Nghiên cứu điều trị tiểu đƣờng từ nguồn thực vật tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sàng lọc hoạt tính chống oxy hóa của một số loài thực vật định hướng nghiên cứu nguyên liệu có tiềm năng chống tăng đường huyết trên mô hình động vật​ (Trang 35 - 37)

1.1 .Gốc tự do và sự stress oxy hóa

1.1.2 .Mối liên hệ giữa stress oxy hóa và bệnh tiểu đƣờng

1.3. Sơ lƣợc về bệnh tiểu đƣờng

1.3.6. Nghiên cứu điều trị tiểu đƣờng từ nguồn thực vật tại Việt Nam

Hiện nay trên thế giới có nhiều công trình nguyên cứu sản xuất các thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường rất hiệu quả. Ở Việt Nam trong thời gian gần đây cũng c một số nghiên cứu về tác dụng hạ đường huyết của một số thực vật, thảo dược, của các vị thuốc trị bệnh tiểu đường, tuy nhiên số công bố chưa thật sự nhiều và mang tính toàn diện. Nguồn thực vật dùng làm dược liệu ở nước ta

thật sự dồi dào và đa dạng, có những thực vật vốn rất quen thuộc trong đời sống người dân được sử dụng làm nước uống hàng ngày Võ Văn hi 0 0; Phạm Hữu Điển 003; Vũ Ngọc Lộ, 2005).

Một số nghiên cứu về Giảo cổ lam Gynostemma Pentaphyllum (Thumb) Makino đối với việc hỗ trợ phòng và điều trị bệnh nhân tiểu đường, thông qua tác

dụng kiểm soát glucose máu nhờ các hoạt tính của cây và đã được chứng minh vai trò kiểm soát đường huyết trên chuột khỏe mạnh và chuột tiểu đường. Thành phần chính của giảo cổ lam là flavonoid thuộc nhóm polyphenol và saponin. Nghiên cứu của Nguyễn Kim Hoa và cộng sự (2007) cho thấy khả năng kiểm soát glucose máu trà giảo cổ lam trên chuột, nghiên cứu của Thanh Huyền và cộng sự đã tiến hành đánh giá hiệu quả chống tăng đường huyết trên bệnh nhân mới chẩn đoán tiểu đường type đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện Lão khoa. Kết quả cho thấy glucose máu lúc đ i giảm so với nhóm chứng. Kháng insulin giảm c ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng. Bên cạnh đ H c giảm so với nhóm chứng. Ngoài ra không thấy tác dụng phụ, không thấy biểu hiện hạ glucose máu, chức năng gan thận không thấy thay đổi trong suốt giai đoạn thử nghiệm.

Một số chế phẩm được tiêu thụ trên thị trường dưới dạng thực phẩm chức năng được biết đến như chế phẩm DIABETNA bào chế từ dây thìa canh, dựa theo đề tài nghiên cứu của Tiến sỹ Trần Văn Ơn trường Đại học ược Hà Nội (2008). Tiến sỹ Đỗ Thị Minh Thìn đã nghiên cứu điều trị tiểu đường type 2 bằng chế phẩm từ quả mướp đắng và sinh địa (1996), thử nghiệm lâm sàng chế phẩm dưới dạng bột ADM và chế phẩm cao lỏng Remodin trên 80 bệnh nhân, nhận thấy đường huyết của bệnh nhân giảm xuống một cách có ýnghĩa đối với những bệnh nhân trước khi dùng chế phẩm chưa được dùng thuốc đường huyết giảm 42,80% so với trước khi điều trị, còn với những bệnh nhân đã được dùng thuốc trước tỷ lệ giảm đường huyết là 39,04%.

Phùng Thanh Hương và cộng sự đã xác định được tác dụng hạn chế tăng đường huyết của thân mướp đắng trên một số mô hình chuột gây tăng đường huyết thực nghiệm (2002). Sử dụng thân mướp đắng để điều trị sớm và dài ngày trên mô hình chuột nhắt tiểu đường type cũng c tác dụng duy trì hàm lượng glucose trong máu ở mức tương đối thấp và ổn định. Nhóm nghiên cứu này cũng đã nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết của diệp hạ châu đắng Phylanthus amarus Shum et Thonn. trên chuột nhắt trắng thực nghiệm (2010).

Nhóm tác giả tại Viện inh ưỡng Việt Nam đã xác định nụ vối có hàm lượng polyphenol cao và có khả năng ức chế enzyme α-glucosidase. Thử nghiệm về khả năng hạn chế tăng đường huyết sau ăn của nụ vối trên chuột nhắt khỏe mạnh và chuột Wistar tiểu đường cho thấy lượng đường huyết của nhóm chuột được cho uống bột nụ vối 00mg kg cơ thể) giảm một cách c ý nghĩa so với nhóm chuột đối chứng (Mai et al., 2007). Ngoài ra nụ vối còn có khả năng chống oxi hóa, phục hồi hoạt động của một số enzyme ở gan (GOT, GST, GSH) (Mai et al., 2009).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sàng lọc hoạt tính chống oxy hóa của một số loài thực vật định hướng nghiên cứu nguyên liệu có tiềm năng chống tăng đường huyết trên mô hình động vật​ (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)