Chỉ tiêu đánh giá mục tiêu mở rộng huy động vốn và đầu tư tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 50 - 52)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.1. Chỉ tiêu đánh giá mục tiêu mở rộng huy động vốn và đầu tư tín dụng

Có nhiều chỉ tiêu đánh giá, dưới đây là một số chỉ tiêu chủ yếu:

Chỉ tiêu 1: Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động

- Quy mô nguồn vốn huy động: quy mô nguồn vốn huy động tại một thời điểm là toàn bộ số dư các loại nguồn vốn mà NHTM tự huy động có được tại thời điểm đó. Nó bao gồm các khoản tiền gửi tiết kiệm có và không có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán, tiền vay của các tổ chức và cá nhân trên địa bàn. Khi đánh giá chỉ tiêu này, phải đánh giá tỷ trọng của nó so với kế hoạch, so với năm trước.

- Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động:

Tốc độ tăng nguồn vốn huy động =

Số dư nguồn vốn huy động bình quân 12 tháng năm nay

x 100 Số dư nguồn vốn huy động

bình quân 12 tháng năm trước

Đối với các NHTM hoạt động chủ yếu ở khu vực khó khăn huy động, nguồn vốn huy động bao gồm cả nguồn vốn huy động trên cả địa bàn nơi NHTM hoạt động, bởi vì hầu hết nguồn vốn huy động được đều cho vay ở khu vực địa bàn đó, nguồn vốn cho vay ở khu vực thành thị chủ yếu được điều chuyển từ nơi khác về. Đánh giá chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng nguồn vốn phải giá so sánh với tốc độ tăng trưởng chung của các NHTM trên địa bàn, so với kế hoạch, so với năm trước và so với đối thủ cạnh tranh trực tiếp.

Chỉ tiêu 2: Thị phần nguồn vốn huy động

TV = V VT Trong đó:

- TV: Thị phần nguồn vốn huy động của ngân hàng cần đánh giá - V: Tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng cần đánh giá

Để đánh giá chính xác khả năng cạnh tranh của một NHTM tại những thời điểm khác nhau, cần phải xem xét trong mối quan hệ so sánh số TCTD cùng huy động trên địa bàn ở các thời điểm đó và trong mối quan hệ so sánh với quy mô, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn và tăng trưởng khách hàng của chính NHTM đó qua các năm.

Chỉ tiêu 3: Dư nợ tín dụng và tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng

- Dư nợ tín dụng: là toàn bộ các khoản mà ngân hàng đầu tư cho khách hàng là hộ gia đình, cá nhân, các doanh nghiệp SX-KD và các ngành kinh tế khác hoạt động trong khu vực.

Chỉ tiêu này phản ánh quy mô tín dụng đầu tư cho khách hàng trên địa bàn. Khi đánh giá, phải đánh giá tỷ trọng của nó so với tổng dư nợ, so với các ngành và khu vực kinh tế khác, so với kế hoạch, so với năm trước.

- Tốc độ tăng trưởng tín dụng:

Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay =

Số dư nợ cho vay bình quân 12 tháng năm nay

x 100 Số dư nợ cho vay bình quân

12 tháng năm trước

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng đáp ứng vốn của ngân hàng và nhu cầu tiếp nhận phát triển kinh tế. Khi đánh giá phải giá so sánh với tốc độ tăng trưởng chung, so với tốc độ tăng trưởng tín dụng các ngành kinh tế khác, so với kế hoạch, so với năm trước và so với đối thủ cạnh tranh trên địa bàn.

Chỉ tiêu 4: Thị phần dư nợ tín dụng (DNTD)

Chỉ tiêu thị phần DNTD của một NHTM, một chi nhánh NHTM được xác định bằng tỷ lệ phần trăm DNTD khu vực của ngân hàng đó trong tổng DNTD đầu tư trên địa bàn của tất cả TCTD.

Thị phần dư nợ tín dụng =

Dư nợ tín dụng của ngân hàng cần đánh giá

x 100 Tổng dư nợ tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)