Giọng điệu dân dã, đôn hậu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tản văn nguyễn ngọc tư từ góc nhìn văn hóa (Trang 67 - 68)

7. Đóng góp của luận văn

3.2.2. Giọng điệu dân dã, đôn hậu

Là người con của miền quê lam lũ nắng gió, lớn lên bên những cánh đồng, dòng sông, miệt vườn, Nguyễn Ngọc Tư đã thấm đẫm trong mình cái chân mộc của người dân quê hay lam hay làm, sống chan hòa tình cảm. Chị đã bộc lộ rất rõ điều ấy trong trang viết của mình với kiểu giọng điệu dân dã và đôn hậu.

Ta thường gặp trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư những chi tiết, hình ảnh rất nhỏ bé, bình dị nhưng đầy sức gợi: “Tôi vẫn không từ bỏ câu nói của mình rằng Đất Mũi thường thôi, rất thường, những hết thảy mọi thứ ở đây đều làm cho người ta nhớ vì lạ, vì thương. Bầy dã tràng xe những hòn cát liu riu nằm trên bãi Khai Long, những bông rau muông biển mỏng tang mà chống chọi với gió trời, rập rờn tím ngát. Hòn Khoai thì xanh thẳm ngoài kia với ngọn hải đăng không bao giờ tắt”[73, tr15]. Đó là những câu văn thật giản dị, đời thường, chất chứa những nỗi niềm xót thương.

Đây là hình ảnh và câu chuyện thường nhật trong một gia đình mà ta dễ gặp: “Tôi ra đằng sau, em gái Mai đang chụm lửa nồi canh suông khoai rạng. Gian bếp nguệch ngoạc vài bó củi, cái tủ chén xiêu xiêu, hai cái cà ràng. Sàn lãn có một rổ ruột ốc bươu vàng. Hỏi, ốc để làm gì, em đáp, dạ cho cá trê lai ăn”[72, tr101]. Văn toát lên không khí cuộc sống, hồn hậu, mộc mạc nhưng ám ảnh.

64

Còn đây lại là cái “chất đời” rất thật và rất đáng yêu của bà con Nam Bộ: “Bây giờ những người từ đầm Thị Tường ra đi có còn nhớ không? Có còn nghe thèm ngằn ngặt những món ngày xưa không? Và những con người hào sảng đậm đặc chất Nam Bộ. Đàn ông nhậu một mâm thì đàn bà cũng một mâm. Đàn ông say thì ca vộng cổ (đôi khi cũng buồn tình đập chén, đánh vợ, không kể), đàn bà say thì chỉ nhảy múa cho vơi hơi rượu đi. Người dân móc ruột mình ra mà nuôi cán bộ, sống chết với cách mạng”[73, tr24]. Ta như cảm nhận được sự dân dã, sự nghĩa tình của con người nơi đây.

Có những đoạn, ngòi bút của tác giả như vẽ lại, dựng lại được đúng cái không khí cuộc sống quê hương: “Đầm vẫn như trái tim nối những mạch máu kênh rạch đi trăm ngả. Ừ, nhìn qua thì cũng như ngày xưa. Nhưng không, ngày ấy, ông cố mình sinh ra mười người con, ông ra đầm cắm đăng đặt đó, vậy mà thảnh thơi, mười anh em của ông nội mình cùi cụi khôn lớn, dựng vợ gả chồng và mỗi người lại sinh một đàn con khác. Ông nội mình lại ra đầm, bắt đầu dầm dãi, ngọc nhằn. Đến đời ba mình thì không còn những mẻ tôm nặng ký. Chuyện cá tôm nhiều vô kể quanh năm, chuyện một chiếc xuồng con với vài tay lưới có thể nuôi cả gia đình đã quá xa vời. Chuyện xuồng đi tới đâu, đàn cá nược đuổi theo đến đấy chỉ còn là cổ tích”[73, tr25]. Nghe trong đó thật nhiều xót xa, gần gũi, thương quý.

Có thể nói, chất dân dã mà đôn hậu của những con người bình dị mộc mạc và nghĩa tình của Nam Bộ đã được Nguyễn Ngọc Tư truyền tải rất sắc nét trong tản văn của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tản văn nguyễn ngọc tư từ góc nhìn văn hóa (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)