Một số biểu tượng văn hóa khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tản văn nguyễn ngọc tư từ góc nhìn văn hóa (Trang 76 - 93)

7. Đóng góp của luận văn

3.3.3. Một số biểu tượng văn hóa khác

Bên cạnh hai biểu tượng nổi bật bao trùm xuyên suốt là “Sông” và “Gió”, Nguyễn Ngọc Tư cũng đưa vào trang viết của mình một số biểu tượng khác, trong đó đáng chú ý như: Ngôi nhà, Chợ, Xóm làng.v.v..

Hình ảnh Ngôi nhà xuất hiện khá nhiều trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư. Khi thì: “Những ngôi nhà trống huơ, hoang tàn, trơ trơ gạch ngói, cái còn cái đã ngụp một nửa dưới nước, những cái nền gạch còn lưu dấu một chiếc ngạch cửa, một cái lan can thấp (nơi ngày xưa bạn tôi ngồi đó bưng tô cơm, vừa ăn vừa coi trời coi đất chơi). Trên nền nhà cũ, lần theo các khe nứt do đất sụp cỏ giồng trầu, cỏ nước mặn, lức dại đua nhau mọc xanh rì”[73, tr124]. Khi thì: “Tôi nhớ, sân nhà mình chỉ nhỏ bằng hai tàn cây trứng cá. Nó lọt thỏm giữa ngôi nhà xam xám thấp tè và những giồng rau xanh biếc ngoài kia”[73, tr75].v.v.. Tất cả những diễn giải của tác giả cho ta cảm nhận, “Ngôi nhà” là biểu tượng của cội nguồn ấm êm hạnh phúc của con người.

Hình ảnh Chợ cũng được nhà văn chú ý miêu tả, xây dựng trong tác phẩm của mình. Có lúc: “Giống như đống lửa rơm nghi ngút khói bên đường, những cái chợ nhỏ làm ấm lòng kẻ rong ruổi trên những con đường đầy bụi và

73

sương, nắng và gió”[73, tr38]. Có lúc: “Tôi luôn nuôi một niềm hy vọng sẽ cùng bạn lênh đênh trên chợ nổi quê mình. Khoe cái sầm uất, rộn ràng của chợ buổi sáng, buổi trưa, cho bạn cảm nhận cái man mác của buổi chiều”[73, tr136]. Có lúc: “Tôi gọi những cái chợ ruộng dân dã nầy là chợ của má. Bởi nó hiền lành, lam lũ như má, nhưng nó mang một cái hồn sâu, mênh mông lắm nên người ta nhắc nhớ hoài, thương hoài như thương… má vậy”[73, tr151].v.v.. Có thể thấy, ở đây, với tất cả những gì nó đã từng diễn ra và đem lại cho con người, “Chợ” như một biểu tượng của cuộc sống thường nhật của người dân quê.

Một hình ảnh nữa cũng được xuất hiện nhiều trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư, đó là Xóm làng. Khi là: “Những gương mặt người. Những nóc nhà thưa. Những cây cầu khỉ. Mỗi khi nhớ về xóm cũ, hiện lên ngay trong đầu cái phác họa giản dị đó, cùng những cánh đồng, mảnh vườn xanh xanh đậm nhạt bao quanh. Một con đường khấp khểnh băng qua xóm, bên lối đi lau sậy chập chờn”[66, tr29]. Khi là: “Xóm chừng mười nóc nhà, thêm mươi cái chòi lá giữ vuông nằm rải hai bên rạch. Rạch thì nhỏ như con mương ranh từ sông Rạch Rập chạy thẳng qua Lưng Dừa. Ở đây, nhà nào cũng nghèo, nghèo bằng chang nhau”[73, tr27].v.v.. Tựu chung lại, có thể nhận thấy, “Xóm làng” đã trở thành biểu tượng của một cộng đồng luôn phải chống chọi với nghèo khó nhưng cũng luôn bền bỉ, kiên cường.

Những hình tượng nghệ thuật này trở thành những biểu tượng mang ý nghĩa cụ thể khác nhau, nhưng đều mang sắc thái đặc trưng của văn hóa Nam Bộ. Điều này một lần nữa càng chứng tỏ, văn hóa Nam Bộ với những đặc trưng và vẻ đẹp của nó đã ngấm sâu trong tâm thức nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, thấm tỏa vào trong từng trang viết của tác giả như một điều tất yếu.

Tiểu kết:

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã sử dụng một cách tự nhiên, nhuần nhuyễn một số phương thức nghệ thuật biểu hiện những đặc trưng văn hóa Nam Bộ

74

trong tác phẩm của mình. Nổi bật trong đó là 3 phương thức nghệ thuật: Sử dụng ngôn ngữ đặc trưng Nam Bộ; Sử dụng những sắc thái giọng điệu tương ứng để thể hiện tính cách văn hóa Nam Bộ; Xây dựng những biểu tượng văn hóa đậm màu sắc Nam Bộ. Từ hình thức nghệ thuật gắn liền với nội dung đó, tác giả giúp người đọc cảm nhận một cách tinh tế và sâu sắc về văn hóa, về đất và người Nam Bộ quê mình.

75

PHẦN KẾT LUẬN

1. Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn nữ xuất sắc và khá tiêu biểu trong nền văn xuôi Việt Nam đương đại. Được đánh giá cao trong giới chuyên môn, được nhiều nhà xuất bản săn đón, lọt vào tầm ngắm của không ít nhà đạo diễn sân khấu điện ảnh, các tác phẩm của nữ văn sĩ này thực sự có được vị trí chắc chắn trong bức tranh văn học hiện nay. Thành công với thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết với các tác phẩm nổi tiếng như “Cánh đồng bất tận”, “Sông”.v.v.., Nguyễn Ngọc Tư cũng rất thành công trong thể loại tản văn với hàng loạt tác phẩm viết về con người, đời sống sinh hoạt của miền Tây Nam Bộ. Với một tâm hồn cởi mở, phóng khoáng và hết sức nhạy cảm của một người viết gắn bó và am hiểu vùng quê miền sông nước, tản văn của Nguyễn Ngọc Tư trở thành một đặc sản cho những người thưởng thức và yêu mến những giá trị đặc sắc của văn hóa miệt vườn Cửu Long.

2. Tản văn là loại văn tự do, dài ngắn tùy ý, cách thể hiện đa dạng, đặc biệt là thể hiện nổi bật chính kiến của tác giả, có tính truyền thống lâu đời và sức sống mạnh mẽ. Từ những hiểu biết và trải nghiệm đời sống, nhiều nhà văn đã chọn cách giải bày bằng tản văn. Và thể loại vừa hiện thực, sắc sảo vừa trữ tình, cảm xúc này đã mang lại thành công cho họ. Từ “tản văn” được dung theo cả nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Theo nghĩa rộng, tản văn chỉ tất cả những thể loại ngoài thơ ca, bao gồm tác phẩm văn học và luận văn khoa học, văn bản hành chính công vụ. Theo nghĩa hẹp, tản văn được dùng với ý nghĩa văn học thuần túy là một thể loại văn học bên cạnh thơ ca, tiểu thuyết, kịch, thường gọi là “tản văn văn học” hoặc “tản văn nghệ thuật”. Loại tản văn này là thể loại văn học chú trọng việc ghi lại những gì đã trải qua, đã nghe thấy, cảm thấy, thể nghiệm liên tưởng của cái tôi hoặc ghi lại những câu chuyện, những trạng thái cảnh vật hoặc trữ tình hoài niệm, là loại tác phẩm văn học giàu tính trữ tình, rộng rãi về đề tài, tinh túy về nội dung, khuôn khổ tương

76

đối nhỏ, ngôn ngữ tự nhiên mới mẻ, thủ pháp biểu hiện linh hoạt, văn phong sáng sủa. Nghiên cứu về tản văn là một vấn đề thú vị và nhiều ý nghĩa.

3. Mỗi nhà văn thường có một “không gian” văn hóa của riêng mình, như là cội nguồn của mọi sáng tạo. Là một người con Nam Bộ, Nguyễn Ngọc Tư đã bám rễ sâu sắc vào vùng văn hóa này để bung trổ những sáng tạo mang đậm nét đặc trưng của mình. Có lẽ, màu sắc văn hóa Nam Bộ cũng chính là một trong những lí do quan trọng để giúp cho sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư nói chung và cũng như tản văn của chị nói riêng có sức hấp dẫn đặc biệt. Qua những tác phẩm tản văn tiêu biểu như Sống chậm thời @, Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư, Yêu người ngóng núi, Ngày mai của những ngày mai, Biển của mỗi người, Gáy người thì lạnh..., tản văn Nguyễn Ngọc Tư đã xác lập cho mình một vị trí vững vàng trên văn đàn, đóng gópvà ghi dấu một cách ấn tượng cho văn học nước nhà đầu thế kỉ XXI.

4. Có thể nói, tản văn Nguyễn Ngọc Tư là một bức tranh văn hóa đa màu sắc. Trong bức tranh ấy, thiên nhiên cảnh sắc đặc trưng của vùng quê sông nước, nét văn hóa ứng xử và tình đời, tình người trong cuộc sống, câu chuyện đô thị hóa và những vấn đề đặt ra của đời sống hiện đại… là những mảng khối nổi bật. Nhìn tổng thể, đó là một thế giới đẫm sắc màu văn hóa Nam Bộ với những độc đáo đặc trưng của nó. Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã sử dụng một cách tự nhiên, nhuần nhuyễn một số phương thức nghệ thuật biểu hiện những đặc trưng văn hóa Nam Bộ trong tác phẩm của mình. Nổi bật trong đó là 3 phương thức nghệ thuật: Sử dụng ngôn ngữ đặc trưng Nam Bộ (phương ngữ, lối biểu đạt đặc thù vùng miền); Sử dụng những sắc thái giọng điệu tương ứng để thể hiện tính cách văn hóa Nam Bộ (trữ tình đằm thắm, dân dã đôn hậu, hóm hỉnh trẻ trung, hoài niệm tha htiết, trầm tư triết lí); Xây dựng những biểu tượng văn hóa đậm màu sắc Nam Bộ (biểu tượng

sông, biểu tượng gió, cùng một số biểu tượng khác như ngôi nhà, chợ, xóm làng). Từ hình thức nghệ thuật gắn liền với nội dung đó, tác giả giúp người

77

đọc cảm nhận một cách tinh tế và sâu sắc về văn hóa, về đất và người Nam Bộ quê mình.

5. Từ việc nghiên cứu tản văn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn văn hóa, chúng ta không chỉ tiếp cận, khám phá, lí giải một đối tượng cụ thể là tản văn của tác giả này, mà còn có được cái nhìn đa chiều đa diện và sâu sắc hơn về văn hóa Nam Bộ. Cũng từ nghiên cứu này, chúng ta có thêm một tư liệu và công cụ để tiếp tục hướng nghiên cứu văn học đặt trong chỉnh thể vùng văn hóa, với hi vọng có thể vận dụng với nhiều tác giả tác phẩm khác.

78

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyên An (2001), Phác thảo văn chương Nam Bộ, Nhà văn (11). 2. Lại Nguyên Ân (1984), Văn học và phê bình, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội. 3. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia

Hà Nội.

4. Lý Nguyên Anh (10/2006), “Bênh vực đạo văn – đạo đức hay văn hóa”, Văn nghệ trẻ, (40).

5. M. Bakthtin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Trường Viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.

6. M. Bakhtin (1998), Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki, Nxb Giáo dục. 7. Lê Huy Bắc (1998), “Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại”, Tạp

chí Văn học, số 9.

8. Trần Lê Bảo, (2011), Giải mã văn học từ mã văn hóa, Nxb Đại học

Quốc gia Hà Nội.

9. Phan Quý Bích (2006), “Sức lôi cuốn của ngòi bút Nguyễn Ngọc Tư”, Văn nghệ trẻ, (46).

10. Trần Hoà Bình - Lê Duy - Văn Giá (1999), Bình văn, NXB Giáo Dục,

Hà Nội.

11. Chu Xuân Diên (1999), Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB Đại học Quốc

gia, Hà Nội.

12. Nguyễn Văn Dân (Biên dịch và giới thiệu) (1991), Văn học - Nghệ thuật

và sự tiếp nhận, Viện thông tin khoa học xã hội, Hà Nội.

13. Trương Đăng Dung - Nguyễn Cương (chủ biên) (1990), Các vấn đề của

Khoa học văn học, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

14. Trương Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là quá trình, Nxb

Khoa học Xã hội.

15. Trần Phỏng Diều (6/2006), “Thị hiếu thẩm mỹ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư”, tạp chí Văn nghệ Quân đội.

79

16. Trần Hữu Dũng (2/2004), “Nguyễn Ngọc Tư – đặc sản miền Nam”, http://viet- studies, 137.

17. Trần Hữu Dũng (9/2005), “Về Cà Mau thăm Nguyễn Ngọc Tư”, http://viet- studies. (154)

18. Phạm Thùy Dương (2007), Cảm hứng cảm thương trong sáng tác của Đỗ Bích Thúy và Nguyễn Ngọc Tư, Văn nghệ quân đội (661), tr.101 – 106. 19. Phan Cự Đệ (2003), Tiểu thuyết Việt N am hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 20. Hà Minh Đức (chủ biên) (1998), Nhà văn nói về tác phẩm, NXB Văn học. 21. Hà Minh Đức (chủ biên) (2002), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 22. Nguyễn Đăng Điệp (2003), Vọng từ con chữ, Nxb Văn học.

23. Lê Bá Hán -Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (1992), Từ điển thuật ngữ

văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

24. Trần Thanh Giao (2004), Vài ý kiến về văn xuôi đồng bằng sông Cửu Long, tạp chí Nhà văn (10), tr.71 – 74.

25. Nguyễn Văn Hạnh (1979), Suy nghĩ về văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 26. Nguyễn Văn Hạnh - Huỳnh Như Phương (1998), Lý luận văn học - Vấn

đề và suy nghĩ, NXB Giáo dục, TP Hồ Chí Minh.

27. Hoàng Ngọc Hiến (1990), Văn học - Học văn, Trường Cao đẳng Sư

phạm TP Hồ Chí Minh, Trường Viết văn Nguyễn Du.

28. Dương Phú Hiệp (chủ biên), Cơ sở lí luận và phương pháp luận

nghiên cứu văn hoá và con người Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia –

Sự thật, Hà Nội, 2012, trang 40

29. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, NXB Hội nhà văn, Hà Nội. 30. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb

Giáo dục, Hà Nội

31. Lê Thị Thái Hòa (7/2007), “Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư: Là phụ nữ, rất dễ nuôi cô đơn để viết”, http://vietbao.vn.

80

32. Nguyễn Công Hoan (1997), Hỏi chuyện các nhà văn, NXB Tác phẩm

mới, Hà Nội.

33. Nguyễn Thừa Hỷ (2001), Văn hoá VN truyền thống một góc nhìn, NXB Văn hóa Thông tin và Truyền thông.

34. M.B. Kharapchenco (2002), Những vấn đề lý luận và phương pháp

luận nghiên cứu văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

35. M.B. Kharapchenco (1977), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học, Nxb Văn học Nghệ thuật.

36. M.B. Kharapchenco (1985), Sáng tạo nghệ thuật – hiện thực – con người, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

37. Thụy Khuê (11/2008), “Không gian sông nước trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư”, http://viet- studies.

38. Trần Hoàng Thiên Kim (31/01/2006), Nguyễn Ngọc Tư: Nhón chân hái trái ở cành quá cao!, Báo Tiền Phong.

39. Lê Đình Kỵ (1984), Cơ sở lí luận văn học, NXB Đại học và Trung học

chuyên nghiệp, HN.

40. Phong Lê (chủ biên) (1990), Văn học và hiện thực, NXB KHXH, HN. 41. Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn (chủ biên) (2006), Văn học Việt Nam

sau 1975, Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục.

42. Nguyễn Văn Long (2003), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, NXB Giáo dục.

43. Vương Liêm (2004), Đồng quê nam bộ trong thập niên 40, Nxb Văn

nghệ Tp. Hồ Chí Minh

44. Phương Lựu - Trần Đình Sử - Nguyễn Xuân Nam – Lê Ngọc Trà – Lã Khắc Hòa –Thành Thế Thái Bình (2002), Lý luận văn học, NXB GD, HN. 45. Nguyễn Đăng Mạnh (1993), Dẫn luận nghiên cứu tác giả văn học, NXB

81

46. Nguyễn Đăng Mạnh (1994), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, NXB GD, HN.

47. Phùng Quý Nhâm (1991), Thẩm định văn học, NXB Văn nghệ, TPHCM 48. Phùng Quý Nhâm – Lâm Vinh (1994), Tiếp cận văn học, ĐHSP TPHCM 49. Bùi Mạnh Nhị (1980), Hò Nam Bộ và cuộc sống người dân ở phương

Nam tổ quốc, Văn nghệ TPHCM (133) 08/08.

50. Trần Thị Ái Như (2007), Những yếu tố ngoài cốt truyện trong văn xuôi

Nguyễn Ngọc Tư , Đại học khoa học Huế

51. Nguyên Ngọc (2/2008), “Không gian... của Nguyễn Ngọc Tư”, Sài Gòn tiếp thị.

52. Nhiều tác giả (1984), Từ điển văn học, NXB KHXH, HN.

53. Hoàng Phê (chủ biên) (2010), Từ điển tiếng Việt, NXB Từ điển bách khoa, tr.1406 – 1407.

54. Nguyễn Phúc (2004), Văn học sáng tạo và thẩm định, NXB KHXH, HN. 55. Thạch Phương - Hồ Lê (1992), Văn hoá dân gian người Việt ở Nam Bộ,

NXB KHXH, HN.

56. Huỳnh Như Phương ( 1994), Những tín hiệu mới, Nxb Hội Nhà văn, Tp. Hồ Chí Minh.

57. M. Pospelov (chủ biên) (1985), Dẫn luận nghiên cứu văn học, NXB GD, HN. 58. Phạm Quang (1985), Đồng bằng sông Cửu Long, NXB Cửu Long, NXB

Mũi Cà Mau.

59. Trần Quang (1965), Con người miền Nam, Tạp chí văn học số 4, HN. 60. Vũ Tiến Quỳnh (biên soạn) (1994), Phê bình lí luận văn học (Anh Đức,

Nguyễn Quang Sáng, Sơn Nam), NXB Văn nghệ, TPHCM.

61. Trần Đình Sử (1996), Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, Bộ Giáo dục và đào tạo - Vụ Giáo viên, HN.

62. Trần Đình Sử (1996), Lý luận và phê bình văn học, NXB Hội nhà văn, HN. 63. Trần Đình Sử (chủ biên) (2003), Tự sự học, NXB ĐHSP, HN.

82

64. Kiệt Tấn, “Sông nước Hậu Giang và Nguyễn Ngọc Tư”, http:// Vietstudes.org

65. Lê Ngọc Trà (1990), Lý luận và văn học, NXB Trẻ, TPHCM. 66. Nguyễn Ngọc Tư (2011), Yêu người ngóng núi, NXB Trẻ.

67. Nguyễn Ngọc Tư (2000), Ngọn đèn không tắt, Tập truyện, Nxb Trẻ. 68. Nguyễn Ngọc Tư (2007), Ngày mai của những ngày mai, Nxb Phụ nữ. 69. Nguyễn Ngọc Tư (in chung với Lê Thiếu Nhơn) (2006), Sống chậm thời

@ Nxb Thanh Niên

70. Nguyễn Ngọc Tư (2012), Gáy người thì lạnh, Nxb Trẻ 71. Nguyễn Ngọc Tư (2015), Đong tấm lòng, Nxb Trẻ

72. Nguyễn Ngọc Tư (2016), Biển của mỗi người, Nxb Kim Đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tản văn nguyễn ngọc tư từ góc nhìn văn hóa (Trang 76 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)