7. Đóng góp của luận văn
3.2.2. Gió Biểu tượng của những ám ảnh tâm lí
Gió là một biểu tượng mang nhiều nét nghĩa. Nó vừa là biểu tượng của sự náo động, thay đổi, bất định, hư phù, đồng thời cũng là biểu tượng mang tính sức mạnh và khơi mở. Trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư, biểu tượng này cũng rất được chú ý khắc họa.
71
Trong sâu thẳm trong tâm thức, Nguyễn Ngọc Tư dường như đầy ấn tượng về gió. Nó len lỏi, tràn ngập trong từng câu chữ, từng trang văn của chị. Nó như một nhân vật song hành với tác giả. Nó trở thành biểu tượng của những ám ảnh tâm lí.
Trước hết, gió như một ám ảnh âu lo sợ hãi về sự trôi chảy của thời gian: “Trời ơi, gió nầy là sắp hết năm đây, sắp già thêm một tuổi đây, mình đã kịp sống gì đâu, tay mình vẫn như vầy... Mỗi lần gió về lại cảm giác mình mất một cái gì đó không rõ ràng, không giải thích được, như ai đó đuổi theo đằng sau, tôi gấp rãi ăn gấp rãi nói, gấp rãi cười, gấp rãi khi ngày bắt đầu rụng xuống”[73, tr8]. Gió trở thành một sự báo hiệu cho những chậm trễ, thờ ơ, lãng phí trước thời gian cuộc sống.
Có lúc, gió là nỗi ám ảnh về sự nhỏ bé, cô lẻ, đơn độc, buồn tủi của con người giữa cuộc đời: “Chắc tại gió quá dịu dàng, nên cso cảm giác gờn gợn buồn, có cảm giác như gió mồ côi, cúi đầu hiu hắt đi giữa đời”[73, tr9]. Con người như nhìn thấy mình trong gió ở sự hiu hắt, lặng lẽ, đơn côi.
Nhiều khi, gió gắn liền với những ám ảnh kinh hãi về mùa màng và những vất vả, bất trắc, cả những bất đắc dĩ: “Thức, vì đêm nay kỷ niệm chợt theo gió về kinh hãi. Nghe gió, tưởng bên ngoài cửa chòi, lũ cá rô đang đớp móng dưới trăng giật mình quẫy chủm. Nghe như tiếng những cây dao yếm mần cá chặt đều trên mặt thớt mù u. Nghe phảng phất của mùi tanh tanh của khạp cá muối chưa chao nước mắm”[73, tr141]. Những âm thanh, những mùi vị đã trở nên nỗi khiếp sợ cứ lẩn khuất trong gió, nhiều lúc trở về gieo giắc những nỗi hoang mang.
Nhưng cũng có khi, ngược lại, gió đem đến kí ức, ấn tượng, cảm giác êm ấm - lồng lộng yêu thương trước đời sống: “Gió tháng ba mang hương cà hương bắp, mùi thơm dân dã bay ra từ bờ lá đang trổ rộ lưỡi mèo phèn. Gió tháng sáu mang từ trong xóm quê mùi rạ tươi thơm, mùi rơm giòn đượm. Gió tháng chạp bát ngát hương nếp mới, nghe rõ nhịp chày hì hụp quết bánh
72
phồng, những nhịp chày ròng rã. Những chiếc đệm, chiếc chiếu trải rộng trước sân nhà, dưới nắng, phơi bánh phồng vàng óng màu mật ong”[73, tr22]. Gió đã gắn liền với những ấn tượng thật sâu đậm và tươi đẹp của tuổi thơ và quá khứ đồng quê.
Cứ thế, mỗi lần gió xuất hiện trong trang văn Nguyễn Ngọc Tư là một lần người đọc được trải nghiệm một cảm giác đặc biệt. Gió trong tản văn của chị không phải là thứ chi tiết bề ngoài, trang trí, tả cảnh hay dẫn dắt, mà là một hình tượng nghệ thuật đắt giá và đắc địa. Gió đã trở thành biểu tượng của những ám ảnh tâm lí. Nó là cái vô hình nhưng lại mang chứa những thứ hữu hình, là một ám dụ về sự hư vô, phù du, bất định bất toàn của kiếp người, đồng thời cũng còn là ám dụ về sự tươi mới, sống động, đẹp đẽ của cuộc đời này.