7. Đóng góp của luận văn
2.2.1. Những con người nghĩa tình, đôn hậu
Nam Bộ là vùng đất của dân tứ xứ đến cộng cư, con ngườ i từ nhiều nơi về đây chưa quen biết nhau, nhưng cùng chung sống làm ăn nên càng có nhu cầu tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, do vậy cơ sở của quan hệ giữa ho ̣ ở đây không chỉ là tình mà còn là nghĩa. Ngườ i nông dân Nam Bô ̣ hay uống máu ăn thề, hay kết nghĩa huynh đệ đồng sinh đồng tử. Tính tro ̣ng nghĩa khinh tài khiến ngườ i Nam Bô ̣ coi nhẹ tiền tài, của cải vật chất. Ca dao Nam Bộ đã diễn tả điều này một cách rất hình ảnh, ý nhị và sâu sắc:
Theo nhau cho trọn đạo trời Dẫu không có chiếu trải tơi mà nằm.
Tính tro ̣ng nghĩa khiến người Nam Bộ sống rất hào hiệp, hết mình, sẵn sàng đùm bọc, sẻ chia, kiểu hôm nay có tiền thì dốc túi đãi nhau, ngày mai thiếu thì tính sau. Đặc biệt, họ còn rất hiếu khách. Do trọng nghĩa, hào hiệp, lại đươ ̣c thiên nhiên ưu đãi, trong khi la ̣i đất rô ̣ng người thưa nên bất cứ người Việt nào đến đây cũng đều là bạn. Người xưa cho biết, ở Gia Định, có khách đến nhà thì đầu tiên gia chủ dâng trầu cau, sau dâng cơm bánh, tiếp đãi trọng hậu, không kể người thân sơ quen lạ, tông tích ở đâu, ắt đều khoan nạp khoản đãi, cho nên người đi chơi không cần đem tiền gạo theo.
43
Những vẻ đẹp của những con người tình nghĩa, đôn hậu của Nam Bộ đã được Nguyễn Ngọc Tư chắt lọc kết tinh trong các hình ảnh nhân vật trong trang viết của mình.
Trước hết, ta gặp trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư hình ảnh những con người nông dân lao động bình thường, chất phác, sống rất giàu tình cảm. Một bà cụ lấy tiếng cười nói của con trẻ làm hạnh phúc cuộc đời: “Giờ chỉ còn một bà ngoại nghe tiếng thở thậm thượt của chính mình ứ hự ừ hư. Hàng xóm thì rúc ở bên kia rào. Trời ơi chừng nào mới tới lần sau, đám trẻ lại về xôn xao trước ngõ”[70, tr84]. Chẳng có gì to tát mà sao người đọc thấy rưng rưng, như thể nhìn thấy trong đó hình bóng mẹ ta, bà ta.
Cũng ở đó, ta gặp những con người luôn luôn thương quý, chia sẻ lẫn nhau trước những khó khăn cuộc sống. Những sự quan tâm lo lắng rất thường nhật được tác giả chớp được và lưu lại: “Vài chiếc xuồng đi chợ sớm khác đuổi kịp nhau, hỏi han râm ran chuyện lúa thóc, mùa màng. Nghe bên kia nói vô bồ được trăm hai mươi giạ mà nhà tới mười miệng ăn, bà già thở dài thương cảm, như đang thương chính mình”[72, tr59]. Phải là những người thấu hiểu nỗi vất vả mưu sinh của nhau đến mức nào họ mới có thể âu lo cho nhau, xót thương lẫn nhau đến như vậy.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng dễ gặp hình ảnh những con người luôn biết chăm chút, bao bọc lẫn nhau. Chứng kiến câu chuyện về hai cha con, tác giả như nén tiếng thở dài, lặng lẽ quan sát, cảm thương: “Cha lọm khọm, tóc bạc trắng. Cô con gái kém trí thì có gương mặt vĩnh viễn tuổi lên mười, tóc mỏng nhưng dài, óng mướt. Hai cha con thường cùng nhau đi ăn sáng, đôi khi ta gặp họ trên đường bèn chạy theo một quãng, đôi khi ta gặp học trong quán bèn dòm lén. Đó là hai thực khách chậm rãi khẽ khàng, và người cha thỉnh thoảng dừng đũa, vén tóc lên vành tai cho con gái”[70, tr89]. Những cử chỉ, việc làm đơn giản, đời thường, nhưng nó cất chứa trong đó biết bao tình cảm, để toát lên tất cả giá trị và sức mạnh của yêu thương.
44
Nam Bộ là cái nôi của bộ môn nghệ thuật cải lương. Ở đây chính người Nam Bộ cũng đặc biệt thích cải lương (còn gọi là đờn ca tài tử), thích ca kịch và hò trên sông. Họ ngưỡng mộ những người nghệ sĩ cải lương và luôn khao khát được trở thành nghệ sĩ giống như thần tượng của họ. Do vậy hát cải lương, hò đối đáp trên sông trở thành một nét sinh hoạt văn hoá truyền thống của vùng Nam Bộ. Trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư có rất nhiều tác phẩm nhà văn nhắc đến bộ môn nghệ thuật cải lương, gắn với nó là số phận của những người nghệ sĩ. Đó là những người nghệ sĩ trong ngôi nhà “Buổi chiều” (nơi trú ngụ cho những nghệ sĩ cải lương, nghệ sĩ hát bội một thời vang bóng) cũng vậy. Cả cuộc đời họ gắn bó với nghiệp hát cải lương, có người còn không lấy chồng cho thoả nguyện ca hát. Nhưng số phận của họ thật hẩm hiu. Ai có thể ngờ được một cô đào Hồng nổi tiếng với giọng ca và nhan sắc tuyệt vời đã làm tan chảy biết bao trái tim người hâm mộ mà cuối đời lại phải sống trong “căn chòi lá rách te tua cất trên ao bèo cuối hẻm”, và phải mưu sinh bên gánh chè và nghề bán vé số. Còn nhiều nghệ sĩ khác đến cuối đời cũng không có nổi chỗ nương thân phải nhờ vào nguồn kinh phí do địa phương trợ giúp họ mới dựng được ngôi nhà “Buổi chiều”. Với họ đó là một niềm vui lớn, vì trước đó họ còn nghèo hơn, nghèo rớt mồng tơi, người ở chùa, người bán vé số, người ngủ công viên, người hát rong ít ai có nhà để về . Điều quan trọng nhất khiến cho những người nghệ sĩ trong ngôi nhà “Buổi chiều” vui là vì họ còn được hát, vì “nghệ sĩ mà, miễn là được hát, miễn hát có người nghe là được rồi”. Với họ không được hát đồng nghĩa với việc không tồn tại. Điệp trong Chuyện của Điệp cũng là người mê hát cải lương. Nhưng đam mê đến nỗi bỏ cả con để đi hát thì phải kể đến cô đào Hồng Lý, mới nghỉ diễn vì sinh con được hơn một năm mà “cô ta sờ từng tấm màn nhung, từng miếng ghép trên sàn diễn, khóc rấm rức”, cuối cùng cô bỏ con lại đoàn hát cũ để theo đoàn hát mới trên thành phố. Cũng giống như Hồng Lý, chị Diệu trong Làm má đâu có dễ cũng bỏ nhà đi theo đoàn hát từ mười
45
bảy tuổi, không cách chi má giữ lại được, không cách chi để chị quên giấc mơ xướng ca xiêm áo (Làm má đâu có dễ, Giao thừa, tr93). Rồi chị cũng có con mà không có chồng, con được bảy tháng chị đã để con cho má của mình để tiếp tục theo đuổi nghiệp ca hát. Với chị được hát là được sống. Không chỉ có phụ nữ thích hát mà đàn ông Nam Bộ cũng rất mê cải lương, họ luôn cháy hết mình cho đam mê ca hát của mình. Phi trong Biển người mênh mông đã bỏ
học, bỏ cơ hội có công việc đáng hoàng (vì cha cậu làm phó chủ tịch) để đi theo nghiệp hát trước sự giận dỗi của má. Dù theo nghiệp này hết sức cực khổ “Phi đi hát rong ở mấy quán nhậu, nhà hàng, chạy show đám tang, đám cưới... Chỉ thiếu điều ôm cái thùng kẹo kéo ra ngoài đầu chợ vừa hát vừa rao thôi”. Nhưng với cậu bé chịu thiệt thòi, thiếu thốn tình thương của cha mẹ này hát không chỉ để kiếm tiền mà quan trọng là “được sống tự do, tự tại, được hát để vơi đi nỗi lòng” (Biển người mênh mông, tr108).
Chỉ qua những hình ảnh con người quen thuộc, bình dị, Nguyễn Ngọc Tư đã khắc họa thành công một giá trị đẹp đẽ của những con người Nam Bộ đôn hậu, nghĩa tình.