7. Đóng góp của luận văn
3.2.1. Giọng điệu trữ tình, đằm thắm
Nổi bật lên như âm hưởng chủ đạo trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư là một âm điệu tràn đầy sâu lắng, xúc động. Hòa mình vào thế giới tản văn của chị, ta như đắm chìm trong một dòng sông dạt dào, sâu lắng. Nó như là một câu hò êm sâu, thấm đượm tâm tình.
Đây là những lời dãi bày, bộc bạch đầy tình cảm của người con gái phương Nam: “Em tôi nhắn với anh rằng, Đất Mũi thiệt tình không có núi
62
cao, không có biển xanh, cát trắng, không cung đình cổ kính lại càng không có phố cổ đìu hiu. Đất mũi chỉ có bùn sình, rừng thẳm và biển. Dẫu biển không xanh ngằn ngặt mà đục ngầu phù sa nhưng ở đây biển nhiều lắm. Biển đằng trước, biển bên phải, biển bên trái. Bình minh, mặt trời từ biển quẫy nước ngoi lên rồi khi chiều về, mặt trời chín đỏ già nua lại ngụp về biển sau một ngày tự cháy”[73, tr12]. Ta như nghe trong đó cả một trời thương quý, nhớ nhung.
Đây là những hồi tưởng ngọt ngào mê đắm: “Tôi lần nào qua chợ cũng giật mình, làm như gặp lại người nào đó, mà lâu lắm rất quen nhau. Hình như má, hình như chị, mà hình như giống hệt mình đang ngồi đó, quanh mình ngọt ngào buổi sớm mai trong”[73, tr41]. Không một diễn giải nào có thể đong đếm hết được những yêu thương trong dòng văn ấy.
Có khi, chỉ là một chút thoáng qua hình ảnh những bông lục bình trong gió, mà ta thấy trong đó cả một nối niềm: “Quán đẹp, tên quán đẹp, ngó ra dòng sông đẹp. Đằng trước người ta quây rào tre giữ lại một đám lục bình đang trổ bông, cũng đẹp. Tôi đứng nhìn mãi những bông hoa tím co ro trong gió, trong chiều nắng tắt, quặn lòng, như gặp lại người bạn cũ”[69, tr5]. Chỉ đơn giản, bình dị vậy mà chan chứa thiết tha.
Có lúc, ta lại thấy một Nguyễn Ngọc Tư đầy khát vọng: “Sống hết mình. Thời gian của chị vì thế rất đầy. Lòng chị cũng đầy vì chật chội những yêu thương, cả đời làm người gieo hạt mà không quan tâm mình có gặt hái được không. Tôi chợt nghĩ, chắc chị chẳng bao giờ chào đón ngày mới bằng tâm trạng sợ hãi, chán chường”[69, tr101]. Đó là tâm sự của một người đang thiết tha hiểu sống và yêu sống.
Có khi, đó là những câu văn thật nhẹ nhàng, trong trẻo: “Xứ sở này, quay mặt về đâu cũng sông, đi đâu, ngó đâu, Tiền Giang hay Vĩnh Long, Trà Vinh cũng có những dòng sông vây bọc, sông rẽ đất mà chảy, cắt những cù lao để trọn một vòng tay mà ôm lấy cù lao. Phía còn lại là biển. Bến Tre như
63
một người ngồi thiền định trên lá sen, tâm trong trẻo róc rách tiếng nước đang lên. Một miền Tây thu nhỏ ít phai lạt, nhiều cảm giác”[69, tr81]. Đó là cái trong trẻo của một con người đang dần thoát bến mê để sang bến ngộ để bình tâm tĩnh trí, càng đi càng nhận ra cái đáng yêu đáng sống của cõi đời.
Có thể nói, giọng văn là hồn người. Giọng điệu trữ tình đằm thắm là âm sắc chủ đạo trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư. Nó cho thấy bề sâu bên trong trang viết là chân diện bản thể tác giả - một con người luôn sống chan chứa yêu thương, nặng nghĩa đậm tình.