Những con người lạc quan, hào sảng, nghĩa hiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tản văn nguyễn ngọc tư từ góc nhìn văn hóa (Trang 49 - 52)

7. Đóng góp của luận văn

2.2.2. Những con người lạc quan, hào sảng, nghĩa hiệp

Nam Bộ là đất của những lưu dân bần cùng, vô sản, bở i vâ ̣y mà người Nam Bộ thường có tính cách mạnh mẽ, liều lĩnh, đầy nghĩa khí, sống tro ̣ng nghĩa khinh tài. Họ là những những con người sống hào hiệp, phóng khoáng. Họ coi cái chết "nhẹ tựa lông hồng", có khí thế ngang tàng nhất phá sơn lâm, nhì đâm hà bá. Chẳng thế mà nhân vật Lục Vân Tiên tay không bẻ cây đánh cướp để giải thoát Kiều Nguyê ̣t Nga (người Nam Bô ̣ rất thích và thuô ̣c "Lu ̣c Vân Tiên" có lẽ một phần quan trọng cũng chính là do tính tro ̣ng nghĩa này). Chẳng thế mà anh hù ng Nguyễn Trung Trực khảng khái: "Bao giờ hết cỏ nước Nam, thì dân Nam mới hết người đánh Tây". Người Nam Bộ vốn có tính thẳng thắn, bộc trực. Họ thường nghĩ sao nói vậy, không quá giữ kẽ, quanh co úp mở, vòng vo. Họ yêu trung ghét nịnh; phò trung phạt nịnh; phò

46

chánh trừ tà; ân oán phân minh. Đồng thời, ngườ i Nam Bô ̣ có tác phong rõ ràng, dứt khoát: nói như rựa chém xuống đất; làm ra làm, chơi ra chơi; làm thì làm tới chết bỏ, còn ăn chơi thì phải xả láng mới đáng mặt.

Thấu hiểu và khâm phục những vẻ đẹp ấy, Nguyễn Ngọc Tư đã phác họa và tái hiện trong tác phẩm của mình hình ảnh những con người Nam Bộ dù cuộc sống còn nhiều gian khó nhưng luôn mang trong mình tinh thần đầy lạc quan, hào sảng, nghĩa hiệp.

Trước hết, qua tản văn Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta gặp những con người không bao giờ bi lụy, không bao giờ nản chí trước hoàn cảnh, thậm chí luôn luôn sẵn sàng nhường nhịn, san sẻ. Một ông cụ đã già yếu, cảnh sống thiếu thốn khó khăn, nhưng khi được cho tiền thì lại có cách phản ứng rất bất ngờ và đáng khâm phục: “Vậy mà lúc anh giám đốc ngân hàng thay mặt đoàn thiện nguyện tặng ông già phần tiền an ủi đời nghèo, ông già chỉ giữ lấy một tờ giấy bạc năm mươi ngàn, còn bao nhiêu đưa trả lại. – Nhiêu đây đủ cho qua rồi. Mua gạo ăn tới ngày mốt, dư ra chút đỉnh đong rượu nhâm nhi chơi. Ít bữa nữa đi sên đìa cho bên xóm là qua có tiền. Phần còn lại này chú em đem cho thằng Tám bên sông giùm, con nó bệnh giữ lắm”[70, tr72]. Ta có thể cảm nhận được bên trong con người đó là một bản lĩnh khí khái rắn rỏi, một phong thái đàng hoàng đĩnh đạc, một tấm lòng phóng khoáng vô tư. Đây là những nét rất đặc trưng của tính cách văn hóa Nam Bộ.

Bên cạnh đó, tản văn Nguyễn Ngọc Tư cũng phác dựng hình ảnh những con người luôn luôn tin tưởng, hi vọng. Dù là bị mất mùa tôm, cả khối tài sản lớn chôn vùi theo con nước, họ vẫn có thể cười đùa nói chuyện về sau trúng mùa lớn sẽ sắm sanh nhà cửa ra sao. Dù đang nợi nần chồng chất sau những rủi ro mùa màng, họ vẫn có thể bình tĩnh ngồi bên nhau trong những câu chuyện hóm hỉnh, đầy lạc quan. Hình như tính cách và quan niệm sống như vậy chính là một ngọn nguồn để tạo cho họ sức mạnh giữa cuộc sống: “Tôi nhận ra rằng, nông dân mình xưa rày có món đặc sản “độc” lắm, nhờ món đó

47

mà họ sống từ thế hệ nầy sang thế hệ khác, từ đời này sang đời khác. Đó là “hy vọng”. Lúa thất thì hy vọng trúng mùa sau, giá rẻ thì như bèo cứ đinh ninh năm sau được giá. Lứa này tôm chết thì chờ lứa sau, lúc thả bọc tôm nhỏ như cây kim xuống đầm, vẫn mong mai nầy còn gặp lại chúng”[73, tr113- 114]. Đúng là một sự can trường đặc trưng thường thấy của người nông dân Nam Bộ.

Người Nam Bộ rất thích lối sống tự do, họ thích nay đây mai đó, thích giao du, nhậu nhẹt, kết bạn. Lối sống này bắt nguồn từ đặc điểm tự nhiên của vùng đất này. Thiên nhiên rộng lớn, nhiều sông ngòi, kênh rạch nên trong quá trình chinh phục thiên nhiên để mưu sinh họ thường hay phải di chuyển, ít sống ở một nơi cố định. Chính đặc điểm này đã góp phần làm nên lối sống tự do, phóng khoáng của người dân Nam Bộ. Lối sống này thể hiện ở những người nuôi vịt chạy đồng, người gặt mướn. Cuộc đời họ gắn bó trên các cánh đồng lúa, hết cánh đồng này đến cánh đồng khác, như cha con Điền trong

Cánh đồng bất tận. Là những người dân sinh sống trên các con sông, kênh

rạch, căn nhà của họ là những chiếc ghe thuyền, với hoạt động kinh tế chủ yếu là buôn bán trên sông hoặc đánh bắt thuỷ sản, như cha con Giang trong

Nhớ sông, nhân vật dì trong Dòng nhớ. Dường như cảnh vật và thiên nhiên

đã quy định cho họ cuộc sống trôi nổi, phóng khoáng, tư do. Chiếc ghe, con thuyền, xuồng là những “ngôi nhà” của họ. Ở đó quây quần cả ba thế hệ: ông bà, cha mẹ, con cái. Cứ thế họ trôi nổi trên khắp những dòng sông, cánh đồng từ năm này qua năm khác, không có bến bờ, điểm dừng. Lại có những con người tự do, trôi dạt theo những gánh hát rong, những đoàn cải lương đi biểu diễn khắp nơi cho thỏa niềm đam mê ca hát, nghệ thuật (Bởi yêu thương, Cuối

mùa nhan sắc, Cải ơi). Cũng có khi cuộc đời họ rong ruổi trên các cung

đường, ngôi nhà chính là chiếc xe tải: nhân vật em, gã và Dự trong truyện ngắn Gió lẻ. Phần lớn cuộc đời gã gắn bó tha thiết với con đường, gã yêu

48

còn lại những con đường. Gã đi làm lơ xe khi mới 13 tuổi. Với vài ba bộ đồ, gã đi khắp, đi theo kiểu con vắt trong vườn chuối mùa mưa, chỉ cần một điểm tựa, con vắt búng mình đến một nơi và từ đó nó lại vươn ra đi tiếp. Chỉ khác là vắt cần máu để sống, gã chỉ cần được đi”. Vì thế mà gã yêu thương say đắm những con đường và gã cũng không muốn từ bỏ cuộc sống tự do trên những cung đường đó: “Gã không muốn từ bỏ cuộc sống này (cuộc sống lang thang, vô định), khước từ mọi cơ hội trở lại như người bình thường, cạo râu cắt tóc, ăn mặc thẳng thớm chỉnh tề, sáng sớm thức dậy uống cà phê, ăn phở rồi chạy xe đến sở làm, yêu một người và lấy làm vợ”. Gã hút thuốc chậm rãi, thoáng nghĩ về thằng nhỏ phụ xế cũng đang chung một cơn mưa, thoáng nghĩ từ điển cuộc đời mình quá giản dị, nó không có chữ “về nhà”... Dường như từ trang đầu tới cuối, chỉ vài cụm từ như “ra đi”, “lên đường” và “trôi”. (Gió lẻ, trang 148).

Hiểu cái hào sảng, nghĩa hiệp, phóng khoáng, mạnh mẽ của người quê mình, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã tái hiện và khắc họa nét đẹp ấy một cách sống động, chân thực, đầy ấn tượng. Hình ảnh những con người như thế đã khiến người đọc hiểu thêm thấu hiểu, trân trọng, yêu mến và cảm phục trước tình đất tình người nơi đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tản văn nguyễn ngọc tư từ góc nhìn văn hóa (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)