Sôn g Biểu tượng của cảnh đời, kiếp người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tản văn nguyễn ngọc tư từ góc nhìn văn hóa (Trang 73 - 74)

7. Đóng góp của luận văn

3.2.1. Sôn g Biểu tượng của cảnh đời, kiếp người

Sông là biểu tượng của dòng chảy đồng thời cũng là biểu tượng của khả năng lưu chuyển vạn vật, của sự phong nhiêu, của cái chết, của sự đổi mới. Dòng chảy là dòng của sự sống hay sự chết, sự thách thức hay sự vượt qua, sự trở lại hay sự quên lãng, sự duy nhất hay sự tuần hoàn. Người ta còn cho rằng, thả mình xuống dòng sông là để linh hồn nhập vào thân thể. Thân thể có một cuộc sống chảy trôi, phù du, tâm hồn thì bất tận, triền miên như dòng chảy.

Trong tản văn của Nguyễn Ngọc Tư, “Sông” là một biểu tượng đặc biệt, trở đi trở lại, bao trùm không - thời gian, với tư cách như một biểu tượng cảu cảnh đời, kiếp người.

Nguyễn Ngọc Tư thật tài tình khi cảm nhận nỗi buồn của sông như là mùi riêng có thể ngửi được: “Sông buồn đến có thể ngửi được, khi ngồi ngoài bến. Thoảng trôi lại mùi của những cái bập dừa ngâm trong nước lâu ngày, mùi lá ráng mục nát, mùi sình non đùn trên ổ con chù ụ, và mùi những bông tra, bông quao nằm chới với trên bãi chờ nước lớn để bắt đầu cuộc đi hoang”[70, tr77]. Bút pháp của tác giả thật biến hóa khi pha hòa thực - ảo, viết về sông mà như viết về đời.

Tác giả còn thấy ở sông ẩn chứa những tính cách và thân phận thực sự: “Một dòng sông lẻ, chảy hiền, dáng vẻ hơi hiu quạnh như thể ở bên rìa đời, không nhiều người biết không nhiều người lại qua nhưng nó vẫn sống tất tả một đời sông. Cũng chảy ngược xuôi mê mải, cũng nhiều tôm cá, cũng nước ngầu ngầu phù sa, cũng nước lớn tràn bờ, ròng phơi bãi”[70, tr77]. Hóa ra sông cũng như một kiếp người trong cõi sống này với những vui buồn, đổi thay, được mất.

Có lúc, tác giả nhìn sông như một người sống bên cạnh mình, đồng hành cùng mình: “Cái xóm nhỏ nhìn ra sông, đón nắng từ sông, uống gió từ sông đó bây giờ đâu? Thở dài”[73, tr124]. Có gì đó như một làng quê, mà cũng như một cố nhân, luôn ở bên mình mà đâu hay biết, đến một ngày xa mới chợt nhận ra.

70

Ở một góc nhìn nào đó, tác giả nhận thấy sông luôn có mặt, làm chứng nhân cho cảnh sống miền quê này: “Cửa sau nhà tôi vẫn ngó ra sông, tôi vẫn ngày ngày ghi vào lòng mình bộ phim tuổng xong mà hóa ra dang dở mãi. Người qua đò mỗi ngày mỗi khác, có người tốt lên, có người xấu đi. Làm sao ghi hết những hình ảnh đó”[73, tr166]. Cái tinh tế ở đây, Nguyễn Ngọc Tư nhận ra sự lặng lẽ miệt mài của đời sông, như thể một đời người.

Có khi, sông như một con người cô đơn đang nhiều tâm sự: “Sông Hàm Luông thì buồn lắm, đi mãi đi mãi mới gặp được một con tàu ngược nước. Sông chảy cũng chậm, dịu dàng. Người say chậm. Yêu chậm và tỏ tình chậm”[72, tr76]. Hóa ra sông cũng nhớ thương như người, cũng cá tính như người, chỉ có điều không phải bao giờ người cũng hiểu được sông.

Có lúc, sông trở thành một người bạn để sẻ chia, nương tựa, xoa dịu buồn đau trước những quay cuồng ngột ngạt của nhịp sống xô bồ: “Chuyến phà mang vẻ mặt cô gái sầu muộn làm cho nhịp sống đô thị ngẩn ngơ, dừng lại bên kia những con sông. Quãng thời gian nó chạy lòng vòng qua những cái cồn xanh um cây trái đủ để người ta rũ hết bụi đường. Và hít thở gió sông, và thấy lòng lành những vết”[72, tr83].

Rõ ràng, tác giả đã dụng công xây dựng hình ảnh “sông” trở thanh một biểu tượng giàu ý nghĩa. Nó không còn là thiên nhiên tạo vật, mà thực sự trở thành một nhân vật. Nó là con sông biết khóc cười, biết ngẫm suy, biết thương nhớ, là con sông cũng trải qua những bề bộn cõi nhân sinh. “Sông” trở thành biểu tượng của cảnh đời, của kiếp người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tản văn nguyễn ngọc tư từ góc nhìn văn hóa (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)