5. Kết cấu của luận văn
3.3.2. Nhóm nhân tố bên ngoài
3.3.2.1. Chính sách kinh tế vĩ mô
Chính sách vĩ mô của nền kinh tế tác động trực tiếp đến công tác huy động vốn của mỗi ngân hàng, cụ thể:
Khi nền kinh tế bị khủng hoảng, Chính phủ và NHNN sẽ thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ, cắt giảm nhiều khoản chi tiêu công,... Khi đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của các cá nhân, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, lãi suất sử dụng vốn của các cá nhân, doanh nghiệp cao càng làm cho tích lũy của họ thấp. Điều này dẫn đến cung nguồn vốn giảm mạnh, áp lực tăng lãi suất huy động vốn của các NHTM gia tăng theo.
Mặt khác, khi chính sách tiền lương của Nhà nước chưa phù hợp với sự tăng liên tục của giá cả hàng hoá sinh hoạt và dịch vụ,... sẽ tác động trực tiếp đến mối quan hệ giữa tiêu dùng và tiết kiệm của dân cư và doanh nghiệp. Nếu tốc độ tăng giá cả lớn hơn tốc độ tăng tiền lương thì bản thân người lao động
sẽ không đủ để tiêu dùng và tất nhiên tích lũy sẽ bằng không và ngược lại. Ngoài ra, khi Chính phủ và các cơ quan ban ngành thực hiện việc phát hành công trái, trái phiếu, kỳ phiếu để huy động vốn cũng ảnh trực tiếp đến công tác huy động vốn của các NHTM vì lượng vốn nhàn rỗi trong dân cư và doanh nghiệp đã bị thu hút một phần vào cơ quan Nhà nước.
3.3.2.2. Tâm lý số đông và tin đồn
Tâm lý số đông và tin đồn là các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến công tác huy động vốn của mỗi NHTM. Hai nhân tố này dễ gây rủi ro cho công tác huy động vốn của ngân hàng vì nếu xảy ra những thông tin thất thiệt về khả năng hoạt động, khả năng thanh toán của ngân hàng sẽ gây hoang mang cho khách hàng. Khi khách hàng mất lòng tin vào ngân hàng, họ sẽ thông tin cho nhau. Tác động mang tính dây truyền, số đông nếu khách hàng đồng loạt rút tiền gửi từ ngân hàng điều này sẽ làm cho ngân hàng mất khả năng thanh toán. khi đó, nếu không được kiểm soát và xử lý kịp thời, các ngân hàng có thể bị phá sản.
Tóm lại, tâm lý đám đông và tin đồn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và kết quả kinh doanh của mọi NHTM và có thể mang tính dây truyền làm ảnh hưởng đến cả hệ thống ngân hàng.
3.3.2.3. Thu nhập của khách hàng
Khả năng huy động vốn của ngân hàng tỷ lệ thuận với thu nhập của dân cư và doanh nghiệp. Khi thu nhập của dân cư và doanh nghiệp cao, số tiền tích lũy của họ cũng tăng do đó đã kéo theo lượng tiền nhàn rỗi để gửi vào ngân hàng càng nhiều và ngược lại nếu thu nhập của dân cư, doanh nghiệp thấp, tích lũy không nhiều thì việc huy động vốn của ngân hàng cũng sẽ gặp khó khăn.
Thực tế hiện nay, người dân có xu hướng đầu tư vào các kênh an toàn, đây chính là một lợi thế cho các NHTM trong công tác huy động vốn của mình. Đặc biệt, khi người dân có niềm tin vào ngân hàng, họ sẽ tập trung gửi
3.3.2.4. Đối thủ cạnh tranh
Công tác huy động vốn của mỗi NHTM còn gặp phải sự cạnh tranh trực tiếp của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. Khi nhu cầu về vốn để đáp ứng cho sự phát triển của nền kinh tế càng cao thì hệ thống các NHTM mọc lên càng nhiều, điều này dẫn đến sức ép cạnh tranh trong công tác huy động vốn ngày càng khắc nghiệt hơn.
Hiện nay, với lợi thế là một chi nhánh của ngân hàng Nhà nước có uy tín nên Vietinbank Vân Đồn tương đối thuận lợi trong công tác huy động vốn trên địa bàn.
Tuy nhiên, sự cạnh tranh quyết liệt về lãi suất, các dịch vụ ưu đãi kèm theo các chương trình khuyến mại của các NHTM khác trên địa bàn đã làm thị phần huy động vốn của Vietinbank Vân Đồn giảm đi đáng kể. Mặt khác, để tăng sức cạnh tranh, chi phí huy động vốn của chi nhánh cũng tương đối cao đã làm giảm hiệu quả huy động vốn của Vietinbank Vân Đồn.
3.4. Đánh giá chung thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Vân Đồn