Các khuynh hƣớng sáng tạo tiêu biểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ việt nam những năm đầu thế kỷ XXI​ (Trang 65 - 67)

6. Cấu trúc của luận án

2.3. Các khuynh hƣớng sáng tạo tiêu biểu

Căn cứ vào tƣ duy mĩ cảm và nghệ thuật biểu hiện, có thể chia sự vận động của thơ Việt Nam đầu thế kỷ XXI thành ba khuynh hƣớng: Khuynh hƣớng bảo tồn giá trị thơ truyền thống, Khuynh hƣớng cách tân trên cơ sở truyền thống, Khuynh hƣớng cách tân triệt để.

Trƣớc khi đi vào ba khuynh hƣớng của thơ Việt đƣơng đại, cần phải làm rõ thế nào là thơ truyền thống, thế nào là thơ cách tân.

Truyền thống là một danh từ “chỉ thói quen hình thành đã lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ đƣợc truyền lại từ thế hệ này đến thế hệ khác”, hoặc là một tính từ “chỉ các tính chất, phẩm chất đƣợc truyền lại từ các đời trƣớc” [210, tr.1304]. Truyền thống là một sản phẩm của quá khứ. Khái niệm “truyền thống văn học” chỉ những thành tựu chung, đặc sắc, tƣơng đối bền vững, ổn định trên cả hai phƣơng diện nội dung, hình thức của văn học đƣợc lƣu chuyển, kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nội hàm của khái niệm truyền thống văn học còn đƣợc mở rộng, nó chỉ nét đặc sắc của một bộ phận văn học đã trở thành bản chất, thành nét đặc trƣng của một nền văn học, hoặc những mảng đề tài, những loại hình nghệ thuật đặc sắc đƣợc duy trì ở nội dung và hình thức của nền văn học dân tộc trong quá trình văn học.

Thơ truyền thống ở đây đƣợc hiểu là những dòng thơ có lịch sử lâu đời mà mỹ cảm nghệ thuật và thi pháp của nó vẫn còn ảnh hƣởng sâu sắc trong đời sống văn học hiện tại (ở nƣớc ta đó chính là Thơ mới, xa hơn nữa là thơ trung đại– hai thành tựu văn học rực rỡ trong lịch sử văn học dân tộc). Về mỹ cảm nghệ thuật, thơ truyền thống “trung thành với quan niệm thơ là địa hạt của sự thanh cao, diễm lệ, là

sự lên tiếng của trái tim đang xúc cảm mãnh liệt về sự sống thông qua thể nghiệm kỳ diệu của chủ thể sáng tạo. Ở địa hạt này, mĩ học của thơ thể hiện tín niệm về “cái đẹp”, đồng thời đƣa cái đẹp đến giới hạn của tính thiêng” [174]. Về mặt thể loại, đó là các thể thơ lục bát, thơ bốn chữ, thơ năm chữ, thơ tám chữ, thơ mƣời hai chữ. Giọng điệu chủ yếu là tâm tình, tự sự. Nhạc tính du dƣơng, êm đềm đƣợc tạo nên bởi vần điệu và sự đều đặn của cách ngắt nhịp. Ngôn ngữ trong sáng giàu hình ảnh. Thơ dễ đọc, dễ hiểu, dễ thuộc, dễ ngâm nga. “Đặc biệt, ở địa hạt này, tính điển phạm nổi lên nhƣ một sắc thái đặc thù trong quan niệm của chủ thể sáng tạo tƣơng thích với tính chất (đƣợc quan niệm) của thể loại. Vẫn có nỗi đau, vẫn đầy trăn trở, vẫn âu lo, vui buồn, hờn giận... nhƣng, ngƣời ta sẽ đi qua tất cả để lại quay về với “cái đẹp” tiên nghiệm mang tính điển phạm. Kỳ thực, đó là điểm níu bám của con ngƣời nhƣ một hằng số hiện sinh mà họ khó lòng có thể để tuột tay hay đánh đổi” [174].

Theo Từ điển Tiếng Việt, cách tân có nghĩa là đổi mới (thƣờng nói về văn hoá, nghệ thuật) [210, tr.35]. Cách tân trong văn học là quá trình thoát khỏi ảnh hƣởng về mỹ cảm nghệ thuật cũng nhƣ phƣơng thức biểu hiện của giai đoạn văn học trƣớc đó. Thơ cách tân tức là loại thơ khác với thơ truyền thống, hoặc về nội dung, hoặc về nghệ thuật, hoặc cả hai. Xét về mặt ngữ nghĩa thì thuật ngữ “thơ cách tân” chỉ đƣợc xác định nghĩa trong tƣơng quan với “thơ truyền thống”. Nó là một khái niệm động, có tính lịch sử. Thơ mới là loại thơ cách tân triệt để so với thơ trung đại. Nhƣng đến ngày nay, Thơ mới lại trở thành một loại thơ truyền thống và trên thi đàn đang có những cố gắng thoát ra khỏi ảnh hƣởng của mĩ học và thi pháp Thơ mới nhằm tạo ra một loại thơ mới khác mà ngƣời ta gọi là “thơ cách tân”. Cách tân thơ hiện nay diễn ra ở nhiều cấp độ, trên nhiều phƣơng diện. Có cách tân diễn ra trên một vài khía cạnh về nội dung, thể tài hoặc về phƣơng tiện biểu hiện, còn cơ bản vẫn kế thừa mĩ cảm và thi pháp truyền thống. Có những cách tân khá triệt để với những quan niệm nghệ thuật mới, cảm hứng mới, và phƣơng tiện biểu đạt mới. Ví dụ, về mĩ cảm nghệ thuật, các nhà thơ cách tân triệt để không coi thơ là địa hạt của cái đẹp, cao sang, mĩ lệ, thơ bình đẳng với những nghệ thuật khác, thậm chí có ngƣời còn khƣớc từ chức năng xã hội của thơ, coi thơ chỉ là phƣơng tiện giải tỏa

xúc cảm, thậm chí thơ là một trò chơi chữ nghĩa. Về mặt nội dung, thể tài, thơ cách tân không ngại nói những chủ đề mà thơ truyền thống né tránh, khai mở đến những chủ đề khó nhƣ tâm linh, vô thức, ảo giác, ẩn ức, mê sảng, đào sâu đến cái tôi đa ngã nhiều thái cực. Về hình thức nghệ thuật, thơ cách tân thể nghiệm những thể thơ mới, thâm nhập và dung hòa các thể loại văn học khác nhƣ văn xuôi, nhật kí,… vào thơ, hệ quả là thơ cũng bớt đi tính nhạc, khƣớc từ sự du dƣơng hài hòa. Ngôn ngữ thơ hoặc là xô bồ, thiếu chọn lọc, hoặc đƣợc dụng công đến cầu kì với khát vọng đi đến tận cùng chiều năng nghĩa của chữ.

Tuy nhiên việc chia thành ba khuynh hƣớng nhƣ trên là việc làm cơ học và có tính tƣơng đối nhằm nhận diện rõ sự vận động của thơ Việt Nam đầu thế kỷ XXI. Trên thực tế đời sống thơ hết sức phức tạp. Không có nhà thơ nào hoặc chỉ trung thành với truyền thống mà không cách tân, hoặc chỉ chăm chăm cách tân mà bỏ qua truyền thống. Có những nhà thơ vốn thuộc khuynh hƣớng này nhƣng đôi lúc lại thâm nhập, giao thoa với khuynh hƣớng khác. Việc chia sự vận động của thơ thành ba khuynh hƣớng còn nhằm xác lập một cơ sở để khảo sát, đánh giá mức độ phát triển của thơ Việt đƣơng đại. Nếu khuynh hƣớng bảo tồn thơ truyền thống chiếm ƣu thế, chứng tỏ thơ hiện nay hầu nhƣ vẫn dậm chân tại chỗ, chƣa có biến chuyển đáng kể; nếu khuynh hƣớng cách tân trên cơ sở truyền thống chiếm ƣu thế, thì thơ hiện nay là thơ truyền thống đang đổi mới, còn nếu khuynh hƣớng cách tân triệt để chiếm ƣu thế, tạo thành một trào lƣu rộng khắp với sự tham gia của phần lớn lực lƣợng sáng tác với sự đón nhận rộng rãi của độc giả thì thực sự đã có một cuộc cách mạng trong thơ hiện nay.

Việc chia thành thơ cách tân hay thơ truyền thống cũng không bao hàm sự đánh giá cái nào hơn cái nào. Chất lƣợng của thơ không phụ thuộc vào cũ, mới mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác đặc biệt là tài năng và bản lĩnh của nhà thơ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ việt nam những năm đầu thế kỷ XXI​ (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)