6. Cấu trúc của luận án
3.2. Dòng thơ thế sự ngày càng chiếm vị trí chủ đạo
Nói đến cảm hứng thế sự là nói đến cảm hứng về cuộc sống đời thƣờng, về thế thái nhân tình, về con ngƣời của thực tại. Những tác phẩm mang cảm hứng thế sự chú ý khẳng định giá trị thẩm mĩ của cái đời thƣờng, khám phá mọi phức tạp, éo le và cả cái cao quí trên hành trình đi tìm sự sống và hạnh phúc của con ngƣời. Có một giai đoạn, cảm hứng thế sự có phần lắng xuống, đó là giai đoạn thơ 1945 – 1975. Thơ thời kì này hƣớng sự quan tâm vào mục tiêu chiến thắng kẻ thù xâm lƣợc và xây dựng xã hội mới; những vấn đề đạo đức thế sự trong nội bộ nhân dân ta tạm gác sang một bên hoặc thu về một góc nhỏ là thơ châm biếm. Khi chiến tranh qua đi, đặc biệt từ sau 1986, con ngƣời đối diện với cuộc sống thƣờng nhật với bao câu hỏi đặt ra: vấn đề cá nhân và tập thể; cống hiến và hƣởng thụ; cá tính và nhân cách,... thì thơ trữ tình thế sự quay trở lại và dần chiếm vị trí quan trọng trên thi đàn. Khảo sát Tuyển tập Thơ mười năm đầu thế kỉ XXI, chúng tôi thống kê đƣợc có tới 261/457 tác phẩm mang nội dung thế sự, chiếm 57,1%. Trong khi đó, theo thống kê của tác giả Phạm Quốc Ca trong số 1144 bài thơ đƣợc chọn vào tuyển tập Thơ Việt Nam 1975 - 2000 thì có 292 bài mang nội dung trữ tình thế sự chiếm 24% [6, tr. 60]. Nhƣ vậy, so với giai đoạn thơ trƣớc, dòng thơ thế sự đã có một bƣớc tiến dài, đang trở thành dòng thơ chủ đạo.
Đặc trƣng của dòng thơ thế sự là phản ánh về xã hội và đời sống con ngƣời. Nhƣng nếu thơ chỉ làm nhiệm vụ “truyền thần” hiện thực xã hội thì thể loại khác còn (văn xuôi, kịch,…) làm tốt hơn nhiều. Giá trị tƣ tƣởng của thơ là thông qua những mảng hiện thực đời sống để hoặc phản biện xã hội, hoặc tiên nghiệm những vấn đề quan trọng của dân tộc, nhân loại, hoặc thức tỉnh con ngƣời hƣớng tới những giá trị vĩnh hằng của cõi nhân sinh.