6. Cấu trúc của luận án
2.3.2. Khuynh hướng cách tân trên cơ sở truyền thống
Đặc điểm của khuynh hƣớng này là sự cách tân trên cơ sở kế thừa và phát huy các ƣu thế của truyền thống thơ trữ tình Việt Nam. Thực ra, khuynh hƣớng cách tân trên cơ sở truyền thống đã mãnh liệt ngay từ những năm đầu sau Đổi mới, gắn liền với tên tuổi của Thanh Thảo, Nguyễn Duy, Dƣ Thị Hoàn,… Cho đến những năm đầu thế kỷ XXI, khuynh hƣớng này vẫn đƣợc thi sĩ thuộc cả ba thế hệ lớp trƣớc, lớp giữa, lớp sau ƣa chuộng tạo nên lực lƣợng sáng tác đông đảo hơn hẳn hai khuynh hƣớng còn lại. Một mặt, khuynh hƣớng này vẫn phù hợp với tầm tiếp nhận của đa số độc giả, mặt khác vẫn có đất để các nhà thơ triển khai những sáng tạo mới, nhằm để thơ không hoàn toàn lặp lại những gì đã cũ nhàm.
Ở khía cạnh nội dung, thể tài có thể dễ nhận thấy nổi lên cảm hứng nhận thức lại, phản biện lại những tín điều cũ. Đó có khi là sự nhận thức lại lịch sử, truyền thuyết. Không có ngọc trai nào hóa giải nỗi oan nàng Mị Châu: “Không phải máu nào cũng hóa ngọc châu./ Những khát vọng cụt đầu thầm kể” (Cổ Loa - Trƣơng Thị Kim Dung). Còn với Thúy Kiều, màn đoàn viên trong tác phẩm của Nguyễn Du chỉ là tƣởng tƣợng: “Đêm nay lạnh, đáy sông/ lấp lánh nhục thể đạo đức/ thiếp ngắm trăng/ trăng ngắm thiếp/ nƣớc mắt chảy dƣới đất thành sông/ nƣớc mắt trôi trên trời thành mây” (Gửi Thúc Sinh - Phan Huyền Thƣ). Bi kịch của các nhân vật đƣợc nhận thức lại bằng cái nhìn thế sự. Đó có khi là sự nhận thức lại những giá trị đạo đức, những lối ứng xử từng đƣợc ngợi ca, tôn vinh: “Chỉ cần đoàn kết, chẳng cần tài năng/ Cây cỏ thu mình trong hàng rào danh dự/ Bông hoa không thể nở ở ngoài tƣờng…” (45 khúc đàn bầu của kẻ vô danh – Trần Nhuận Minh). Thơ cũng không còn né tránh những hiện thực trần trụi, gây sốc: “Các bác sĩ hân hoan khi có trẻ ra đời/ Họ lấy nhau của mẹ ta làm đồ nhắm rƣợu./ Các nữ y tá nhìn ta/ Kinh nguyệt chảy màu máu còn tƣơi rói/ Không có bông, họ lấy tà áo choàng lau vội” (Những kỷ niệm tưởng tượng – Trƣơng Đăng Dung). Cái đẹp trong thơ không còn dừng lại ở sự thanh tao, diễm lệ mà là cái đẹp toát lên từ chiều sâu nhân bản qua những day dứt, xót thƣơng về số kiếp con ngƣời.
Khi viết về những đề tài cũ, các nhà thơ cách tân luôn thể hiện những nhận thức, tƣ tƣởng mới. Tình yêu, hôn nhân tan vỡ là chủ đề của bao vần thơ đau xót, bi
thƣơng, nhƣng Bùi Hoàng Tám đem đến một cái nhìn rất khác: “Vợ cũ đi lấy chồng/ Mời mình về ăn cƣới/ Mình bàn với vợ mới/ Có đi không vợ ơi! Vợ mới cƣời rất tƣơi/ Chị mời thì nên đến/ Hai chúng mình cùng đi/ Để tỏ tình thân mến!/ Vợ cũ mặc rất đẹp/ Nhìn thấy chạy đến chào/ Chồng mới của vợ cũ/ Ra tận nơi đón vào/ Ôi cuộc tình rổ rá/ Mà cƣới vui bất ngờ/ Mọi ngƣời tranh nhau hát/ Mình cũng lên đọc thơ/ Trong làn khói lơ mơ/ Ghé tai mình hỏi vợ/ “Nếu cuộc tình này vỡ/ Mình có mời anh không?” (Đi ăn cưới vợ cũ). Hai câu kết khá đặc biệt, bởi nó khác hoàn toàn khác với tƣ tƣởng truyền thống về hôn nhân bền vững “đầu bạc răng long”, cũng không kiêng kị “nói gở” (gia đình đang yên đang lành lại nói chuyện tan vỡ) nhƣ quan niệm của cha ông.
Những suy nghĩ “lạ” nhƣ vậy không hiếm, xuất hiện trong hầu hết các đề tài truyền thống trong giai đoạn thơ hiện nay.
Ở khía cạnh thể loại, các nhà thơ vẫn dùng những thể thơ cũ, từ đó cấu trúc lại nhịp điệu và ngôn ngữ trong thơ. Đáng kể nhất là kiểu lục bát “thảo dân” của Nguyễn Duy, lối lục bát thị dân (thế hệ thứ 3) của Nguyễn Thế Hoàng Linh, Miên Di, lối lục bát đọc chậm của Nguyễn Việt Chiến...
“Sao không chung mảnh buồn nhau để cho mây trắng trên đầu đƣa xa. Có khi không ở trong nhà, mà sao cứ tƣởng ở ba ngã đƣờng, có ngày mà tối bƣng bƣng, đập im ắng để tƣng bừng vỡ ra. Sỏi là sỏi ở ngoài da, bên trong lòng sỏi cũng là đá thôi. Nên cau trầu phải têm vôi, ngày vui chất chứa một đôi chút buồn.”
(Lục bát ly thân - Miên Di) Đêm. Mƣa. Gặp Nguyễn. Trên sông
Đầu đội nón lá. Chân không mang giày Ông ra câu cá. Sông này
Một chiếc cần trúc. Phất đầy mƣa đêm
(Gặp Nguyễn Du trên sông đêm – Nguyễn Việt Chiến)
Mã Giang Lân lại có một cái thú chơi khác với thơ lục bát: gieo vần ở những từ láy trong toàn bài, Lên cao là một ví dụ: “Lên cao với gió bời bời/ với mây lam lũ gió vời vợi xa/ Mong sao thoát kiếp phồn hoa/ sớm mơn mởn sớm chiều tha thƣớt chiều/ Nếu em còn bịn rịn nhiều/ thì tôi thế chấp đành liều lĩnh tôi/ Nếu
em còn mải cuộc chơi/ thì tôi cầm cái kiếm lời lãi thêm/ Lên cao rũ hết ƣu phiền/ chim trời cá biển có biền biệt tăm/ Vẫn tin giữa tháng là rằm/ qua ngày bạc muộn lại đằm thắm tƣơi/ Nếu em miên viễn xã xôi/ thì tôi còn lại tóc bồi hồi xanh/ Nếu em vứt bỏ hƣ danh/ thì tôi hết nợ hết canh cánh chờ/ Mai này thôi kiếp bơ vơ/ ta về với cỏ với bờ bến xƣa”. Toàn bài sử dụng từ láy rất nhiều nhƣng không nhìn ra sự khiên cƣỡng trong sử dụng từ ngữ. Để làm đƣợc điều đó cần một vốn từ vựng phong phú. Lối sử dụng từ láy này còn thấy trong các bài khác nhƣ Thu, Kiếp trước, Chiều,
Ngẫu hứng đầu năm,… tạo thành một kiểu chơi chữ rất riêng, một kiểu lục bát từ láy của Mã Giang Lân.
Đối với các thể thơ 7 chữ, 8 chữ, 12 chữ cũng vậy. Các thể thơ này cũng bị biến đổi, hoặc ghép dòng, hoặc tách dòng đem lại những nhịp điệu mới:
“Biết nói gì về hoa Sữa đây em, khi hoa lãng tử đã rụng đầy vai áo. Lúc thơm thảo hoa tận cùng thơm thảo, lúc phù du hoa dứt áo phù du…
Hoa Sữa làm nên một nửa mùa thu. Là tinh túy của nắng mùa xuân, gió mùa đông và mƣa rào mùa hạ. Mỗi sáng dậy em thấy tình yêu bừng trên má, ấy chính là hƣơng hoa Sữa vừa ghé thăm đêm qua…”
(Hoa Sữa – Lƣơng Ngọc An)
Đoạn thơ trên, nhìn về hình thức mang dáng dấp của câu thơ văn xuôi hiện đại. Nhƣng thực chất đó là biến thể của thơ bảy chữ và tám chữ. Giọng điệu êm ái, trữ tình, hình ảnh giàu sức gợi, đó là những đặc trƣng của truyền thống.
Ngoài ra, các nhà thơ còn làm mới các thể thơ bằng cách ngắt dòng, vắt dòng, lối thơ bậc thang, không viết hoa đầu dòng,…
Ngôn ngữ thơ cũng có sự biến đổi đáng kể. Ngôn ngữ bớt đi vẻ cầu kì, bỏng bẩy, bớt đi các biện pháp tu từ hình ảnh, ngày càng gần hơn với ngôn ngữ văn xuôi. tuy vậy vẫn không hoàn toàn thoát ly khỏi đặc điểm trữ tình của ngôn ngữ thơ truyền thống: “Vị Thiếu tƣớng công an cầm chai rƣợu ra bàn/ Ông Nguyễn Cao Kỳ mới về gửi tặng/ Mọi ngƣời đang vui, gật gù bảo “Uống”/ Nhƣng một ngƣời bảo “Không”/.../ Có phải tự đáy lòng không vƣợt qua mặc cảm?/ Không vƣợt qua nỗi buồn của cuộc chiến tranh xƣa? Không vƣợt qua chính mình, không vƣợt qua quá khứ,/ Vết thƣơng cũ còn đau khi gió chuyển sang mùa...” (Rượu của Nguyễn Cao
Kỳ - Bằng Việt). Đoạn thơ đầu có dáng dấp một câu chuyện kể, ngôn ngữ văn xuôi chiếm ƣu thế, vắng bóng chất thơ nhƣng đó là tiền đề dẫn mở cảm xúc ào ạt ở đoạn thơ sau: băn khoăn, giằng xé, đau xót thể hiện qua một loạt câu hỏi tự vấn. Dù đậm chất văn xuôi nhƣng ngôn ngữ thơ vẫn giàu nhạc tính, khuynh hƣớng trữ tình lấn lƣớt hơn khuynh hƣớng tự sự.
Giọng điệu thơ truyền thống thiên về giãi bày, tâm sự, giọng điệu thơ cách tân trên cơ sở truyền thống nghiêng nhiều về suy ngẫm, triết lý khiến thơ trở nên có độ sâu tƣ tƣởng. Thơ những năm gần đây của Hữu Thỉnh, Bằng Việt, Trần Nhuận Minh, Nguyễn Khoa Điềm,… thể hiện rất rõ điều đó.