Để xác định hàm lượng polyphenol tổng số của các mẫu cao chiết, cần lập đường chuẩn acid gallic như sau:
- Chuẩn bị các dung dịch acid gallic có các nồng độ khác nhau: 0,04; 0,06; 0,08; 0,1; 0,12; 0,14; 0,16 mg/ml.
- Hàm lượng polyphenol tổng số được xác định bằng phương pháp quang phổ sử dụng thuốc thử Folin–Ciocalteau tạo ra sản phẩm có màu xanh lam. Cho 1 ml dung dịch tác dụng với 5ml thuốc thử Folin–Ciocalteu 10% và lắc đều, sau 5 phút bổ sung thêm 4 ml Na2CO3 7,5% và ủ 30 phút ở 40oC. Mật độ quang của các mẫu được đo tại ước sóng 760 nm.
Hình 3.5. Đường chuẩn acid gallic.
y = 5.6232x - 0.014 R² = 0.9973 0.000 0.100 0.200 0.300 0.400 0.500 0.600 0.700 0.800 0.900 1.000 0.00 0.05 0.10 0.15 0.20 OD
Dựa vào đường chuẩn acid gallic, kết hợp độ hấp thụ của mẫu ta tính được hàm lượng polyphenol tổng số, kết quả được trình bình trong bảng 3.3
Bảng 3.3. Hàm lượng polyphenol tổng số của 4 cây có hoạt tính chống oxy hóa cao
nhất Mẫu Hàm lƣợng polyphenol tổng số (mg GAE/g trọng lƣợng khô) Mangifera indica 104,67 7,02 Nephelium lappaceum 168,73 8,45 Psidium guajava 150,47 6,49 Oroxylum indicum 77,81 0,04
GAE gallic acid equivalent : đương lượng gallic acid.
Kết quả phân tích trong bảng 3.3 cho thấy cao chiết ethanol của từ lá cây
Nephelium lappaceum (chôm chôm) chứa hàm lượng polyphenol tổng số cao nhất 168,73 8,45 mg GAE/g trọng lượng khô điều này phù hợp khả năng chống oxy hóa cao ở 2 mô hình DPPH và FRAP của mẫu cây này. Nghiên cứu của Josephine
et al. (2015) về tách chiết hợp chất có hoạt tính sinh học - geranin, một hợp chất
polyphenol từ vỏ chôm chôm cho thấy tổng hàm lượng polyphenol cao nhất được tìm thấy trong quả chôm chôm.
Kế đến là cao chiết ethanol của từ lá cây Psidium guajava (ổi) chứa hàm lượng polyphenol tổng số là 150,47 6,49 mg GAE/g trọng lượng khô. Kết quả này tốt hơn so với nghiên cứu của Alothman et al. (2009) cho kết quả hàm lượng
polyphenol tổng của cao chiết ethanol từ quả ổi là 157 6,18 mg GAE/g trọng lượng tươi.