Niềm tin và hy vọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ việt nam những năm đầu thế kỷ XXI​ (Trang 104 - 106)

6. Cấu trúc của luận án

3.2.3. Niềm tin và hy vọng

Bên cạnh việc phản ánh những vấn đề có tính thời sự đầy nhức nhối, thơ cũng đồng thời phản ánh niềm tin vào cuộc sống. Đây là một điểm khác với thơ giai đoạn 1975 - 2000. Trong thơ 1975 - 2000, các nhà thơ nói nhiều đến khủng hoảng vì mất niềm tin: “Niềm tin ơi,/ Xin đừng rơi nhƣ lá rụng trái mùa” (Hoàng Trần Cƣơng), “Tôi chẳng sợ cuộc chiến tranh trong hòa bình,/ Nhƣng lòng tin, tôi có lúc đói lòng tin” (Thu Bồn). Tình trạng khủng hoảng niềm tin đó cũng là điều dễ hiểu khi các nhà thơ trực tiếp va chạm với một đời sống hiện thực không lí tƣởng hóa, lãng mạn hóa của xã hội sau chiến tranh, sau đó lại chạm mặt với nền kinh tế thị trƣờng với bao đảo điên, thật giả lẫn lộn. Nhƣng các nhà thơ hiện nay tỉnh táo hơn và cũng công bằng hơn. Nhà thơ viết về sự tha hóa không phải để cất lên tiếng nói bi quan chán nản, mà đó là tiếng nói thức tỉnh để hƣớng tới cuộc sống tốt đẹp. Mặt khác, khi phản ánh hiện thực, thơ cũng không thể phủ nhận những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nƣớc cũng nhƣ phủ nhận sự trƣờng tồn của những giá trị nhân sinh vĩnh hằng.

Thơ hôm nay không hiếm giọng điệu lạc quan, tin tƣởng vào cuộc đời, tin tƣởng vào tƣơng lai đất nƣớc. Thỉnh thoảng, ta bắt gặp trong thơ những hình ảnh thật đẹp: “Trên bức tƣờng mảnh chai/ dây bầu xanh thanh thản/ .../ Đom đóm bay qua bức tƣờng mảnh chai/ gặp dây bầu bật lên thành đốm lửa./ Đàn chim bay qua bức tƣờng mảnh chai/ gặp dây bầu bật lên thành cung bậc/ mặt trời đi qua bức tƣờng mảnh chai/ trổ những nụ hoa trắng ngần/ hóa thành dây ánh sáng. (Dây bầu và bức tường mảnh chai - Trần Thị Nƣơng). Hình ảnh thơ bình dị mà mang nặng ý nghĩa triết lý. Sự sống tồn tại trên bạo tàn; mà lại tồn tại một cách ung dung, thanh thản. Vẻ đẹp cuộc sống là ở đó; âm nhạc, ánh sáng, thơ bật lên từ đó. Cũng với cảm xúc tin tƣởng vào cuộc sống, Nguyễn Bao viết: “- Có ai nghe/ từ thẳm sâu vòm biếc/ Rót một giọng sơn ca/ - Ai có thấy/ trong giá lạnh/ Một búp bàng hé mở?/ Mùa xuân/ thấp thoáng trời xa...” (Cảm nhận 09). Có đƣợc giọng điệu lạc quan, tin tƣởng ấy trong thơ hiện nay là nhờ những thành công bƣớc đầu về kinh tế - xã hội của đất nƣớc trong công cuộc đổi mới. Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang làm thay đổi căn bản bộ mặt xã hội, mở ra cho con ngƣời ngày nay một tầm nhìn mới: “Những chung cƣ vút cao và thênh thang đƣờng mới/ Cho ta tầm nhìn hƣớng tới tƣơng lai” (Đi về phía biển - Lê Quang Trang). Làng quê Việt Nam ngày càng giàu lên, nhộn nhịp lên: “Dẫu còn nắng gió hanh hao/ Làng vui mở hội ngạt ngào chùa Hang/ Phù Lƣu lúa đã khoe vàng/ Đá thành bột nhẹ rộn ràng xe đi.../ Làng Chua nhƣ gái dậy thì/ Ngực căng hƣơng cốm bật khuya giữa trời.” (Làng Chua - Trịnh Anh Đạt)

Thơ Nguyễn Quang Thiều nói nhiều đến sự tha hóa, những mặt trái của xã hội hiện tại, nhƣng thơ ông không bao giờ kết thúc ở sự tuyệt vọng mà luôn nhóm lên những hy vọng. Sự vận động trong thơ Nguyễn Quang Thiều có thể dễ dàng nhìn ra, đó là sự vận động về phía ánh sáng: “Nhìn xa chân trời nơi bình minh hé môi cƣời là bóng/ Những gót chân đích thực, những gót chân đang khuất/ Nhƣ những vệt nƣớc lớn bay hơi nhẹ nhõm không rên rỉ điều gì…/ Cho đến khi từ vòm miệng nồng hôi, nhớp nháp/ Những cái lƣỡi của ngƣời tìm đƣợc lối ra (Bình minh đang lên), “Chúng ta ngỡ bóng tối chứa đầy vũ trụ/ Thực ra chỉ mỏng nhƣ màng mắt ngƣời mù/ Và chỉ cần bƣớc thêm một bƣớc/ Chúng ta sẽ

sáng lên sau những hãi hùng (Bóng tối). Đó là giá trị nhân văn của thơ, nó hƣớng con ngƣời về phía sự sống.

Thơ hôm nay nhắc nhiều đến tƣ tƣởng nhà Phật với niềm tin tƣ tƣởng từ bi, bác ái của Phật giáo sẽ giúp con ngƣời trở về với bản nguyên tốt đẹp: “Tiếng hát mệt mỏi và thiết tha của ngƣời/ đƣa bàn tay lại gần một bàn tay/ đƣa ánh mắt lại gần một ánh mắt/ Đƣa con ngƣời lại gần một con ngƣời” (Những ngôi chùa trong đêm - Nguyễn Việt Chiến). Đến với tƣ tƣởng Phật, con ngƣời tìm đƣợc sự bình yên, thanh thản trong tâm hồn và có thêm niềm tin vào cuộc đời: “Con đến không muốn về/ Bao giờ hƣơng cháy hết/ Chẳng thể nào hết đâu/ Với những gì thánh thiện” (Hương thơm chùa Trấn Quốc - Lê Duy Phƣơng). Thấm thía lời Phật dạy, con ngƣời đạt đƣợc sự “đốn ngộ”, hiểu đƣợc lẽ sắc không của trời đất (Nhập thiền - Lê Quang Trang), biết trân trọng sinh mạng của những sinh vật bé nhỏ dù chỉ là con kiến (Đọc Phật - Nguyễn Văn Hùng).

Thơ vừa phản ánh tình trạng suy thoái, băng hoại về môi trƣờng nhân cách, vừa có giọng lạc quan, tin tƣởng vào cuộc đời, điều đó phải chăng là mâu thuẫn? Thực ra sự tồn tại các đối lập trong thơ mới phản ánh đúng sự phức tạp của cuộc sống. Dù phản ánh các tiêu cực hay bộc lộ niềm tin vào cuộc đời thì đều là cách các nhà thơ thể hiện trách nhiệm công dân của mình với Tổ quốc, dân tộc.

Với cảm hứng chủ đạo là cảm hứng thế sự, thơ Việt Nam đã mở rộng phạm vi phản ánh hiện thực đời sống, tính dân chủ trong thơ đƣợc đề cao. Dƣờng nhƣ sau một thời gian thiên về hƣớng nội, tƣ duy thơ hiện nay đang hƣớng tới một sự cân bằng giữa hƣớng nội và hƣớng ngoại. Chúng tôi cho rằng đó là sự thay đổi hợp lý sau một thời gian thơ nói quá nhiều đến đời sống cá nhân mà ít quan tâm đến những vấn đề xã hội, những vấn đề của thời đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ việt nam những năm đầu thế kỷ XXI​ (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)