Khả năng điều hòa đƣờng huyết của nhóm cao chiết từ lá cây Psidium

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sàng lọc hoạt tính chống oxy hóa của một số loài thực vật định hướng nghiên cứu nguyên liệu có tiềm năng chống tăng đường huyết trên mô hình động vật​ (Trang 83 - 85)

guajava

Psidium guajava (ổi) là một trong 4 mẫu thể hiện hoạt tính tốt trong mô hình

khảo sát khả năng chống oxy hóa và được tiến hành thử nghiệm khả năng chống tăng đường huyết trên chuột. Kết quả thể hiện trong hình 3.9.

Hình 3.9. Nồng độ glucose máu của nhóm cao chiết ethanol từ lá ổi so sánh với nh m đối chứng.(p<0,01) (Trắng: chuột ình thường; Đường: chuột tăng đường huyết; Gliben: chuột tăng đường huyết uống glibenclamide 10 mg.kg-1; OI_100, OI_150, OI_200: chuột tăng đường huyết uống cao chiết ethanol từ lá ổi liều 100, 150, 200 mg.kg-1).

Kết quả từ hình 3.9 cho thấy nồng độ glucose trong máu ở các liều thử nghiệm đều thấp hơn nh m chuột tăng đường huyết (13,85  0,88 mmol/L). Cụ thể liều khởi điểm 100 mg.kg-1, nồng độ glucose máu của nhóm chuột được cho uống cao chiết từ ethanol từ lá ổi (7,13  0,66 mmol L đã giảm và có sự khác biệt so với nh m đối chứng chuột tăng đường huyết không được diều trị.

Vì liều khởi điểm chưa đạt yêu cầu thử nghiệm nên chuột được cho uống cao chiết ở liều 150 mg.kg-1, kết quả cho thấy nồng độ glucose trong máu ở liều này rất tốt (5,38  0,72 mmol L đã giảm so với liều 100 mg.kg-1 đạt giá trị tương đương với nhóm chuột tăng đường huyết được cho uống thuốc điều trị tiểu đường glibenclamide (5,91  0,68 mmol/L) và thấp hơn nhóm chứng trắng chuột bình thường (6,29  0,30 mmol/L).

Mặc dù theo như kết quả thử nghiệm hoạt tính cao chiết ethanol từ lá ổi ở liều 150 mg.kg-1 đạt kết quả tốt nhưng ta vẫn tiếp tục thử hoạt tính ở liều 200 mg.kg-1

0 2 4 6 8 10 12 14

Trắng Đường Gliben OI_100 OI_150 OI_200

c a cd b d d N ồng đ ộ gl ucose m áu (m m ol /L )

theo như ố trí thí nghiệm. Kết quả cho thấy nồng độ glucose máu ở nhóm chuột dùng liều này là 5,13  0,31 mmol/L, không có sự khác biệt về mặt thống kê so với nh m được cho uống liều 150 mg.kg-1

.

Cao chiết ethanol 70% từ lá ổi trong nghiên cứu này cho thấy hiệu quả tốt hơn so với nghiên cứu trước đây của Santosh et al., 2015. Nghiên cứu của Santosh thử nghiệm cao chiết ethanol 98% của lá ổi ở nồng độ 1 g.kg-1 và 0,5 g.kg-1 trên mô hình chuột tăng đường huyết cấp tính cho kết quả nồng độ glucose trong máu sau 1h được cho uống cao chiết và đường glucose tương ứng là 7,62  1,21 và 9,50  2,33 mmol/L chưa đạt hiệu quả tương đương với nh m đối chứng chuột tăng đường huyết được cho uống thuốc điều trị tiểu đường glibenclamide (6,42  0,58 mmol/L). Sự khác nhau có thể do độ phân cực của dung môi tách chiết và do tính chất của mẫu khác nhau ở mỗi nơi thu hái khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sàng lọc hoạt tính chống oxy hóa của một số loài thực vật định hướng nghiên cứu nguyên liệu có tiềm năng chống tăng đường huyết trên mô hình động vật​ (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)