5. Kết cấu của luận văn
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Tác giả tiến hành thu nhập, nghiên cứu các văn bản của Nhà nước, các giáo trình, các công trình nghiên cứu về công tác huy động vốn tại các NHTM,và các bài viết thông qua các trang website, internet,... để thu thập, tổng hợp các thông tin, kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài và dựa vào đó để tiến hành phân tích thực trạng công tác huy động vốn tại NHTMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Vân Đồn.
2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp được tác giả sử dụng để điều tra ý kiến của các khách hàng đến giao dịch trực tiếp tại NHTMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Vân Đồn. Trên cơ sở tổng hợp các phiếu hỏi, tác giả sẽ xem xét sự hài lòng và các đánh giá của khách hàng về công tác huy động vốn tại NHTMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Vân Đồn.
* Nội dung điều tra:
* Đối tượng, loại hình khách hàng điều tra
Dự kiến thu thập trực tiếp từ đối tượng sau: - Nhóm 1: Khách hàng là các doanh nghiệp. - Nhóm 2: Khách hàng là các hộ kinh doanh.
- Nhóm 3: Khách hàng là cán bộ, công nhân, viên chức.
- Nhóm 4: Khách hàng là các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp. - Nhóm 5: Các khách hàng khác như: sinh viên, cán bộ hưu trí,...
* Phương pháp tiến hành điều tra, khảo sát: Tiến hành tiếp cận trực
tiếp, phỏng vấn và điền vào bảng câu hỏi điều tra và thu hồi phiếu điều tra trong một thời gian ngắn.
* Xây dựng thang đo
Tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với công tác huy động vốn tại NHTMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Vân Đồn.
Bảng 2.1. Thang đánh giá Likert
TT Mức Khoảng - Điểm Ý nghĩa
1 5 4.2 - 5.00 Tốt
2 4 3.40 - 4.19 Khá
3 3 2.60 - 3.39 Trung bình
4 2 1.80 - 2.59 Kém
5 1 1.00 - 1.79 Yếu
* Thiết kế bảng câu hỏi:
Bảng câu hỏi được tác giả thiết kế là tập hợp các câu hỏi và các câu trả lời được sắp xếp theo một logic nhất định để thu thập các thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
* Quy mô mẫu:
Để xác định dung lượng mẫu (số khách hàng được điều tra), luận văn sử dụng công thức của Yamane (1967):
Trong đó:
n: Số lượng mẫu cần xác định cho điều tra N: là tổng số mẫu
e: là sai số
Trong nghiên cứu này, tại thời điểm 31/12/2017, tổng số khách hàng hiện NHTMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Vân Đồn có huy động vốn khoảng 2.640 người, với mức sai số là 5% và độ tin cậy là 95%, thay vào công thức trên ta có:
n = 2.640/[1+ 2.640 (0,05)2]= 347 khách hàng.
Vậy quy mô số khách hàng cần điều tra là 347 khách hàng
* Tiêu chí chọn mẫu:
Hiện nay, khách hàng tại chi nhánh có thể phân thành 5 nhóm chủ yếu sau: Nhóm khách hàng cán bộ, công nhân, viên chức; khách hàng hộ kinh doanh; khách hộ sản xuất nông nghiệp; khách hưu trí, người cao tuổi và khách khác.
Căn cứ vào quy mô số khách hàng cần điều tra đã xác định và số liệu thống kê của chi nhánh về tỷ trọng từng nhóm khách hàng trên tổng số khách hàng, tác giả tiến hành lựa chọn nhóm đối tượng điều tra theo phương pháp ngẫu nhiên với tỷ trọng từng nhóm theo bảng sau:
Bảng 2.2. Phân bổ số lượng phiếu điều tra theo nhóm khách hàng
TT Nhóm khách hàng Tổng mẫu N (Số lượng khách hàng) Tỷ trọng từng nhóm khách hàng Mẫu chọn n (Số phiếu điều tra)
1 Cán bộ, công nhân, viên chức 797 30,19 105
2 Hộ kinh doanh 421 15,94 55
3 Hộ sản xuất nông nghiệp 160 6,06 21
4 Cán bộ hưu trí, người cao tuổi 216 8,19 28
5 Khách hàng khác 1.046 39,61 137
Như vậy, với kích thước mẫu nghiên cứu là 360 khách hàng thì số phiếu điều tra của từng nhóm cụ thể như sau:
- Nhóm khách hàng cán bộ, công nhân, viên chức là: 105 người; - Nhóm khách hàng hộ kinh doanh là: 55 người;
- Nhóm khách hộ sản xuất nông nghiệp là: 21 người; - Nhóm khách hưu trí, người cao tuổi là: 28 người; - Nhóm khách khác là: 137 người;