7. Đóng góp của luận văn
1.3.3. Màu sắc văn hóa Nam Bộ trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư
Nam Bộ là vùng địa lí có nhiều nét riêng biệt. Đây là vùng đất nằm ở cuối cùng của Tổ quốc về phía Nam, nằm trọn trong lưu vực hai dòng sông
30
lớn Đồng Nai và Cửu Long (thuộc hạ lưu sông Mê Kông). Nam Bộ được chia thành hai bộ phận là miền Đông Nam Bộ và miền Tây Nam Bộ (Cà Mau là một tỉnh thuộc miền Tây Nam Bộ). Đó là một vùng đất cửa sông, ven biển. Chính vì thế, nét khu biệt của Nam Bộ chính là sự phong phú của hệ thống sông, ngòi, kênh rạch. Miêu tả vùng này, vào đầu thế kỷ XIX, Trịnh Hoài Đức đã dẫn: “Đất Gia Định nhiều sông, kênh, cù lao và bãi cát. Trong 10 người đã có 9 người quen việc chèo thuyền, biết nghề bơi nước”... Chỗ nào cũng có ghe thuyền hoặc dùng thuyền làm nhà ở hoặc để đi chơi, đi thăm người thân thích, chở gạo, củi buôn bán rất tiện lợi”. Với một vị trí thuận lợi, được thiên nhiên ưu đãi, Nam Bộ có nhiều nguồn tài nguyên: đất đai rộng lớn, phì nhiêu; nguồn nước dồi dào; khí hậu nóng ấm quanh năm, ít có thiên tai, thời tiết thất thường. Ở đây, một năm chỉ có hai mùa, sáu tháng mùa mưa và sáu tháng mùa khô, tạo nên nét đặc trưng về thiên nhiên, mùa vụ và cách thức sinh hoạt của người dân Nam Bộ, khác biệt với các vùng địa lí khác... Nói tới Nam Bộ là nói tới những cánh đồng tít tắp tận chân trời, tới khung cảnh thiên nhiên nhiên rộng lớn, sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. GS. Lê Bá Thảo đã tính Nam Bộ có khoảng 5700 km kênh rạch. Tất cả những yếu tố này đã góp phần quan trọng định hình cuộc sống và văn hoá nơi đây.So với các vùng địa lí khác thì Nam Bộ là vùng đất trẻ, được khai phá muộn hơn (cách đây khoảng hơn 300 năm). Trước đó Nam Bộ là một vùng đất gần như hoang hoá, có rất nhiều cá sấu và thú dữ. Vì thế có thể nói nơi đây vẫn còn lưu giữ được nhiều nét tự nhiên, ít chịu sự tác động của con người. Điều này đã được ghi dấu trong ca dao Nam Bộ:
Chèo ghe sợ sấu cắn chưn Xuống bưng sợ đỉa, lên rừng sợ ma
(Dẫn theo Cơ sở văn hoá Việt Nam, Trần Quốc Vượng (chủ
31
Với những đặc điểm tự nhiên trên, Nam Bộ trở thành miền đất hứa của nhiều người đi mở đất, mở nước. Nhưng vốn là vùng đất mới khai phá còn mênh mông và hoang sơ, bí hiểm nên bên cạnh những thuận lợi kể trên, thiên nhiên Nam Bộ cũng có những khắc nghiệt, dữ dội, nhất là với người đi “mở đất”. Họ đã phải vật lộn vất vả chống chọi với thiên nhiên để tìm kế mưu sinh. Những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên Nam Bộ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lao động mà còn ảnh hưởng đến đời sống văn hoá, tinh thần của người dân, hình thành nên tính cách con người và in dấu sâu đậm trong nhiều tác phẩm văn học viết về vùng đất này, trong đó có sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư.
Nam Bộ là vùng đất được khai phá muộn nên phần lớn dân cư ở đây là những lưu dân. Họ đến từ nhiều vùng miền trong cả nước. Một bộ phận đến từ miền Trung. Một bộ phận khác đến từ miền Bắc (nhất là ở đồng bằng châu thổ sông Hồng). Một bộ phận là bà con dân tộc Khơmer có nguồn gốc từ Cămpuchia. Một bộ phận là những người thuộc dân tộc Hoa (nguồn gốc Hoa) và một số dân tộc thiểu số khác. Mỗi bộ phận lưu dân khi di cư đến vùng đất mới, bên cạnh những dụng cụ sản xuất, kinh nghiệm sản xuất, họ đều mang theo những nét văn hoá riêng của dân tộc mình. Trong quá trình sinh sống, giữa các dân tộc không hề bài trừ nhau mà ngược lại luôn có sự tiếp biến về văn hoá lẫn nhau. Điều đó đã tạo cho vùng Nam Bộ có sự đa dạng và độc đáo về văn hoá. Do đặc điểm tự nhiên của vùng Nam Bộ có rất nhiều sông ngòi, kênh rạch chằng chịt nên ở đây “làng mạc được phân bố theo dạng kéo dài, lấy “kinh mương” hay “lộ” giao thông làm trục. Dân cư ở hai bên kinh rạch hay con lộ, mặt nhà đều quay ra lộ hay kinh mương”. (Nguyễn Phương Thảo, Văn hoá dân gian Nam Bộ những phác thảo, NXB Văn hoá thông tin, trang 12). Cũng do “Làng Nam Bộ là loại hình làng khai phá tụ cư, thường trải dài theo những đoạn tuyến sông, tuổi đời ít hơn làng Bắc Bộ và cấu trúc cũng lỏng lẻo hơn” (Nguyễn Thừa Hỷ, Văn hoá Việt Nam truyền thống một
32
góc nhìn, Nxb VHTT và truyền thông, 2011, tr485) nên quan hệ làng xã
trong cộng đồng cư dân Nam Bộ thiếu chất kết dính chặt chẽ. Đây là điểm khác biệt lớn so với các cư dân ở Bắc Bộ. Mối quan hệ giữa người với người trong cộng đồng làng xã Bắc Bộ ngoài quan hệ huyết thống (đi đâu trong làng cũng gặp họ hàng), quan hệ sản xuất, họ còn chịu sự chi phối chặt chẽ của các luật lệ của làng. Các lệ làng mạnh đến nỗi có những nơi, những lúc “Phép vua còn thua lệ làng” (Điều này được thể hiện rõ nét, sinh động trong phóng sự Việc làng của Ngô Tất Tố). Ngược lại, ở Nam Bộ ít chịu sự chi phối của các luật tục của làng. Điều này lí giải cho tính chất dân chủ và bình đẳng trong cách đối xử của từng người với mọi người trong từng cộng đồng dân cư ở Nam Bộ - một đặc tính mà các vùng miền khác khó có được. Đặc biệt, khi quan hệ thân tộc không còn chặt chẽ nữa, sợi dây liên kết gắn bó con người với con người là nghĩa tình. Trong quá trình sinh sống, họ luôn biết gắn kết với nhau để tạo nên sức mạnh chống lại và vượt qua những khó khăn gặp phải trong quá trình sản xuất và chinh phục thiên nhiên. Câu thành ngữ “Bán anh em xa mua láng giềng gần” được thể hiện rõ nét trong vùng đất mới này.
Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Ngọc Tư luôn từ chối nơi phồn hoa đô thị để sống cùng với những con người chân chất, tình nghĩa, với mảnh đất nghèo khó Nam Bộ. Mảnh đất ấy có vệt phù sa châu thổ, những sông ngòi chằng chịt, cánh đồng bất tận mênh mông và biết bao con người đang vật lộn với từng thước đất để mưu sinh. Sống và lớn lên với mảnh đất quê hương, Nguyễn Ngọc Tư đã quen với mùi hăng hăng của cỏ khi sa mưa, mùi nồng nồng oi oi của đất, mùi thơm dậy của mắm chấm rau đồng... Quê hương thực sự đã ăn vào máu thịt, thấm vào từng hơi thở của chị, hiện lên phảng phất, dung dị trong sáng tác của chị.Về mặt tự nhiên, Nam Bộ là vùng đất có những sông ngòi chằng chịt, những ao hồ và ruộng đồng mênh mông… Do cấu tạo tự nhiên có tính đặc thù như thế nên đã hình thành nên đặc trưng văn hóa: cư trú, giao thông, âm nhạc, ẩm thực... của vùng miền Nam Bộ cũng như tính
33
cách, lối sống, quan niệm, tập quán... của con người nơi đây. Những yếu tố này cũng đã tác động trực tiếp đến cách xây dựng, miêu tả hiện thực và con người trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư. Vì vậy, người đọc dễ dàng bắt gặp trong cách thể hiện của chị mọi sinh hoạt và đời sống của con người đều mang dấu ấn của không gian văn hóa vùng đất phù sa sông nước như: ruộng đồng, kinh rạch, dòng sông, con đò, ghe xuồng, chợ nổi… Cư trú ven sông là mô hình phổ biến nhất của cư dân Nam Bộ với ba hình thức cơ bản: nhà ở trước sông sau ruộng, cư trú ở vùng giáp nước, nhà ở trước đường sau sông. Các loại hình cư trú này xuất phát từ địa hình tự nhiên Nam Bộ nhiều sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, tạo điều kiện cho việc di chuyển bằng đường thủy. Nơi ở gần sông như thế khá thoáng mát, phục vụ tiện ích cho cuộc sống sinh hoạt đời thường: tắm giặt, đánh bắt thủy hải sản, buôn bán, trao đổi hàng hóa... Do địa hình có nhiều sông, rạch nên ở Nam Bộ, chỗ nào cũng có ghe, thuyền, vỏ lãi, tắc ráng... là phương tiện đi lại phổ biến nhất. Loại hình giao thông này phát triển đa dạng, phong phú, xuất hiện nhiều trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư. Ghe thuyền còn dùng để làm nhà ở, thuyền để đi chợ, thuyền chở gạo, ghe xuồng buôn bán trên chợ nổi... Dường như tất cả mọi sinh hoạt của con người Nam Bộ đều gắn bó với sông, với nước, với những chiếc thuyền, ghe, xuồng lênh đênh, mê mải. Có thể nói chợ nổi và những chiếc ghe chở hàng hóa trôi nổi xuôi ngược trên khắp các sông rạch là nét đặc trưng trong văn hóa đời sống sông nước Nam Bộ. Bên cạnh cuộc sống sông nước, văn hóa Nam Bộ còn thể hiện trên những vùng đồng bằng mênh mông, những cánh đồng lúa trải dài vô tận. Ở đó, ruộng đồng gắn liền với cuộc sống vất vả, khó nhọc của những người nông dân suốt đời rong ruổi với nghề nuôi vịt chạy đồng, sống cuộc đời du mục, lang bạt, không biết đâu là điểm dừng chân, là ổn định. Mảnh đất Cà Mau nói riêng, Nam Bộ nói chung còn nổi tiếng với những miệt vườn rộng lớn, bao la, sum suê cây trái. Ở đây có rất nhiều trái cây đặc sản: mít Tố Nữ, và tinh thần cao nhất ở Đồng bằng sông
34
Cửu Long. Về đời sống tinh thần, văn hóa Nam Bộ được thể hiện rõ trong nét âm nhạc riêng của nền văn mình miệt vườn. Ở đây, những điệu hò, câu hát: hò chèo ghe, hò mái dài, hò sông Hậu; đơn ca tài tử, cải lương... thấm đẫm trong đời sống và tâm hồn của con người. Hơn nữa, văn hóa ẩm thực Nam Bộ với những món ăn tự nhiên, độc đáo cũng đặc biệt thu hút mọi người: cá nướng rơm chấm muối ớt kèm rau húng lùi, bắp chuối non, cá trê vàng nước chấm với mắn gừng, cá sặc kho ớt, canh chua cá rô đồng bông so đũa, cháo le le... Với tất cả những giá trị văn hóa này, đọc sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, người đọc như có cảm giác được đứng trên chính mảnh đất Nam Bộ vậy. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất hội nhập của nhiều luồng văn hoá Đông -Tây khác nhau. Đọc sáng tác về đồng bằng sông Cửu Long, người ta dễ dàng nhận ra những nét độc đáo của tính cách con người và bản sắc văn hóa đa dạng của một vùng đất. Nguyễn Ngọc Tư cũng không là ngoại lệ. Sáng tác của chị chính là bức tranh đời sống và tâm hồn của con người Nam Bộ, là địa hạt mà chị chứng tỏ được khả năng bao quát và phát hiện những góc khuất, những điều tưởng chừng như đơn giản nhưng hệ trọng đối với đời sống con người.
Bao trùm các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư là hiện thực cuộc sống con người trên mảnh đất Nam bộ với cánh đồng lúa mênh mông, những con sông uốn lượn hay những bờ kinh, con mương và vô số những đầm, đìa, rạch, xẻo...; những chợ nổi với ghe xuồng, sóng nước tấp nập…; những câu hò, điệu hát lên xuống theo từng con nước lớn, ròng; hay những bài vọng cổ buồn được cất lên từ những đoàn ca múa cải lương đang len lỏi mưu sinh tận trong những chợ quê nghèo… Sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư bao giờ cũng được triển khai trên cái nền của “bức tranh” sinh hoạt văn hóa ở làng quê Nam bộ độc đáo ấy, nói như nhà văn Nguyên Ngọc đó chính là “không gian… của Nguyễn Ngọc Tư”.
35
Đọc truyện của Nguyễn Ngọc Tư, như tác giả Huỳnh Công Tín đã nhận xét thì: “người đọc sẽ cảm nhận được chất Nam Bộ thể hiện khái quát ở nhiều phương diện của tác phẩm… Trong tác phẩm của chị có một không gian Nam Bộ với những loại cây, tên gọi nghe quen, dân dã: “mắm, đước, sú, vẹt, bần, tra, tràm, choại, quao, ô rô, dừa nước...”, với những vàm, kinh, rạch, xẻo, tắt chằng chịt, mà tên gọi cũng gợi trí tò mò, tìm hiểu ở người đọc: “vàm Cỏ Xước, Vàm Mắm, kinh Cỏ Chác, kinh Mười Hai, kinh Thợ Rèn, Rạch Mũi, Rạch Ráng, Rạch Ruộng, Xẻo Mê, Xẻo Rô, Lung Lớn, Gò Cây Quao...”, hay những tên ấp, tên làng, tên chợ nhiều chất Nam Bộ: “xóm Xẻo, xóm Rạch, xóm Kinh Cụt, xóm Miễu, chợ Ba Bảy Chín, Cái Nước, Trảng Cò, Đất Cháy, Mút Cà Tha …” (Nguồn :http:// http://www.vnexpress.net). Như chúng ta đã biết, điều dễ nhận biết nhất về sự khác biệt văn hoá ở vùng miền này với vùng miền khác chính là ở phong tục tập quán. Phong tục, theo Nguyễn Như Ý trong Đại Từ điển Tiếng Việt, là “những hành vi, tập quán phổ biến, ổn định, lối sống, thói quen đã thành nề nếp của một cộng đồng được mọi người công nhận, tuân theo”. (Nguyễn Như Ý (chủ biên), Đại từ điển Tiếng
Việt, NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2008, trang 1262). Hay theo
như nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm thì phong tục được hiểu là “những thói quen ăn sâu vào đời sống xã hội lâu đời được đại đa số mọi người thừa nhận và làm theo”. Trong sáng tác của Nguy ễn Ngọc Tư (ở thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết), dù chị không có ý đi sâu tìm hiểu về phong tục vùng đất Nam Bộ như m ột số nhà văn lớp trước (tiêu biểu là các sáng tác của nhà văn, nhà văn hoá Nam Bộ Sơn Nam) nhưng là một người sinh ra và lớn lên ở Nam Bộ, chất liệu văn hóa đã ngấm sâu và thấm đẫm trong từng hơi thở, trong sinh hoạt hàng ngày, trong cách nghĩ, cách cảm về con người, về cuộc sống nên trong các tác phẩm của chị người đọc vẫn nhận thấy khá đậm nét những phong tục tập quán đặc trưng Nam Bộ. Điều đó đã làm nên một Nguyễn Ngọc Tư “đặc sản Nam Bộ” như lời khen tặng của giáo sư Trần Hữu Dũng cho
36
hành trình sáng tạo văn học của chị.Vùng đất Nam Bộ có rất nhiều sông ngòi, kênh rạch, các đầm, đìa,... Với đặc điểm tự nhiên tứ bề sông, bốn bề nước nên cuộc sống của người dân nơi đây đặc biệt gắn liền với sông nước, tạo nên một không gian văn hoá sông nước riêng biệt.
Tiểu kết
Mỗi nhà văn thường có một “không gian” văn hóa của riêng mình, như là cội nguồn của mọi sáng tạo. Là một người con Nam Bộ, Nguyễn Ngọc Tư đã bám rễ sâu sắc vào vùng văn hóa này để bung trổ những sáng tạo mang đậm nét đặc trưng của mình. Có lẽ, màu sắc văn hóa Nam Bộ cũng chính là một trong những lí do quan trọng để giúp cho sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư nói chung và cũng như tản văn của chị nói riêng có sức hấp dẫn đặc biệt. Với những đóng góp của mình cho văn học nước nhà giai đoạn đầu thế kỉ XX, tản văn Nguyễn Ngọc Tư đã xác lập cho mình một vị trí vững vàng trên văn đàn.
37
Chương 2
BỨC TRANH VĂN HÓA ĐA SẮC MÀU TRONG TẢN VĂN NGUYỄN NGỌC TƯ 2.1. Bức tranh thiên nhiên Nam Bộ
Không phải nhà văn nào cũng may mắn có được những dấu ấn sâu đậm về thiên nhiên cảnh sắc của một vùng quê, và cũng không phải nhà văn nào cũng có đủ tình yêu và tài năng để tái hiện thiên nhiên cảnh sắc ấy vào trang văn của mình như một bức tranh nghệ thuật ngôn từ thực sự. Nguyễn Ngọc Tư dường như là nhà văn có được cả hai điều đó.
Đưa thiên nhiên cảnh vật vào trang viết là một việc làm quen thuộc của bất kì nhà văn nào. Vấn đề là ở chỗ, tác giả đó xác định đưa yếu tố này vào tác phẩm với mục đích gì, để từ đó lựa chọn đối tượng và phương thức nghệ thuật cho ngòi bút của mình. Với Nguyễn Ngọc Tư, thiên nhiên có lẽ là đối tượng thẩm mĩ ích dụng nhất cho việc phác họa, khơi gợi những nét đặc trưng riêng của cuộc sống và con người vùng sông nước Nam Bộ.