Định hướng điều hành CSTT và hoạt động ngân hàng năm 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 115 - 117)

5. Kết cấu của luận văn

4.1.1. Định hướng điều hành CSTT và hoạt động ngân hàng năm 2017

Trên cơ sở chủ trương của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ và các đánh giá, nhận định về tình hình kinh tế, vĩ mô, tiền tệ năm 2017, NHNN điều hành CSTT chủ động, linh hoạt các công cụ CSTT phù hợp với diễn biến trên thị trường thế giới và trong nước để thực hiện mục tiêu CSTT, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm bảo đảm ổn định các cân đối vĩ mô và kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý. Trong đó, tập trung thực hiện các giải pháp trọng tâm sau:

Nâng cao chất lượng công tác thống kê, dự báo, theo dõi sát diễn biến thị trường trong nước và quốc tế để chủ động phân tích tình hình, dự báo kinh tế vĩ mô, tiền tệ và triển khai đồng bộ, linh hoạt các công cụ CSTT nhằm ổn định thị trường tiền tệ, bảo đảm thanh khoản hệ thống, ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ phù hợp với các cân đối vĩ mô và mục tiêu chính sách tiền tệ, phấn đấu ổn định mặt bằng lãi suất như năm 2016.

Thực hiện các giải pháp kiểm soát tăng trưởng tín dụng phù hợp điều kiện của nền kinh tế, đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; kiểm soát tín dụng ở một số ngành, lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tiếp tục cho phép TCTD được xem xét, quyết định cho vay vốn bằng ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn ở trong nước nhằm thực hiện phương án SXKD hàng xuất khẩu đến hết 31/12/2017.

Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa, công tác quản lý điều hành giá cũng như với các chính sách kinh tế vĩ mô khác để đảm bảo thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Tập trung hoàn thiện và phát triển hệ thống thanh toán và dịch vụ ngân hàng trên nền tảng công nghệ hiện đại gắn liền với đảm bảo an toàn an ninh mạng, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế.

Tiếp tục tăng cường, đổi mới và nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng phù hợp với yêu cầu thực tiễn của Việt Nam và thông lệ quốc tế. Xây dựng kế hoạch cũng như tập trung nguồn lực để triển khai quyết liệt, toàn diện các giải pháp tại Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 ngay sau khi được Bộ chính trị phê duyệt.

Tăng cường công tác truyền thông, phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí để truyền thông về điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ cũng như điều hành CSTT của NHNN, qua đó tạo sự ủng hộ thị trường, dư luận đối với công tác điều hành CSTT và hoạt động ngân hàng.

Các nhiệm vụ cụ thể:

- Thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra (dưới 5%), bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý (khoảng 6,7%).

- Điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế.

- Phấn đấu chỉ tiêu tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 16 - 18%. - Chỉ tiêu dư nợ tăng khoảng 18% so với cuối năm 2016 và căn cứ vào diễn biến, tình hình thực tế để điều chỉnh phù hợp.

- Chủ động thực hiện các giải pháp quản lý thị trường ngoại tệ, thị trường vàng, để tiếp tục giảm tình trạng đô la hóa, vàng hóa trong nền kinh tế.

- Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

- Tiếp tục thực hiện các giải pháp theo lộ trình tái cơ cấu các TCTD và xử lý nợ xấu theo các Đề án đã được Chính phủ thông qua, tăng cường công tác thanh tra, giám sách, ngân hàng.

- Tiếp tục triển khai đồng bộ các biện pháp xử lý nợ xấu và kiểm soát, nâng cao chất lượng tín dụng theo Đề án được phê duyệt tại Quyết định số 843/QĐ - TTg

ngày 31/05/2013 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó đẩy mạnh việc xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường; nghiên cứu, hoàn thiện mô hình VAMC…

* Dự kiến những ảnh hưởng, tác động tới hoạt động của SHB

- Căn cứ theo các dự báo kinh tế vĩ mô, kinh tế Việt Nam năm 2017 sẽ có nhiều triển vọng phát triển hơn nữa so với năm 2016, theo đó nền kinh tế sẽ cần nhiều vốn hơn để phát triển sau thời kỳ suy thoái. Đây là điều kiện thuận lợi để SHB tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, chiếm lĩnh thị phần. Tuy nhiên, NHNN đưa ra định hướng tăng trưởng tín dụng tăng hệ thống năm 2017 là 18%.

- Nền kinh tế phục hồi và tăng trưởng đồng nghĩa với nhà đầu tư có thêm nhiều kênh đầu tư vốn hấp dẫn hơn trong khi mặc bằng lãi suất huy động đang ở mức thấp. Như vậy, trong năm 2017 hệ thống ngân hàng nói chung và SHB nói riêng vẫn tiếp tục phải đối mặt với áp lực huy động vốn và đảm bảo thanh toán. Vì vậy, SHB có các giải pháp để tăng khả năng cạnh tranh trong việc huy động vốn, đồng thời chuẩn bị các kịch bản đối phó với trường hợp căng thẳng thanh khoản có thể xẩy ra vào cuối năm.

- Quá trình hợp nhất, sáp nhập các tổ chức tín dụng tiếp tục được triển khai với nhiều thương vụ như Sacornbank-SouthernBank, Vietinbank-PGBank, DongABank-ABBank, Eximbank-NamABank, MaritirneBank-MDB .... Bên cạnh đó, xu hướng các ngân hàng mua lại các công ty tài chính để mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tiếp tục diễn ra. Việc tái cơ cấu các TCTD sẽ góp phần tạo ra các TCTD có quy mô lớn hơn và năng lực cạnh tranh cao hơn, ảnh hưởng nhất định tới khả năng cạnh tranh của SHB.

- Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn, dẫn đến nguy cơ nợ xấu cho ngân hàng.

- Xu hướng lãi suất huy động của các TCTD ngày càng tăng trong khi lãi suất cho vay thấp, dẫn đến chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra ngày càng thu hẹp, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)