Đặc trưng ngôn ngữ Nam Bộ trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tản văn nguyễn ngọc tư từ góc nhìn văn hóa (Trang 60 - 61)

7. Đóng góp của luận văn

3.1. Đặc trưng ngôn ngữ Nam Bộ trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư

Ngôn ngữ và văn hóa là mối quan hệ có tính phản ánh, văn hóa là nội dung và ngôn ngữ là phương tiện để mô phỏng nội dung đó. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa được xác định là vô cùng chặt chẽ, tới mức mà ta không thể hiểu và đánh giá đúng được cái này nếu không có kiến thức về cái kia. Ngôn ngữ là một phần của văn hóa và văn hóa là một phần của ngôn ngữ, cả hai đan xen nhau để cái nọ không tách khỏi cái kia mà không mất đi ý nghĩa của ngôn ngữ hay văn hóa.

Ngôn ngữ có nguồn gốc từ văn hóa và văn hóa được phản ánh và được chuyển tải bởi ngôn ngữ từ thế hệ này sang thế hệ khác. Có thể nói, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa là mối quan hệ có tính tương tác qua lại, tác động hỗ trợ lẫn nhau để cùng phát triển. Nói cách khác, ngôn ngữ là phương tiện chuyển tải mọi kiến thức, trong ý nghĩa đó ngôn ngữ là một phần của văn hóa và tư duy.

Ngôn ngữ hình thành từ cuộc sống và phản ánh cuộc sống của từng địa phương khác nhau về điều kiện, đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội mỗi vùng miền. Với các nhà văn, vấn đề này có ý nghĩa rất quan trọng. Văn hóa vùng miền là cái nôi nuôi dưỡng vốn ngôn ngữ cho người viết, và ngược lại, nhà văn khi sáng tác sẽ ít nhiều làm giàu hơn cho ngôn ngữ và văn hóa quê hương mình.

Thấu hiểu sâu sắc điều đó, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã sử dụng rất thành công và hiệu quả ngôn ngữ Nam Bộ với những đặc trưng văn hóa vùng miền rõ rệt. Đây là một yếu tố quan trọng trong nghệ thuật biểu hiện của tản văn Nguyễn Ngọc Tư, đem lại cho nó những gam màu thú vị, hấp dẫn, đầy sức hút với độc giả. Đặc trưng đó được thể hiện ở hai phương diện chủ yếu:

57

Phương ngữ Nam Bộ; Lối biểu đạt đặc thù của đồng bào miền sông nước, miệt vườn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tản văn nguyễn ngọc tư từ góc nhìn văn hóa (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)