Quản lý nguồn vốn cho vay của SHB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 60 - 64)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Quản lý nguồn vốn cho vay của SHB

3.2.1.1. Vốn điều lệ

Năng lực về vốn là nhân tố rất quan trọng đối với các NHTM trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. SHB đã có những bước đi nhằm gia tăng vốn điều lệ trong 2014 - 2016. Trong số 36 ngân hàng thương mại hiện nay, số vốn điều lệ của SHB nằm trong top 10 ngân hàng có vốn điều lệ lớn hơn 10.000 tỷ đồng.

Hình 3.1: Vốn điều lệ của SHB

(Nguồn: Báo cáo tài chính của SHB)

Quy mô vốn điều lệ của SHB đã tăng lên trong 5 năm qua. Năm 2016, vốn điều lệ SHB là 11.197 tỷ đồng cao hơn 10.000 tỷ đồng, hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu tăng vốn điều lệ của ngân hàng nhà nước trong năm qua. Nguồn vốn điều lệ gia tăng chủ yếu dưới hình thức trả cổ tức bằng cổ phiếu.

3.2.1.2. Quản lý nguồn vốn huy động

Nguồn vốn huy động vừa là yếu tố chính quyết định quy mô kinh doanh vừa quyết định việc mở rộng hay thu hẹp hoạt động tín dụng của các NHTM, quyết định sự sống còn của ngân hàng.

Trong giai đoạn 2012 - 2016, quy mô nguồn vốn huy động của SHB không ngừng tăng lên. Tiền gửi khách hàng năm 2012 đạt 77.598.520 triệu đồng, tăng lên mức 166.809.425 triệu đồng năm 2016. Cho thấy sự gia tăng nhanh chóng và khả năng huy động vốn của SHB là rất tốt. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn

huy động đã có xu hướng giảm xuống, đặc biệt trong giai đoạn 2014 - 2016, cho thấy áp lực cạnh tranh khốc liệt trong hệ thống ngân hàng thương mại hiện nay.

Hình 3.2: Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động

(Nguồn: BCTC của SHB và tính toán của tác giả)

Công tác quản lý nguồn vốn huy động không chỉ xem xét về quy mô và tốc độ tăng trưởng. Nhà quản lý ngân hàng còn thực hiện theo dõi, phân tích nguồn vốn huy động dưới nhiều góc độ khác nhau.

- Căn cứ theo loại hình tiền gửi

Căn cứ theo loại hình tiền gửi, nguồn vốn huy động của ngân hàng bao gồm tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi luân chuyển, tiến ký quỹ và chuyền tiền phải trả.

Bảng 3.1: Nguồn vốn huy động theo loại hình tiền gửi

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn vốn 2012 2013 2014 2015 2016

Tiền gửi khách hàng 77.598.520 90.761.017 123.227.619 148.828.876 166.576.217

Tiền gửi không kỳ hạn 6.078.529 8.554.718 12.380.210 20.302.228 19.060.924 Tiền gửi có kỳ hạn 71.399.622 81.891.087 109.779.874 127.843.579 146.322.581

Tiền gửi vốn luân chuyển 8 9 53 2.057 24.389

Tiền ký quỹ 120.361 268.505 1.054.713 663.688 1.168.323 Chuyển tiền phải trả - 46.698 12.769 17.324 -

Bảng 3.1 cho thấy, nguồn vốn huy động của SHB chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn. Tỷ trọng nguồn tiền gửi có kỳ hạn chiếm trên 86% tổng nguồn vốn huy động của SHB. Nguồn tiền gửi có kỳ hạn không ngừng gia tăng rất nhanh về quy mô tiền gửi cũng như tỷ trọng nguồn tiền gửi có kỳ hạn trong tổng nguồn vốn huy động của SHB. Cụ thể, quy mô tiền gửi có kỳ hạn năm 2012 là 71.399.622 triệu đồng tăng lên 146.322.581 triệu đồng năm 2016. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2012 - 2016 đạt 43%. Đây là con số rất ấn tượng trong công tác huy động nguồn vốn của SHB.

Nguồn tiền gửi không kỳ hạn có quy mô và tỷ trọng thấp hơn nguồn tiền gửi có kỳ hạn. Nhưng cũng có sự đóng góp đáng kể trong công tác huy động vốn. Cụ thể tỷ trọng nguồn tiền gửi không kỳ hạn bình quân đạt 10,5% trong tổng nguồn vốn huy động, quy mô không ngừng tăng lên từ mức 6.078.529 triệu đồng năm 2012 tăng lên mức 19.060.924 triệu đồng năm 2016, tốc độ tăng trưởng nguồn tiền gửi không kỳ hạn trong giai đoạn này đạt 36,99%.

- Căn cứ theo loại hình doanh nghiệp

Căn cứ theo loại hình doanh nghiệp, nguồn vốn huy động của ngân hàng từ tiền gửi của tổ chức kinh tế, doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp ngoài quốc doanh….

Bảng 3.2: Nguồn vốn huy động theo loại hình doanh nghiệp

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn vốn 2012 2013 2014 2015

Tiền gửi khách hàng 77.598.520 90.761.017 123.227.619 148.828.876

Tiền gửi của tổ chức kinh tế 22.881.460 35.147.808 51.580.904 49.452.789 Doanh nghiệp quốc doanh 10.230.136 16.765.518 24.001.258 29.226.182 DN ngoài quốc doanh và các đối

tượng khác 12.458.386 17.451.191 26.896.769 19.191.982 DN có VĐT nước ngoài 192.938 931.099 682.877 1.034.625 Tiền gửi của cá nhân 53.114.225 53.781.537 68.904.584 90.954.479 Tiền gửi của các đối tượng khác 1.602.835 1.831.672 2.742.131 8.421.608

Bảng 3.2 cho thấy, nguồn vốn huy động từ tiền gửi của các cá nhân chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng tiền gửi khách hàng, bình quân trong giai đoạn 2012 - 2015 đạt 61,18%. Quy mô huy động không ngừng tăng lên trong giai đoạn 2012 - 2015, đạt mức cao 90.954.479 triệu đồng năm 2015. Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế, doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh đem lại nguồn lực rất lớn cho ngân hàng. Năm 2015, nguồn vốn huy động từ các tổ chức này đạt cao 97.870.953 triệu đồng. Tuy nhiên, tỷ trọng nguồn vốn huy động này đang có xu hướng giảm xuống. Năm 2015 chiếm 65,76% trong tổng nguồn vốn huy động.

Như vậy, nguồn vốn huy động dồi dào, ổn định là điều kiện quan trọng để SHB giải ngân, cho vay nhiều lĩnh vực trọng tâm của nền kinh tế theo định hướng của Chính phủ và của nền kinh tế.

3.2.1.3. Quản lý lãi suất huy động

Giai đoạn 2011 - 2016, lãi suất huy động vốn luôn ổn định, chỉ dao động trong phạm vi hẹp, chứng tỏ chính sách điều hành vĩ mô của Chính phủ cũng như chính sách tiền tệ ổn định phát huy tác dụng tốt cho nền kinh tế.

Bảng 3.3: Lãi suất huy động của SHB

ĐVT: %

Lãi suất 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Tiền gửi không kỳ hạn bằng VNĐ 2,45 2 1 0,50 0,50 0,50 Tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ 13,65 10,25 6,86 1 - 7 1 - 7,1 0 - 8,3 Tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ 0,19 0,20 0,10 0,10 0,10 0,10 Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ 2 2 1,24 0 - 1 0 - 1 0 - 5,85

(Nguồn: Báo cáo tài chính SHB)

Tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nguồn vốn huy động. Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ có xu hướng giảm xuống trong giai đoạn 2011 - 2013 nhưng đã ổn định trong giai đoạn 2014 - 2016 với mức lãi suất ổn định trong mức 0% - 8,3%. Chính sách lãi suất ổn định đã giúp SHB tăng cường huy động vốn đáp ứng nhu cầu cho vay trong những năm qua.

Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ rất ổn định trong giai đoạn 2014 - 2016. Mặt bằng chung cho thấy chính sách lãi suất của SHB là ổn định trong những năm qua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)