Kiến nghị với các ban ngành liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 143 - 147)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.3. Kiến nghị với các ban ngành liên quan

Việc thực hiện các cam kết quốc tế về mở cửa thị trường tài chính và dịch vụ ngân hàng làm cho môi trường cạnh tranh trên thị trường tài chính nước ta ngày càng trở nên gay gắt, rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi vì thế cũng tăng lên. Trong bối cảnh đó, yêu cầu đặt ra đối với các cơ quan giám sát là làm thế nào để thị trường tài chính hoạt động ổn định và phát triển bền vững, bảo vệ tốt quyền lợi ngừoi gửi tiền và nhà đầu tư. Để làm được điều đó cần xử lý tốt một số vấn đề sau đây:

- Thứ nhất, xây dựng Luật giám sát, Luận Bảo hiển tiền gửi đồng bộ với Luật NHNN, Luật các TCTD, Luật kinh doanh chứng khoán, Luật kinh doanh bảo hiểm để hoạt động giám sát được thực thi theo luật; đồng thời để giám sát hiệu quả hoạt động của các định chế tài chính thì tổ chức Bảo hiểm tiền gửi cần có vai trò độc lập với các cơ quan quản lý Nhà nước.

- Thứ hai, xây dựng hệ thống tiêu chí giám sát đảm bảo cho hoạt động giám sát tài chính, ngân hàng có hiệu quả và thống nhất; xây dựng hệ thống cảnh báo và hệ thống thông tin quản lý để kịp thời chấn chỉnh hoạt động của các định chế tài chính.

- Thứ ba, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phát triển hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo đủ mạnh để hỗ trợ toàn diện hoạt động giám sát, đặc biệt tài chính phục vụ cho việc cảnh báo sớm của các cơ quan giám sát; xây dựng kho dữ liệu để các cơ quan giám sát khai thác chung nhằm đảm bảo thống nhất và không gây phiền hà cho các cơ quan chịu sự giám sát.

- Thứ tư, tăng cường cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan giám sát về phân công nhiệm vụ giám sát cụ thể theo từng lĩnh vực, chuyên ngành; việc trao đổi, cung cấp thông tin, sử dụng kết quả giám sát của các cơ quan giám sát; công tác đào tạo cán bộ nghiệp vụ… nhằm nâng cao hiệu quả giám sát, tránh chồng chéo hoặc bỏ sót trong việc giám sát hoạt động tài chính - ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Trong chương 4, luận văn đã đưa ra các giải pháp tăng cường quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng SHB. Các giải pháp và kiến nghị được đưa ra trên cơ sở phân tích các luận cứ khoa học như cơ sở lý luận của chương 1, thực tiễn của chương 3 và định hướng phát triển kinh tế của ngân hàng SHB, của Đảng, Nhà nước.

Luận văn đã đề xuất hệ thống 5 nhóm giải pháp đồng bộ góp phần tăng cường quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng SHB như hoàn thiện công tác huy động vốn, đổi mới tổ chức bộ máy quản lý tín dụng, hoàn thiện chính sách quản lý và điều hành tín dụng, tăng cường quản trị việc xây dựng chiến lược khách hàng, và nâng cao năng lực phục vụ khách hàng theo hướng chuyên môn hóa. Các nhóm giải pháp đó vừa tạo tiền đề cho nhau vừa tạo nên hệ thống các giải pháp đồng bộ và lý giải cách thức thực hiện để chỉ rõ tính khả thi của các giải pháp. Luận văn còn đưa ra những kiến nghị đối với chính phủ, đối với NHNN Việt Nam và với các ban ngành liên quan.

Việc triển khai và thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp trên sẽ góp phần tăng cường hơn nữa công tác quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng SHB.

KẾT LUẬN

Với mục tiêu nghiên cứu của luận văn đề xuất giải pháp tăng cường quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng SHB. Trên cơ sở vân dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, Hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về tín dụng, quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại.

Thứ hai, luận văn nghiên cứu tổng quát về tổ chức và hoạt động của SHB, đi sâu phân tích, lý giải thực trạng quản lý hoạt động tín dụng tại SHB, qua đó, đánh giá được những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong công tác quản lý tín dụng của SHB. Trong công tác quản lý hoạt động tín dụng, SHB đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề còn tồn tại. Những tồn tại đó do nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan, đòi hỏi Ngân hàng cần phải xem xét và khắc phục để tiếp tục đứng vững trên thị trường.

Thứ ba, trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý hoạt động tín dụng tại SHB, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tín dụng đối với SHB. Tại mỗi giải pháp, luận văn đã đưa ra các nội dung và biện pháp thực hiện cụ thể. Những giải pháp luận văn đưa ra là những ý tưởng mới, được hình thành một cách có căn cứ khoa học trên cơ sở thực trạng quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng SHB.

Thứ tư, luận văn đưa ra các kiến nghị với nhà nước, những kiến nghị với NHNN Việt Nam, những kiến nghị với các bên liên quan về một số vấn đề có liên quan để phần đẩy nhanh phát triển KT-XH, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng SHB đạt kết quả cao hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2013, 2014, 2015 tại ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội.

2. Trịnh Doãn Diện (2015), “Quản trị hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Hà Giang”, Luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. 3. Edward W.Reed & Edward K.Gill - Ngân hàng Thương mại

4. Frederic S.Mishkin: Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường tài chính, NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội năm 1994.S

5. Kongchampa Ounkham (2016), “Quản trị hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại tại Lào”, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN.

7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2007),Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 18/2007/QĐ-NH về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN.

8. Ngân hàng TMCP Á Châu (2015), Định hướng chính sách và hoạt động tín dụng.

9. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2015), Cẩm nang tín dụng.

10. Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (2015), Báo cáo công tác tín dụng bán lẻ.

11. Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (2015), Báo cáo SPTD bán buôn.

12. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1997), Luật các tổ chức tín dụng.

13. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng.

14. Nguyễn Hữu Tài (2002), Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

15. Tạp chí Thông tin khoa học ngân hàng chuyên đề "Các biện pháp bảo đảm an toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của các TCTD trong cơ chế thị trường ở Việt Nam".

16. Nguyễn Thị Thưởng (2014), “Quản trị hoạt động tín dụng tại BIDV Bắc Ninh - Thực trạng và giải pháp”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên.

17. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

18. Trần Trung Tường (2011), “Quản trị tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 143 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)