Chế độ dùng thuốc trong điều trị tiểu đƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sàng lọc hoạt tính chống oxy hóa của một số loài thực vật định hướng nghiên cứu nguyên liệu có tiềm năng chống tăng đường huyết trên mô hình động vật​ (Trang 32 - 34)

1.1 .Gốc tự do và sự stress oxy hóa

1.1.2 .Mối liên hệ giữa stress oxy hóa và bệnh tiểu đƣờng

1.3. Sơ lƣợc về bệnh tiểu đƣờng

1.3.4. Chế độ dùng thuốc trong điều trị tiểu đƣờng

Trước sự phát triển nhanh chóng của bệnh tiểu đường, nhu cầu thuốc điều trị là rất lớn. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thuốc khác nhau chủ yếu là các thuốc có nguồn gốc tổng hợp và bán tổng hợp, dựa vào tác dụng và cơ chế có thể chia thành 3 nh m sau đây:

- Insulin và các thuốc kích thích bài tiết insulin. - Các thuốc làm tăng nhạy cảm insulin.

- Các thuốc chống tăng glucose huyết sau bữa ăn a) Insulin và các thuốc kích thích bài tiết insulin

- Insulin điều hòa glucose huyết chủ yếu tại các mô đích là gan cơ và mô mỡ Sau khi được tiết ra insulin đến các mô đích gắn vào thụ thể receptor đặc

hiệu là một glycoprotein gồm hai đơn vị α (nằm ngoài tế ào và hai đơn vị β (nằm trong tế ào được nối với nhau bằng cầu nối disulfide. Insulin gắn vào phần thụ thể α, kích thích tyrosine kinase của thụ thể β trong tế bào, khởi động chuỗi phản ứng làm tăng tính thấm màng tế bào với glucose, giúp glucose vận chuyển vào tế bào nhanh hơn Sau khi vào tế bào glucose được phosphoryl hóa thành glucose- 6 phosphate (G6P); từ đ G P chuyển thành glycogen dự trữ hoặc tiếp tục bị oxy hóa để cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Các thuốc kích thích bài tiết insulin:

- Các nhóm sulfonylurea: gắn vào các thụ thể của nó ở các tế bào β đảo tụy làm chẹn kênh K+, gây khử cực màng tế bào. Kênh Ca2+ phụ thuộc điện thế mở ra cho phép Ca2+ vào trong tế bào. Nồng độ Ca2+ trong tế ào tăng khởi động vận chuyển các hạt chứa insulin đến bề mặt tế bào và giải phóng insulin ra ngoài. (Phùng Thanh Hương và cộng sự 00 ; Đỗ Thị Nguyệt Quế và cộng sự, 2009; Nguyễn Đức Diệu Trang và cộng sự, 2008).

- Nh m Nateglinid Starlig : Trong cơ thể nateglinid gắn vào thụ thể đặc hiệu (SUR 1) ở tế bào β đảo tụy làm chẹn kênh Ca2+, Ca2+ từ ngoài vào trong tế bào kích thích giải phóng insulin (Tạ Văn Bình 00 ; Nguyễn Ngọc Xuân, 2004). b) Các thuốc làm tăng nhạy cảm của mô đích với insulin

- Các thuốc nhóm biguanid: ức chế tạo mới glucose tại gan, tăng tổng hợp glycogen. Cải thiện khả năng hấp thu glucose ở các tế ào đích tế ào cơ và tế bào mỡ Tác động trực tiếp lên các chất vận chuyển GLUT và GLUT tăng khả năng vận chuyển glucose vào tế bào.

- Các thuốc nhóm thiazolidinedion: thuốc cải thiện tình trạng kháng insulin, tăng tổng hợp glycogen và giảm sản xuất glucose ở gan. Thiazolidinedion là chất đồng vận chọn lọc trên receptor gamma tăng sinh - hoạt h a peroxisom nhân điều hòa gen chuyển hóa lipid và carbohydrate kiểm soát chuyển hóa tại mô đích cơ mỡ). Thiazolidinedion đòi hỏi sự có mặt của insulin.

Acarbose là thuốc ức chế enzyme α- glucosidase của tế bào niêm mạc ruột. Do tác dụng ức chế enzyme này, thuốc làm giảm hoặc chậm lại quá trình hấp thu tinh bột, dextrin và các disaccharide ở ruột non tránh được tình trạng tăng glucose huyết sau ăn Ngoài ra thuốc còn ức chế cạnh tranh glucoamylase, sucrase.

Sử dụng thuốc có nguồn gốc dược liệu

Sử dụng thuốc có nguồn gốc thực vật trong phòng và chữa bệnh là thói quen, kinh nghiệm và truyền thống của người dân Việt Nam và một số nước trên thế giới. Có rất nhiều loài cây đã được dùng theo kinh nghiệm dân gian để làm giảm nhẹ triệu chứng cũng như iến chứng của bệnh tiểu đường. Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, một số cây đã và đang được nghiên cứu để chứng minh tác dụng hạ glucose huyết. Các nghiên cứu này đã cho thấy kết quả khá khả quan, có thể dần dần đưa vào sử dụng trên lâm sàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sàng lọc hoạt tính chống oxy hóa của một số loài thực vật định hướng nghiên cứu nguyên liệu có tiềm năng chống tăng đường huyết trên mô hình động vật​ (Trang 32 - 34)