Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tản văn nguyễn ngọc tư từ góc nhìn văn hóa (Trang 30 - 33)

7. Đóng góp của luận văn

1.3.2. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học

Trước đây, quan hệ văn hóa và văn học được coi là quan hệ tương hỗ. Đó là thứ quan hệ ngang bằng của hai hình thái ý thức xã hội cùng thuộc thượng tầng kiến trúc, cùng phản ánh một cơ sở hạ tầng. Bởi thế, nghiên cứu văn hóa thì văn học được coi như một nguồn tài liệu, còn nghiên cứu văn học thì lại tìm thấy ở nó những chủ đề văn hóa, cũng là một kiểu tài liệu. Như vậy, văn hóa và văn học làm tài liệu nghiên cứu cho nhau. Quan hệ này mang tính bề ngoài, đôi khi tình cờ, không bộc lộ bản chất của nhau.

Văn học là một bộ phận của văn hoá. Văn học, cùng với triết học, chính trị, tôn giáo, đạo đức, phong tục tập quán... là những thành tố hợp thành cấu trúc tổng thể bao trùm lên tất cả là văn hoá. Vì vậy, cũng như các thành tố kia, văn học luôn chịu sự chi phối trực tiếp (dù vô thức hay có chủ ý) “từ môi trường văn hóa của một thời đại và truyền thống văn hóa độc đáo của một dân tộc, đồng thời thể hiện cả nội hàm tâm lý văn hóa độc đáo của một thời đại và một cộng đồng dân tộc” (Trần Lê Bảo, (2011), Giải mã văn học từ mã văn

hóa, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội).

Nếu văn hoá thể hiện quan niệm và cách ứng xử của con người trước thế giới thì văn học là hoạt động lưu giữ những thành quả đó một cách sinh động nhất. Để có được những thành quả đó, văn hoá của một dân tộc cũng như của toàn thể nhân loại từng trải qua nhiều chặng đường tìm kiếm, chọn lựa, đấu tranh và sáng tạo để hình thành những giá trị trong xã hội. Văn học vừa thể hiện con đường tìm kiếm đó, vừa là nơi định hình những giá trị đã

27

hình thành. Chính vì vậy, có thể nói văn học là văn hoá lên tiếng bằng ngôn từ nghệ thuật. Như nhà nghiên cứu Phương Lựu khẳng định: “Nếu nghệ thuật là một loại văn hoá đặc biệt, thì lấy ngôn ngữ với tư cách là biểu hiện đầu tiên, cơ bản, vĩ đại của văn hoá nhân loại làm chất liệu, văn học chính là gương mặt tiêu biểu cho văn hoá tinh thần của mỗi dân tộc”. (Phương Lựu (chủ biên), Giáo trình Lí luận văn học, tập 1, NXB Đại học Sư phạm, 2010).

Ở một mặt khác, văn học biểu hiện văn hoá, cho nên văn học là tấm gương của văn hoá. Và khi nhìn văn học từ góc độ văn hóa học một cách cặn kẽ thì “nếu văn học có chức năng phản ánh hiện thực thì cũng không thể phản ánh trực tiếp được, mà chỉ có thể phản ánh thông qua “lăng kính” văn hóa, thông qua “bộ lọc” các giá trị văn hóa”.

Giữa văn học và văn hoá có mối quan hệ biện chứng, không chỉ văn học chịu sự tác động trực tiếp của văn hoá, mà ngược lại văn hoá cũng chịu sự tác động trở lại của văn học ở một số phương diện nhất định. Nhờ có văn học, những sắc màu văn hoá được tái hiện một cách sinh động và sắc nét, không chỉ ở bề mặt – lớp văn hoá dễ nhận biết (phong tập, tập quán, sinh hoạt, các lễ hội...) mà nó còn thể hiện cả tầng sâu văn hoá thể hiện ở tâm lí cộng đồng, tính cách, ứng xử của con người với con người và con người trước thiên nhiên. Chính vì chịu sự tác động trở lại của văn học này mà một số tác phẩm văn học dù không chủ định viết về vấn đề văn hoá nhưng người đọc vẫn nhận thấy đậm chất văn hoá trong từng trang viết (Sáng tác của Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Tô Hoài...).

Văn học biểu hiện văn hoá, cho nên văn học là tấm gương của văn hoá. Trong tác phẩm văn học ta tìm thấy hình ảnh của văn hoá qua sự tiếp nhận và tái hiện của nhà văn. Ta bắt gặp bức tranh văn hoá dân gian trong các câu tục ngữ, ca dao, thành ngữ, trong thơ Hồ Xuân Hương... Những nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc (nghệ thuật pha trà, thú chơi chữ...) được tái hiện trong truyện ngắn và tuỳ bút của Nguyễn Tuân. Những luật tục, hủ tục (khao

28

vọng, tục ma chay..) trong phóng sự Việc làng của Ngô Tất Tố. Những tín

ngưỡng, phong tục (đạo mẫu và tín ngưỡng phồn thực, tục lên đồng, hát chầu văn, tục ma chay, cưới hỏi, tục thờ cây, thờ thành hoàng..) trong tiểu thuyết

Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh...

Văn học phản ánh văn hoá theo cách riêng mang tính đặc thù của văn học, đó là tôn vinh những giá trị tốt đẹp và phê phán những phản giá trị (nếu có) trong văn hoá. Bằng cách này, văn học đã góp phần “thanh lọc” giữ lại những giá trị văn hoá tốt đẹp. Từ đó văn học có tác động tích cực trở lại đối với đời sống văn hoá cộng đồng, giúp cộng đồng nhận thức, gìn giữ và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc mình; đồng thời tẩy chay, bài trừ những biểu hiện phản văn hoá.

Ngoài ra, văn học không chỉ là phương thức thể hiện, tồn tại của văn hoá mà còn là phương tiện cất giữ, bảo lưu văn hoá bằng chất liệu có tính năng động và bền vững, đó là ngôn từ. Thông qua ngôn từ nghệ thuật, người ta có thể thấu đáo hơn giá trị văn hoá của từng dân tộc, từng thời đại. Bởi vì, “văn chương của một dân tộc cũng như toàn thể nhân loại từng trải qua nhiều chặng đường tìm kiếm, lựa chọn, đấu tranh và sáng tạo để hình thành những giá trị trong xã hội. Văn học vừa thể hiện con đường tìm kiếm đó, vừa là nơi định hình những giá trị đã hình thành”. (Dẫn theo, Tống Thị Hạnh Chi,

Tiểu thuyết Nguyễn Xuân khánh dưới góc nhìn văn hoá, luận văn thạc sĩ, Đại

học Sư phạm Hà Nội, 2012, trang 16).

Văn hóa tác động đến văn học không chỉ ở đề tài mà còn ở toàn bộ bầu khí quyển tinh thần bao bọc hoạt động sáng tạo của nhà văn và hoạt động tiếp nhận của bạn đọc. Bản thân nhà văn với thế giới nghệ thuật của mình là một sản phẩm văn hóa. Người đọc, với chân trời chờ đợi hướng về tác phẩm, cũng được rèn luyện về thị hiếu thẩm mĩ trong một môi trường văn hóa nhất định. Chính không gian văn hóa này chi phối cách xử lý đề tài, thể hiện chủ đề, xây dựng nhân vật, sử dụng thủ pháp nghệ thuật… trong quá trình sáng tác; đồng

29

thời cũng chi phối cách phổ biến, đánh giá, thưởng thức… trong qua trình tiếp nhận. Một nền văn hóa cởi mở, bao dung mới tạo diều kiện tuận lợi cho văn học phát triển. Vì vậy, có thể nói văn học là thước đo, là “nhiệt kế” vừa lượng định, vừa kiểm nghiệm chất lượng và trình độ văn hóa của một xã hội trong một thời điểm lịch sử nhất định.

Trong tinh thần đó, nhiều nhà nghiên cứu đã căn cứ vào những dữ liệu văn học để tìm hiểu bức tranh văn hóa của một thời đại. Nói cách khác, thực tiễn văn học có thể cung cấp những cứ liệu đáng tin cậy cho khoa nghiên cứu văn hóa. Nền văn hóa chi phối hoạt động và sự phát triển của văn học, thì ngược lại, văn học cũng tác động đến văn hóa, hoặc trên toàn thể cấu trúc, hoặc thông qua những bộ phận hợp thành khác của nó. Những nhà văn tiên phong của dân tộc bao giờ cũng là những nhà văn hóa lớn. Bằng nghệ thuật ngôn từ, họ đấu tranh, phê phán những biểu hiện văn hóa, đồng thời khẳng định những giá trị văn hóa dân tộc, nhân bản và khai phóng.

Tóm lại, giữa văn học và văn hoá luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau. Văn học là một bộ phận của văn hoá. Mọi sự biểu hiện của văn học xét đến cùng, chính là sự thể hiện của văn hoá. Do vậy việc tìm hiểu văn học dưới góc nhìn văn hoá là một hướng đi cần thiết và có triển vọng. Cùng với những cách tiếp cận văn học bằng xã hội học, mỹ học, thi pháp học…, cách tiếp cận văn học bằng văn hoá học giúp chúng ta lý giải trọn vẹn hơn tác phẩm nghệ thuật với hệ thống mã văn hoá được bao hàm bên trong nó. Những yếu tố văn hoá liên quan đến thiên nhiên, địa lý, lịch sử, phong tục, tập quán, ngôn ngữ… có thể được vận dụng để cắt nghĩa những phương diện nội dung và hình thức của tác phẩm. Nó cũng có thể góp phần lý giải tâm lý sáng tác, thị hiếu độc giả và con đường phát triển nói chung của văn học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tản văn nguyễn ngọc tư từ góc nhìn văn hóa (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)