Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động quản lý tín dụng của NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 38 - 40)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động quản lý tín dụng của NHTM

1.2.4.1. Các nhân tố chủ quan

- Cơ cấu tổ chức của ngân hàng

Cơ cấu tổ chức của một ngân hàng được xây dựng hợp lý sẽ góp phần tạo ra môi trường tốt cho hoạt động kiểm soát. Một cơ cấu tổ chức hợp lý còn góp phần ngăn ngừa có hiệu quả các hành vi gian lận và sai sót trong hoạt động quản lý tín dụng, làm tăng hiệu quả của các thủ tục kiểm soát cũng như hiệu quả của kiểm soát nội bộ. Một cơ cấu tổ chức hợp lý phải thiết lập sự điều hành và kiểm soát trên toàn bô hoạt động và các lĩnh vực của doanh nghiệp sao cho không bị chồng chéo hoặc bỏ trống. Thực hiện sự phân chia tách bạch giữa các chức năng, đảm bảo sự độc lập tương đôi giữa các bộ phận, tạo khả năng kiểm tra, kiểm soát lẫn nhau trong các bước thực hiện công việc.

- Cơ chế tín dụng

Hoạt động quản lý tín dụng của các NHTM có chức năng giám sát, kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật, các quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ của ngân hàng. Do đó, việc thiếu đồng bộ của các văn bảo chỉ đạo, cơ chế hoạt động sẽ dẫn tới việc kiểm soát hoạt động tín dụng của các NHTM lỏng lẻo, thiếu chặt chẽ, tiềm ẩn có nguy cơ dẫn đến rủi ro.

- Sự phát triển công nghệ của ngân hàng

Sự phát triển của công nghệ thông tin đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho mọi hoạt động kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế. Đối với các ngân hàng, họ luôn phải là những người đi đầu trong việc ứng dụng các tiến bộ trong công nghệ

ngân hàng để nâng cao hiệu quả hoạt động. Sự phát triển của công nghệ ngân hàng tác động đến hệ thống thông tin về kế toán được máy tính hóa sẽ dẫn đến giảm bớt rủi ro xảy ra sai sót do tính toán và chuyển số, sai sót do có sự chênh lệch giữa số kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp. Ngoài ra, công nghệ thông tin hiện đại có thể hỗ trợ hoạt động kiểm soát, giúp việc thực hiện các thủ tục kiểm soát được dễ dàng.

- Trình độ của cán bộ ngân hàng

Các cán bộ trong các khâu của quá trình cấp tín dụng độc lập cần có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, có tinh thần trách nhiệm, kỷ luật nghề nghiệp cao đồng thời phải có chuyên môn vững và kinh nghiệm công tác. Cũng giống như cán bộ tín dụng, cán bộ làm công tác quản lý tín dụng phải nắm bắt, hiểu rõ các đối tượng khách hàng ở nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, nhiều vùng, lãnh thổ, thậm chí nhiều quốc gia khác nhau, để đánh giá tốt khách hàng họ phải am hiểu khách hàng, lĩnh vực mà khách hàng kinh doanh, môi trường mà khách hàng sống. Như vậy, cán bộ quản lý tín dụng phải được đào tạo và tự đào tạo đầy đủ nghiệp vụ ngân hàng nói chung và chuyên môn về kiểm soát nói riêng.

1.2.4.2. Các nhân tố khách quan

- Nhóm nhân tố từ phía khách hàng

+ Tài chính của doanh nghiệp không minh bạch, gây khó khăn trong việc thẩm định, đánh giá doanh nghiệp.

+ Độ chuẩn xác và đầy đủ của các thông tin cung cấp cho ngân hàng qua hồ sơ vay vốn, trả lời phỏng vấn. Khi ngân hàng nhận được thông tin không đầy đủ, không chính xác thì kết qua phân tích không thể phản ánh đúng thực trạng của khách hàng, dẫn tới việc đề xuất tín dụng không đúng, gây rủi ro cho ngân hàng.

+ Thái độ và đạo đức của khách hàng vay vốn có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động quản lý tín dụng. Trong trường hợp khách hàng trung thực, có tinh thần hợp tác với ngân hàng thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thực hiện kiểm soát tín dụng, kiểm tra giám sát vốn vay hiệu quả. Ngược lại nếu khách hàng không trung thực cố ý làm trái đạo đưc, không thành thật chia sẻ với cán bộ ngân hàng thì việc kiểm soát tín dụng đề đảm bảo an toàn vốn của ngân hàng là rất khó.

- Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội, pháp luật

Môi trường kinh tế - chính trị - xã hội - pháp luật có tác động lớn tới hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động quản lý tín dụng nói riêng. Chính sách kinh tế vĩ mô ổn định, hệ thống pháp luật đồng bộ sẽ giúp cho hoạt động của khách hàng ít bị biến động. Xã hội chính trị ổn định, đời sống an sinh đảm bảo dẫn đến ít tội phạm kinh tế, ít hành động khuất tất đen tối, hoạt động ngân hàng nhờ thế được an toàn và hoạt động quản lý tín dụng được thuận lợi dễ dàng. Ngược lại, chính sách kinh tế vĩ mô không ổn định, hệ thống pháp luật chồng chéo, an sinh xã hội không tốt, xuất hiện nhiều hành vi lừa đảo thì hoạt động của ngân hàng rất khó khăn, dẫn tới việc quản lý tín dụng sẽ khó khăn.

Về môi trường kinh tế, có rất nhiều nhân tố tác động đến hoạt động tín dụng của ngân hàng mà khi hoạch định chính sách cần phải đặc biệt chú ý:

+ Năng lực về vốn và SX-KD của khách hàng + Tốc độ tăng trưởng kinh tế

+ Các nguồn lực sử dụng trong quá trình SX-KD + Thị trường chi phối quản trị tín dụng

+ Lạm phát tác động tiêu cực đến quản trị tín dụng NHTM + Yếu tố chính trị - xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)