7. Đóng góp của luận văn
3.1.2. Lối biểu đạt đặc thù của đồng bào miền sông nước, miệt vườn
Mỗi vùng miền đều mang những thói quen, đặc điểm riêng trong lối biểu đạt. Một nhà văn muốn thành công thì trước hết phải truyền tải được đặc trưng và vẻ đẹp trong lời ăn tiếng nói của bà con quê hương mình. Hay nói cách khác, khi đọc trang viết của anh, nếu người đọc nhận ra được bản quán của anh ở đâu, thì khi đó tác phẩm của anh thành công.
Do đặc thù trong điều kiện đời sống, văn hóa, người Nam Bộ có lối biểu đạt đặc thù của miền sông nước, miệt vườn. Về đặc điểm ngữ âm, do người Nam Bộ có khuynh hướng lựa chọn dễ dãi, ưa chuộng hình thức đơn giản hóa trong cuộc sống, giao tiếp sinh hoạt, cho nên họ thường không thích dài dòng, có sự lựa chọn, câu nệ trong câu nói, nghĩ sao nói vậy, nói rất phóng khoáng. Về đặc điểm từ ngữ và phong cách, phương ngữ Nam Bộ giàu hình tượng, giàu tính so sánh và cụ thể; giàu tính cường điệu và khuếch đại, gắn với tâm lí cởi mở, lạc quan; giàu tính dí dỏm, hài hước, khỏe khoắn; giàu biểu cảm chú trọng mức độ tình cảm hơn tính logic, nhiều thán từ; giàu tính bình dân giản dị mộc mạc, đơn giản về cấu trúc song đa dạng về hình thức và phong phú về nội dung, không gò bó, khuôn sáo, mà được tự do bộc lộ, phát triển đến tận cùng.
Nguyễn Ngọc Tư đã thực sự thấu cảm những đặc trưng riêng biệt ấy, và khi viết, lối nói lối nghĩ của bà con quê hương đã được thấm vào từng câu từng chữ của tác giả.
Có khi, đó là lối nói với sắc thái dứt khoát, chắc chắn của những con người mạnh mẽ, bản lĩnh: “Đôi lúc trên con đường văn chương cô độc, tôi chùn bước, em tôi lại bảo tôi phải chặt lòng chặt dạ, phải giống như những trái đước ấy, lao xuống đất văn chương bằng niềm say mê mãnh liệt nhất”[73,
60
Có lúc, ta lại gặp kiểu diễn đạt rất mộc mạc mà tự nhiên, sống động của những người dân nơi miệt vườn sông nước: “Dường như mọi thứ ở đây đều
thắm và đậm. Nắng thì lầm lì thôi là lầm lì, gió cởi mở thôi là cởi mở. Rừng
đã xanh là xanh lặc lìa, một màu rời rợi. Biển đã đục là ngầu ngầu phù sa.
Nước đã mặn là mặn quéo đầu lưỡi. Người Đất Mũi rặt đã thương là thương
trọn, đã nhớ là nhớ sâu, đã sầu thì sầu dai dẳng. Hết thảy đều không thể nửa
vời. Cho nên khi anh về, đừng có từ chối mà không cạn từng li rượu đế cay xè, cũng đừng trả giá nửa li thôi, làm lòng bà con mình buồn nghen” [73, tr15]. Đó là những đoạn văn thân thương và ấn tượng một cách riêng của nó, mà chỉ những tâm hồn Nam Bộ mới trải lòng ra theo cách như vậy được.
Có những trường hợp, ta lại gặp một giọng điệu đầy dạn dĩ, buồn thương: “Chướng về lặng lẽ, nửa đêm nghe hây hây trên da, trên tóc. Nằm
trong căn chòi giữ lúa giữa đầm nghe gió lạc xạc trên lá. Mấy cái đuôi lá xao xác. Nước biển như chỉ chờ có vậy, chảy từ cửa sông Đốc qua kênh xáng Bà Kẹo liếm vào dòng ngọt. Thức dậy, ngậm một ngụm đã nghe mặn cứng môi, vậy mà hôm qua mình còn lấy gáo múc lên rửa mặt”[73, tr19]. Đây đích xác là lối nói của những người nông dân dãi dầu nắng gió, cực nhọc quanh năm.
Cứ như thế, ta có thể thường xuyên gặp những câu văn đậm đặc chất Nam Bộ, từ hình ảnh, câu chữ, cho đến ngữ điệu, sắc thái, kiểu diễn đạt. Đây là cảnh đầm nước mênh mông: “Đầm Thị Tường là vùng đầm nước mênh mông với diện tích mặt nước hơn bảy trăm hécta, quãng rộng nhất gần hai cây số, rộng tay mạnh dầm như dân xứ nầy, từ bờ nam sang bờ bắc mất hơn một ngàn lát dầm, từ bờ tây sang bờ đông nhìn mút mắt”[73, tr20]. Kia là câu
chuyện những người nuôi tôm: “Ở đâu người ta trút lú tôm đổ cái xào vô cần
xé, nhảy xoi xói chớ ở đây tụi mình đếm mót từng con. Vô con nước, sáng ra
nghe nhà nầy hỏi nhà kia hồi hôm nầy được mấy con là rầu, là biết còn nghèo
hoài đây”[73, tr31]. Có lúc lại là những dãi bày tự bạch của chính tác giả:
61
không biết mình làm vậy để làm chi? Để chi? Ờ, có khi, thằng bạn nói đúng, chắc là ta sợ người đời quên lãng”[69, tr115].
Với cách viết sử dụng lối biểu đạt đặc thù của người miệt vườn, sông nước, Nguyễn Ngọc Tư đã khéo léo thể hiện được những nét đặc trưng trong cá tính, thói quen, chân dung tinh thần người Nam Bộ. Nó là một sự kế thừa mạch nguồn ngôn ngữ - văn hóa quê hương, nhưng đồng thời, nó cũng là một cách làm phong phú giàu đẹp thêm cho mạch nguồn ấy.