tự chọn cho mình những niềm vui nho nhỏ/ để quên bữa tiệc lộng lẫy một thời/ Một hôm/ có

một ngƣời/ vô tình đem đến một bông hoa/ Bông hoa biết khóc” (Bông hoa biết khóc - Trƣơng Ngọc Lan). Hôn nhân không phải điểm kết thúc của tình yêu mà sau hôn nhân, con ngƣời vẫn luôn có khát vọng sống trong một tình yêu lớn. Đó chính là giá trị nhân bản của thơ tình đầu thế kỷ XXI này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ việt nam những năm đầu thế kỷ XXI​ (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)