Chỉ tiêu đánh giá mục tiêu lợi nhuận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 54)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.3. Chỉ tiêu đánh giá mục tiêu lợi nhuận

Chỉ tiêu: Tỷ lệ thu lãi cho vay

Tỷ lệ thu lãi cho vay = Số lãi thu trong kỳ x 100 Tổng số lãi phải thu trong kỳ

Tỷ lệ thu lãi trong kỳ phản ánh chất lượng của các khoản đầu tư tín dụng trong việc tạo ra thu nhập thực cho ngân hàng. Tỷ lệ thu lãi càng cao phản ánh chất lượng của các khoản cho vay cao, ngược lại phản ánh chất lượng của các khoản cho vay có vấn đề. Đối với tín dụng trong điều kiện thực tiễn Việt Nam hiện nay, tỷ lệ thu lãi đạt trên 97% là đảm bảo yêu cầu. Với một khoản cho vay, kể từ khi nhận tiền vay cho đến khi thu hết nợ, tỷ lệ thu lãi tối đa là 100%, nhưng xét trong một khoảng thời gian nào đó, tỷ lệ thu lãi có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn 100%.

Đánh giá qua mối quan hệ giữa các nhóm chỉ tiêu

Các mặt lợi ích của ngân hàng, khách hàng và xã hội có một quan hệ biện chứng với nhau. Một quản lý hoạt động tín dụng tốt giúp ngân hàng lựa chọn được các dự án đầu tư tốt, khách hàng làm ăn có lãi, doanh thu và lợi nhuận tăng lên, nên ngân hàng thu được nợ gốc và lãi, các mục tiêu của ngân hàng được thực hiện.

Về mặt xã hội, nhờ dự án vay vốn phát huy hiệu quả, góp phần tăng của cải toàn xã hội, tăng trưởng kinh tế chung và tạo công ăn việc làm mới cho người lao động. Ngược lại, một quản lý hoạt động tín dụng sai lầm hướng đầu tư vốn vào ngành, dự án kinh tế đang hoặc sẽ gặp khó khăn, dẫn đến người vay thua lỗ không trả được nợ, các mục tiêu về xã hội cũng không được thực hiện. Tuy nhiên, ba mặt lợi ích cũng có thể có những biểu hiện ngược chiều nhau. Chẳng hạn, một quản lý hoạt động tín dụng quá thiên về lợi nhuận của ngân hàng, cho khách hàng vay vốn thực hiện dự án sát với đường tiệm cận hòa vốn của dự án. Lúc này để trả được nợ gốc và lãi cho ngân hàng, khách hàng không có lợi nhuận, buộc họ phải giảm quy mô sản xuất để giảm rủi ro. Trong trường hợp này thì lợi ích của khách hàng và của xã hội không được bảo đảm.

Quản lý hoạt động tín dụng của NHTM là chính sách đa mục tiêu, khi đánh giá chính sách cần phải đánh giá toàn diện và chú trọng đánh giá theo mục tiêu chính. Chẳng hạn, nếu NHTM thực hiện chính sách thị phần tín dụng thì phải căn cứ chủ yếu vào quy mô, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay và khách hàng vay, còn mục tiêu lợi nhuận là thứ yếu. Nhưng nếu chính sách của NHTM theo đuổi mục tiêu lợi nhuận thì phải căn cứ chủ yếu vào quy mô và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, chênh lệch lãi suất giữa đầu ra, đầu vào cơ cấu và thực tế để đánh giá. Mặt khác, vì là quản lý hoạt động TDNH phục vụ phát triển KT-XH, nên khi đánh giá phải chú trọng đánh giá lợi ích của khách hàng và của toàn xã hội do chính sách mang lại.

Tóm lại, quản lý hoạt động tín dụng của một NHTM không những đóng vai trò quyết định đến sự thành công trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh của riêng nó, như tăng trưởng DNTD, cũng cố và nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro, mà còn góp phần quan trọng trong việc giúp các khách hàng vay vốn mở rộng SX-KD, tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận. Qua đó, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi, giải phóng lao động ngành nông nghiệp, phát triển ngành nghề tạo công ăn việc làm trong nông thôn. Vì vậy, muốn đánh giá hiệu quả mà chính sách mang lại, cần phải đánh giá đầy đủ trên cả ba mặt là lợi ích của ngân hàng, khách hàng và của toàn xã hội.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương này, Luận văn trình bày các phương pháp nghiên cứu, thu thập và tổng hợp số liệu để có những số liệu phản ánh thực tế đối tượng nghiên cứu một cách sát thực nhất.

Nói chung, không có những quy tắc tuyệt đối trong phương pháp nghiên cứu và trình bày kết quả nghiên cứu khoa học. Các quy tắc này có thể thay đổi tùy chuyên ngành, tùy cấp độ nghiên cứu cũng như tùy người hướng dẫn hoặc chịu trách nhiệm khoa học của đề tài. Mỗi nhà khoa học lại chịu những áp lực hành chính, quy định chuyên môn và thói quen nghiên cứu trong đơn vị và chuyên ngành của mình.

Tuy nhiên, vẫn có những bước cơ bản giúp một người làm công tác nghiên cứu có thể xây dựng một đề tài nghiên cứu đại hiệu quả. Có thể hình dung một lộ trình thực hiện như sau: Xác định vấn đề nghiên cứu; Xác định khung lý thuyết và kế hoạch thu thập thông tin; Thu thập thông tin; Phân tích thông tin; Viết báo cáo trình bày kết quả nghiên cứu.

Trình tự này cũng mang tính tương đối. Bởi có thể có những đề tài xuất phát từ những ý tưởng mới, sau đó mới thu thập tài liệu, triển khai thực hiện. Và cũng có thể có đề tài diễn ra theo hướng ngược lại, sau khi đã tích lũy một lượng thông tin, tài liệu đủ lớn để có cái nhìn tổng quát và sâu sắc làm nảy sinh ý tưởng về đề tài nghiên cứu.

Ngoài ra, trong chương này, luận văn cung đưa ra hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động quản lý tín dụng. Luận văn sử dụng hai hệ thống chỉ tiêu là những chỉ tiêu định lượng và những chỉ tiêu định tính về chất lượng hoạt động tín dụng.

Kết quả nghiên cứu của chương 2 có ý nghĩa quan trọng đối với luận văn. Trong chương này cung cấp cơ sở lý luận tiền đề cho những phân tích về thực trạng hoạt động quản lý tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội.

Chương 3

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN - HÀ NỘI 3.1. Khái quát về ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông thôn Nhơn Ái được thành lập theo giấy phép số 0041/NH/GP ngày 13/11/1993 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp, chính thức đi vào hoạt động ngày 12/12/1993 với vốn điều lệ đăng ký ban đầu là 400 triệu đồng. Thời gian đầu mới thành lập mạng lưới hoạt động của ngân hàng chỉ có một trụ sở chính đặt tại 41 - Ấp Nhơn Lộc 2 - Thị Tứ Phong Điều - Huyện Châu Thành - Tỉnh Cần Thơ (cũ) nay là Huyện Phong Điền - Thành phố Cần Thơ với địa bàn hoạt động bao gồm vài xã thuộc Châu Thành. Đối tượng cho vay chủ yếu là cán bộ nông dân với mục đích vay phục vụ sản xuất nông nghiệp và tổng số cán bộ nhân viên lúc bấy giờ Ngân hàng có 08 người, trong đó chỉ có một người có trình độ đại học. Ngày 20/01/2006, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký quyết định số 94/QĐ - NHNN về việc chấp thuận cho Ngân hàng chuyển đổi mô hình hoạt động từ Ngân hàng TMCP nông thôn sang Ngân hàng TMCP đô thị và chính thức đổi tên thành: Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội; đánh dấu một sự chuyển đổi quan trọng trong quá trình phát triển hoạt động kinh doanh của SHB.

Năm 2009 tạo bước ngoặc quan trọng trong hoạt động kinh doanh của SHB và được đánh dấu bởi một loại các sự kiện lớn. Một trong số đó là SHB đã thực hiện niêm yết thành công cổ phiếu trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội và được sự tín nhiệm của cổ đông và các nhà đầu tư. Điều này được thể hiện rõ nét khi vào tháng 10/2009 SHB được Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội trao giải một trong 3 cổ phiếu có tính thanh khoản cao nhất tại sàn Hà Nội. Ngoài ra, tháng 05/2009 SHB đã chính thức ký kết hợp đồng triển khai giải pháp phần mền ngân hàng lõi (Core Banking) với Polaris Software Lab Ltd và dự kiến giải pháp Interllect Universal Banking sẽ được chính thức triển khai trên toàn hệ thống SHB vào giữa năm 2010 - đánh dấu sự phát triển mới về việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào hoạt động ngân hàng.

Trong quá trình hoạt động, SHB luôn hoạch định chiến lược rõ ràng, phù hợp cho từng giai đoạn phát triển, có định hướng lâu dài trên cơ sở chiến lược cạnh tranh, luôn tại sự khác biệt. Với thế mạnh từ các cổ đông chiến lược là các tập đoàn kinh tế lớn của Việt Nam như: Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Tập đoàn T&T,… với các đối tác chiến lược lớn như: Công ty xây lắp máy Việt Nam Lilama, Hiệp hội các Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh,… SHB luôn có ưu thế vượt trội về nguồn vốn (VND và USD), thị trường và hệ thống khách hàng rộng lớn. Ngoài ra, SHB đã xây dựng được một cơ cấu tổ chức hoạt động thống nhất, tinh gọn và không ngừng mở rộng các điểm giao dịch trên toàn quốc nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ đa dạng khách hàng tại các vùng miền trong cả nước và nhiều lĩnh vực của nền kinh tế góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước. SHB đã và đang đổi mới, hiện đại hóa công nghệ, phát triển đa dạng hóa sản phẩm, chuyên nghiệp và chuẩn hóa nhân sự, minh bạch và an toàn trong hoạt động Ngân hàng.

Sau khi nhận sáp nhập thành công Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) ngày 7/8/2012, tính đến hết năm 2015, SHB đã trở thành một đinh chế tài chính có quy mô lớn của Việt Nam với tổng tài sản đạt trên 200 nghìn tỷ đồng, vốn điều lệ gần 9.500 tỷ động, hơn 3,5 triệu khách hàng tổ chức và cá nhân, hơn 6.000 cán bộ nhân viên toàn hệ thống, mạng lưới kinh doanh rộng lớn với gần 500 chi nhánh và phòng giao dịch trải dài trên cả nước và 03 chi nhánh tại Lào, Campuchia.

Trải qua 22 năm hoạt động, SHB dần khẳng định được uy tín và vị thế của mình trên hệ thống các Ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) cả nước. SHB tự hào là một trong những NHTMCP có tốc độ phát triển mạnh mẽ qua từng năm, gặt hái nhiều thành công rực rỡ nhờ chiến lược phát triển toàn diện song hành với mục tiêu phát triển vì lợi ích cộng đồng. Với tôn chỉ hoạt động “Đối tác tin cậy, Giải pháp phù hợp” và chiến lược kinh doanh luôn đổi mới nhằm mang lại giá trị lợi ích cho khách hàng và sự thịnh vượng cho các cổ đông - nhà đầu tư, SHB luôn là hài lòng khách hàng và đối tác với những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đồng bộ, tiện ích, chất lượng, và cạnh tranh với phong cách phục vụ chuyên nghiệp.

Với những thành tích đạt được, SHB đã được Đảng, Nhà nước và các tổ chức quốc tế trao tặng nhiều bằng khen, giải thưởng cao quý trong và ngoài nước cho những tập thể và cá nhân xuất sắc. Tiêu biểu trong số đó, nhân kỉ niệm 20 năm thành lập ngân hàng, SHB đã vinh dự đón nhận huân chương lao động hạng Nhì của

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam trao tặng. Năm 2015 SHB vinh dự nằm trong Top 5 Ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam, phấn đấu trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng hàng đầu Việt Nam, đến năm 2020 trở thành Tập đoàn tài chính mạnh theo chuẩn quốc tế.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội có bộ máy hoạt động linh hoạt với nhiều phòng ban. Ngân hàng có một đội ngũ cán bộ, nhiên viên giỏi về nghiệp vụ. Đa số cán bộ trong ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội đã tốt nghiệp đại học, có những cán bộ của Ngân hàng đã tốt nghiệp cao học. Bên cạnh đó, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội không ngừng bồi dưỡng cán bộ nhằm nâng cao nghiệp vụ phù hợp với những đổi mới tại Ngân hàng.

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý NH TMCP Sài Gòn - Hà Nội

3.2. Quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội

3.2.1. Quản lý nguồn vốn cho vay của SHB

3.2.1.1. Vốn điều lệ

Năng lực về vốn là nhân tố rất quan trọng đối với các NHTM trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. SHB đã có những bước đi nhằm gia tăng vốn điều lệ trong 2014 - 2016. Trong số 36 ngân hàng thương mại hiện nay, số vốn điều lệ của SHB nằm trong top 10 ngân hàng có vốn điều lệ lớn hơn 10.000 tỷ đồng.

Hình 3.1: Vốn điều lệ của SHB

(Nguồn: Báo cáo tài chính của SHB)

Quy mô vốn điều lệ của SHB đã tăng lên trong 5 năm qua. Năm 2016, vốn điều lệ SHB là 11.197 tỷ đồng cao hơn 10.000 tỷ đồng, hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu tăng vốn điều lệ của ngân hàng nhà nước trong năm qua. Nguồn vốn điều lệ gia tăng chủ yếu dưới hình thức trả cổ tức bằng cổ phiếu.

3.2.1.2. Quản lý nguồn vốn huy động

Nguồn vốn huy động vừa là yếu tố chính quyết định quy mô kinh doanh vừa quyết định việc mở rộng hay thu hẹp hoạt động tín dụng của các NHTM, quyết định sự sống còn của ngân hàng.

Trong giai đoạn 2012 - 2016, quy mô nguồn vốn huy động của SHB không ngừng tăng lên. Tiền gửi khách hàng năm 2012 đạt 77.598.520 triệu đồng, tăng lên mức 166.809.425 triệu đồng năm 2016. Cho thấy sự gia tăng nhanh chóng và khả năng huy động vốn của SHB là rất tốt. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn

huy động đã có xu hướng giảm xuống, đặc biệt trong giai đoạn 2014 - 2016, cho thấy áp lực cạnh tranh khốc liệt trong hệ thống ngân hàng thương mại hiện nay.

Hình 3.2: Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động

(Nguồn: BCTC của SHB và tính toán của tác giả)

Công tác quản lý nguồn vốn huy động không chỉ xem xét về quy mô và tốc độ tăng trưởng. Nhà quản lý ngân hàng còn thực hiện theo dõi, phân tích nguồn vốn huy động dưới nhiều góc độ khác nhau.

- Căn cứ theo loại hình tiền gửi

Căn cứ theo loại hình tiền gửi, nguồn vốn huy động của ngân hàng bao gồm tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi luân chuyển, tiến ký quỹ và chuyền tiền phải trả.

Bảng 3.1: Nguồn vốn huy động theo loại hình tiền gửi

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn vốn 2012 2013 2014 2015 2016

Tiền gửi khách hàng 77.598.520 90.761.017 123.227.619 148.828.876 166.576.217

Tiền gửi không kỳ hạn 6.078.529 8.554.718 12.380.210 20.302.228 19.060.924 Tiền gửi có kỳ hạn 71.399.622 81.891.087 109.779.874 127.843.579 146.322.581

Tiền gửi vốn luân chuyển 8 9 53 2.057 24.389

Tiền ký quỹ 120.361 268.505 1.054.713 663.688 1.168.323 Chuyển tiền phải trả - 46.698 12.769 17.324 -

Bảng 3.1 cho thấy, nguồn vốn huy động của SHB chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn. Tỷ trọng nguồn tiền gửi có kỳ hạn chiếm trên 86% tổng nguồn vốn huy động của SHB. Nguồn tiền gửi có kỳ hạn không ngừng gia tăng rất nhanh về quy mô tiền gửi cũng như tỷ trọng nguồn tiền gửi có kỳ hạn trong tổng nguồn vốn huy động của SHB. Cụ thể, quy mô tiền gửi có kỳ hạn năm 2012 là 71.399.622 triệu đồng tăng lên 146.322.581 triệu đồng năm 2016. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2012 - 2016 đạt 43%. Đây là con số rất ấn tượng trong công tác huy động nguồn vốn của SHB.

Nguồn tiền gửi không kỳ hạn có quy mô và tỷ trọng thấp hơn nguồn tiền gửi có kỳ hạn. Nhưng cũng có sự đóng góp đáng kể trong công tác huy động vốn. Cụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)