Chi phí huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác huy động vốn tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh vân đồn (Trang 56 - 58)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.4. Chi phí huy động vốn

Chi phí huy động vốn là toàn bộ chi phí ngân hàng bỏ ra trong quá trình huy động vốn.

Trong hoạt động của các NHTM, chi phí huy động vốn bao gồm: + Lãi suất huy động vốn

+ Các khoản chi phí khác phát sinh trong quá trình huy động vốn như: Chi phí lương nhân viên; chi phí quảng cáo, marketing; chi phí máy móc, thiết bị, địa điểm, cơ sở hạ tầng,...

Trong 2 khoản chi phí trên, khoản chi trả lãi luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí huy động của các NHTM. Vì vậy, khi tiến hành các công tác huy động vốn, các NHTM luôn quan đến đến lãi suất huy động vốn hàng đầu.

Tuy nhiên, lãi suất huy động vốn bị ảnh hưởng trực tiếp bởi quan hệ cung cầu trên thị trường huy động vốn. Nếu các NHTM đã thừa vốn mà khách hàng vẫn gửi tiền thì lãi suất huy động vốn sẽ giảm xuống. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, hoặc Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, lượng vốn của ngân hàng bị thiếu hụt lớn, các NHTM sẽ tăng lãi suất đi vay để huy động được nhiều vốn hơn. Ngoài ra, lãi suất huy động của các NHTM còn phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh của các ngân hàng trong từng thời kỳ.

Công tác huy động vốn đạt hiệu quả về mặt chi phí khi đảm bảo được các điều kiện sau:

- Ngân hàng tìm kiếm các nguồn chi phí thấp nhất để đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư trong khi vẫn thỏa mãn yêu cầu phù hợp về mặt quy mô, thời hạn và cơ cấu.

- Tăng lợi nhuận cho ngân hàng mà không phải chấp nhận rủi ro cao vì sức ép tăng chi phí vốn. Về cơ bản, lợi nhuận ngân hàng được tính bằng tổng thu nhập trừ đi tổng chi phí, mà phần lớn ở đây là chi phí trả lãi, do vậy để tối đa lợi nhuận, ngân hàng phải tối thiểu hóa chi phí hoạt động. Nguồn ngắn hạn thường có chi phí thấp, kém ổn định và ngược lại, nguồn có thời hạn càng dài thì chi phí càng cao nhưng ổn định hơn. Do vậy để hoạch định chiến lược kinh doanh cho mỗi giai đoạn, căn cứ vào quy định pháp luật hiện hành, căn cứ trả lãi, ngân hàng sẽ đưa ra các chính sách huy động vốn phù hợp. Tùy theo đặc điểm từng nguồn vốn, ngân hàng sẽ đưa ra mức lãi suất danh nghĩa khác nhau. Để cạnh tranh mở rộng nguồn tiền, các ngân hàng đều cố gắng tạo ra ưu thế riêng của mình trong đó có ưu thế về cạnh tranh lãi suất. Việc xác định chi phí huy động vốn là việc làm rất hữu ích cho ngân hàng để từ đó xây dựng chính sách kinh doanh có hiệu quả.

Các ngân hàng thường xác định chi phí huy động vốn thông qua chỉ tiêu chi phí trả lãi bình quân. Chỉ tiêu này phản ánh số tiền ngân hàng phải bỏ ra cho một đồng vốn huy động được.

Chi phí trả lãi bình quân được xác định chung theo công thức: Chi phí trả lãi bình quân = Chi phí trả lãi

Tổng vốn huy động

Khi chi phí trả lãi bình quân giảm qua các năm, kèm theo sự tăng trưởng về quy mô nguồn vốn thì có nghĩa công tác huy động vốn của ngân hàng đã được tổ chức một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác huy động vốn tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh vân đồn (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)