Khát khao nhục cảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ việt nam những năm đầu thế kỷ XXI​ (Trang 109 - 111)

6. Cấu trúc của luận án

3.3.2. Khát khao nhục cảm

Thật thiếu sót nếu nói đến thơ tình hiện nay mà không nhắc đến vấn đề tính dục (sex). Đề tài tính dục trong thơ trƣớc kia không phải không có, nó từng thấp thoáng trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, lồ lộ hơn trong thơ Hồ Xuân Hƣơng, thơ Mới nhƣng đến cuối thế kỷ XX hiện tƣợng sex mới trở nên nở rộ trong văn học nói chung và trong thơ nói riêng. Sự xuất hiện và phát triển của đề tài tính dục trong văn chƣơng hiện nay là hệ quả tất yếu trong tiến trình phát triển của văn học nƣớc nhà sau một thời kỳ rất dài tình dục bị xem là một vùng cấm. Giờ đây văn học trong nƣớc đang đón chào luồng văn học ngoại nhập, tiếp nhận giải trí mới từ phƣơng tây, khuynh hƣớng văn học tính dục là một tất yếu. Bên cạnh nguyên nhân toàn cầu hóa, hội nhập hóa, theo nhà phê binh văn học Phạm Xuân Nguyên, sự bùng nổ văn chƣơng tính dục thời gian gần đây bắt nguồn từ nhu cầu trong đời sống tinh thần của lớp trẻ: “Văn học bây giờ không đề cập đến chuyện đó thì bị cho là không thật, mà độc giả luôn đòi văn phải thật” (Văn chương tính dục - adua hay tất yếu). Viết về đề tài tính dục không còn là điều cấm kị, nhƣng quan trọng là viết nhƣ thế nào để đừng trở nên trơ trẽn gây phản cảm ở ngƣời đọc. Bản thân tình dục không cao sang cũng chẳng thô tục, vấn đề là đặt nó ở đâu; trong phòng riêng thì nó là bình thƣờng nhƣ nếu “vác” ra đƣờng thì nó trở thành thô tục. Cũng nhƣ vậy, nếu miêu tả chi tiết để đáp ứng tƣ tƣởng của tác phẩm thì hay nhƣng nếu miêu tả chi tiết mà chẳng để làm gì thì sẽ thành “sống sƣợng”, “khiêu dâm”. Nếu tính dục đƣợc khai thác ở mức độ hợp lý thì tạo nên những rung động thẩm mỹ: “Hôm ấy chiếc xe xanh đã thành vƣơng quốc của chúng mình/ trời xuân mƣa buốt giá/ ta đã sƣởi ấm cho nhau bằng hơi thở/ và cả sự nồng nàn, run rẩy biết bao.../ Anh đã hoà vào em – em vào anh/ thật sâu, thật lâu/ nhƣ-là-không-thể-khác/ trong tiếng vĩ cầm đang ngân lên một bản nhạc Schuber”(Trả lời câu hỏi của em vì sao anh thao thức - Hữu Việt). Đọc những câu thơ trên ta nào thấy có bóng dáng

của nhục dục, chỉ có sự thăng hoa của tình yêu cùng với những cảm giác run rẩy, nồng nàn trong giây phút hoà hợp cả thể xác lẫn tâm hồn. Cũng viết về sex, Trƣơng Đăng Dung có những câu thơ rất đẹp: “Những khoảnh khắc trong đêm/ những đƣờng cong nhƣ sóng vƣơn về phía trƣớc/ hơi thở nhƣ gió/ đắm say và gấp gáp/…/ Anh chiếm chỗ bóng đêm/ Anh gom ánh sáng bằng sức lực đàn ông/ Có tự ngàn đời/ Để cho em rạng rỡ” (Anh chiếm chỗ bóng đêm – Trƣơng Đăng Dung). Tình dục trong đoạn thơ trên không còn là bản năng, mà còn là biểu hiện của sự tận hiến trong tình yêu. Nhân vật trữ tình “anh” đã bộc lộ một tình yêu đầy đam mê, cao cả và rất nam tính, thứ tình yêu mà bất kì ngƣời phụ nữ nào đọc lên cũng khao khát và khắc khoải.

Tính dục ngập tràn trong thơ nữ đƣơng đại nhƣ một hệ quả tất yếu của trào lƣu nữ quyền những năm đầu thế kỷ XXI. Rất nhiều nhà thơ thể hiện khát vọng nhục cảm trong tình yêu mà mỗi nhà thơ đều có cách thể hiện riêng. Với Đoàn Ngọc Thu là cảm thức khát yêu: “Thôi,/ Em sẽ làm tình cùng trăng, cùng gió và cả mặt trời/ Đêm cong mình lên và trăng mềm phủ sáng” (Yêu II - Quá Giang). Anh Hồng với khát vọng ái ân đầy chất nhục cảm: “Thèm một cái ôm ghì siết của anh/ Để phiêu diêu vào cõi thiên đƣờng/ Của Eva và A Đam/ Thèm anh ở trong em thăm thẳm/ Thiêu đốt tận cùng bằng ngọn lửa/ Ăn cắp của thần Dớt trên đỉnh Olympus” (Thèm), “Xiết chặt thân thể nhau trong vòng tay êm ái/ Đêm choàng áo dịu dàng/ Anh hút chặt em vào miền quên lãng/ Gột rửa ƣu phiền/ Chỉ còn lại/ Tiếng thì thầm mộng mị nhƣ nhung/ Em!/ Anh!/ Em!!!!!!” (Tình yêu). Đó cũng là khát vọng chung của Cát Du “Hãy siết em lần nữa/ Siết em lần nữa đi nào/ Siết!” (Hãy siết em lần nữa) hay Đinh Thị Thu Vân “Vai anh rộng để em thèm bé nhỏ/ Mơ một ngày yên ngủ giữa vòng tay/ Một ngày thôi lơi lỏng áo quên cài” (Nhớ). Vi Thùy Linh ngay từ khi xuất hiện đã gây sốc bởi những câu thơ quá dạn dĩ: “Khỏa thân trong chăn/ Thèm chồng. Thèm có chồng ở bên. Chỉ cần anh gối lên đùi/ Mình ôm lấy Anh ôm mình/ Biết sự bình yên của mặt đất” (Chân dung), “Hãy siết em, cắn em để hằn dấu vết/ Hãy nhập vào em hãy khóa và đánh mất chìa khóa trong em..../ Môi em trong môi anh còn bầm/ Chúng ta giấu hàm răng trong tiếng cƣời mang nỗi đau tuyệt diệu” (Lá thư và ổ khóa). Thơ tình Vi Thuỳ Linh là thơ tình của ngƣời đang yêu,

đang đắm say hạnh phúc và hoan lạc. Vi Thuỳ Linh say sƣa miêu tả hạnh phúc nhục thể hoà với hạnh phúc tinh thần “Hồi hộp đến cuối đƣờng tơ lụa/ Tây Tạng mê ảo cuồng hoa/ Trứng nhộn nhịp thụ thai/ Âu Cơ rũ váy rũ nghiệt ngã/ Lại hứng hứng gió thốc/ Thôi miên những cánh cửa chồi răng (Âu Cơ), “suốt đêm suốt đêm/ Những khát khao đƣợc giải phóng (Bản đồ tình yêu). Tình yêu đích thực làm sao thiếu đƣợc tình tự ái ân. Bản thân ái ân là một vẻ đẹp sơ nguyên. Thể hiện ái ân bằng nghệ thuật mãi mãi là một nhu cầu nhân bản. Chuyện cần xét nét chỉ là phẩm chất nghệ thuật và đẳng cấp văn hóa trong cách thể hiện ái ân và cách đọc về ái ân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ việt nam những năm đầu thế kỷ XXI​ (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)