7. Đóng góp của luận văn
3.1.1. Phương ngữ Nam Bộ
Có thể nói, phương ngữ là một chuỗi các nét biến dạng phương ngữ của một ngôn ngữ chung toàn dân, do những tác động về địa lí xã hội mà dần dần hình thành. Phương ngữ hay còn gọi là tiếng địa phương là hình thức ngôn ngữ được sử dụng trong cộng đồng dân cư tại một vùng, miền nhất định.
Nam Bộ là một vùng văn hóa với nhiều nét đặc trưng. Phương ngữ Nam Bộ là một biểu hiện rõ nét, sinh động về sự đặc trưng đó. Qua nghiên cứu, người ta đã có một số thống kê so sánh để thấy được những biểu hiện cụ thể của sự khác biệt giữa phương ngữ Nam Bộ với các phương ngữ khác trên cả nước. Chỉ qua một bảng so sánh về các từ ngữ thông dụng cơ bản, đã thấy rõ sự khu biệt này: (xin xem phụ lục: Bảng so sánh các từ thông dụng tại các vùng trong phương ngữ tiếng Việt
Nguyễn Ngọc Tư đã sử dụng rất hiệu quả phương ngữ quê hương trong tác phẩm của mình. Khảo sát cho thấy, tác giả thường đưa vào trang viết của mình hệ thống từ địa phương và khẩu ngữ với mật độ khá cao. Hệ thống từ địa phương thường xuất hiện nhất có thể kể đến như: nhột, rớt, mơi mốt, con
kinh, mừng húm, lãng nhách, chết giấc, nôn nả, rặt ri, qoéo lưỡi, ngộ, xỉn, rặt, giả đò, mút mắt, con nước, rầu lòng, hết thảy, cùi cụi, bịnh, chảnh, trễ, mắc cười, quẹo, xài.v.v.. Hệ thống khẩu ngữ thường xuất hiện nhất có thể kể đến là: e hém, nghen, chừ, ha, hà, nầy, chi,.v.v..
Tác giả đã sử dụng “vốn liếng” này một cách khéo léo chứ không lạm dụng, đưa chúng vào đúng ngữ cảnh, và chỉ dùng khi cần thiết. Nó là cách vận dụng một cách vừa hợp lí, vừa tự nhiên, không gò ép hay thái quá, cho nên thực sự phát huy được tác dụng.
Những từ ngữ Nam Bộ được đặt vào câu văn một cách rất tự nhiên, như thể gió bờ sông cỏ ngoài đồng: “Mùa nầy, ba khía chuẩn bị vào hội, không
58
biết hẹn hò nhau từ hồi nào, ba khía tụm về xúm xít đeo trên gốc mắm, rễ đước. Con nào con nấy thịt chắc nụi”[73, tr12]. Người đọc như có cảm giác
đang nhìn thấy cảnh tượng, hòa mình vào không khí câu chuyện đang diễn ra một cách rất chân thực.
Có lúc, nhà văn không ngại ngần tung ra một chuỗi từ ngữ đậm đặc âm sắc Nam Bộ: “Cá thòi lòi dạn dĩ theo con nước chạy rột rẹt dưới sàn nhà, có
lúc ngóc đầu lên, nhìn thom lom, ý hỏi ai đây ta, ai mà lặn lội tới xứ bùn sình rừng rú nầy, ai mà ngó tui thiếu điều lòi con mắt ra, lạ lắm sao”[73, 13].
Người đọc có cảm giác như đang nghe người Nam Bộ nói chuyện ngay trước mặt, chứ không phải đang đọc trong trang sách nữa.
Có những trường hợp, tác giả mạnh dạn đưa ra những tên gọi hết sức đặc thù để gợi tạo hình ảnh: “Tôi nghĩ đến Đất Mũi. Ước mơ đất của em tôi, của người yêu thiên nhiên đã đau đớn gục xuống cho bầy trẻ con có tiền đi học, khạp gạo để ở góc nhà được đầy, bữa cơm không chỉ muối trắng, tối ngủ
mùng lành, có mền đắp để qua mùa gió bấc năm nay”[73, tr17].
Cứ như thế, ta có thể dễ dàng bắt gặp và hòa mình vào thế giưới ngôn ngữ đẫm sắc thái Nam Bộ của tác giả: “Thì mớ tép rong ôm một bụng trứng xanh rờn còn ướt rượt nước mới cất vó từ dưới kinh lên đó, thì mớ cá lòng tong, lìm kìm, cá mè con con nhảy tung nhảy tóe, nhảy đến tróc lớp vảy óng
ánh ra, thì kìa, rổ trái giác trái tròn tròn, bóng mẩy như viên đạn cu ly, rồi
những cọng năng trắng muốt thơm ngai ngái mùi bùn, mùi nước trên
đồng”[73, tr40].
Rõ ràng, việc sử dụng phương ngữ của Nguyễn Ngọc Tư đã tạo ra cho người đọc cái cảm giác như đang được đối diện, đang được nói chuyện, đang được nghe người Nam Bộ giao tiếp. Nó đem lại sự thú vị, tươi mới, sống động và gây ra cảm giác tò mò thích thú cho tâm lí khám phá của độc giả. Có thể nói, những phương ngữ của quê hương khi được Nguyễn Ngộc Tư sử dụng thì nó không còn đôn thuần là ngôn ngữ mà đã thực sự trở thành sinh
59
ngữ. Đây là thành công mà bất kì một người viết nào cũng khao khát nỗ lực vươn tới.