Giọng điệu hoài niệm, tha thiết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tản văn nguyễn ngọc tư từ góc nhìn văn hóa (Trang 69 - 71)

7. Đóng góp của luận văn

3.2.4. Giọng điệu hoài niệm, tha thiết

Trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư, bao trùm và xuyên suốt luôn là một con người trông ngóng, hoài vọng, nuối tiếc về một cái gì như đang xa, đang

66

mất mát. Nó không chỉ trở thành một giọng điệu, mà còn thực sự là cảm quan trong tâm thức của tác giả.

Ta chợt xôn xao man mác khi tác giả trải lòng: “Bao giờ ngồi nghĩ thật lâu về quê nhà tôi cũng nhận ra rằng, dường như Đất Mũi thiêng lắm, nhất là khi đất biết có người ngày mai chia xa nên dưới kinh bắt đầu con nước rặt, nước chảy cạn chỉ còn một lạch nhỏ. Quê xứ bắt đầu cồn lên những thứ mà ai cũng biết rằng không thể mang theo”[73, tr14]. Đúng là quê hương ở trong sâu thẳm mỗi người, và chỉ khi nào phải chia xa thì nó mới thiết tha bồi hồi luyến lưu đến thế.

Người đọc như hòa vào dòng tâm tư của tác giả khi chị chia sẻ nỗi niềm: “Thèm buổi sáng ngắm mặt trời mọc từ đầu đầm, buổi chiều khập khựng úp mặt về Mũi Mắm cuối đầm, thèm nhìn một bầu trời tinh tươm không bòng bầy ác điểu bằng sắt đen sì, thèm thả xuồng ra đầm, mang theo một ít ghẹm muối nguyên con, mắm nguyên con, thịt non mềm, một tay cầm củ gừng, một tay cầm con mắm, cứ cắn gừng một miếng, cắn mắm một miếng mà lai rai dưới trăng”[73, tr24]. Có gì cầu kì, cao sang đâu mà sao nhoi nhói như một điều xa vời vô vọng.

Cũng có khi, nỗi nhớ chợt hiện về một cách bình dì, tự nhiên nhưng thật da diết: “Bạn tôi nói với tôi rằng, mười mấy năm qua, mỗi lần bước vào những siêu thị bày bán hàng hóa hào nhoáng, nó vẫn thường nhớ tới cái tiệm của dì Hai, nó nói có một cái gì đó đầy sự sống, ấm áp trong cái quán hàng bề bộn, hỗn độn của dì. Nên nhớ nhiều lắm”[73, tr35]. Thì ra đó là hình bóng những con người yêu mến thuở xa xưa, là những kỉ niệm thân thương ấm áp tình đời.

Cứ như thế, Nguyễn Ngọc Tư thường cuốn người đọc vào dòng hồi tưởng miên man bất tận của những kí ức đẹp đẽ, những niềm yêu thương đã trôi xa vào quá vãng. Đằng sau đó, ta thấy một nỗi xót xa đắng đót về những mất mát ai cũng thấy những thật khó giữ đặng. Đây cũng là nỗi niềm ưu tư

67

của tác giả trước những đổi thay, biến thiên đầy dữ dội của đời sống hôm nay, mà hệ quả của nó thì vô cùng phức tạp, đau lòng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tản văn nguyễn ngọc tư từ góc nhìn văn hóa (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)