Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 111 - 115)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

3.3.3.1. Nguyên nhân từ phía ngân hàng SHB

- Chính sách huy động vốn của ngân hàng thương mại là một trong những yếu tố quyết định tới sự thành công của công tác huy động vốn. Bởi tại mỗi thời kỳ, thậm chí tại các thời điểm khác nhau nhu cầu vốn của ngân hàng cũng có những thay đổi khác nhau. Một chiến lược huy động vốn đúng đắn phù hợp với kế hoạch sử dụng vốn trong cùng thời kỳ chưa được ngân hàng thực sự quan tâm. Dẫn đến sự mất cân đối trong công tác quản lý nguồn vốn và hoạt động tín dụng của ngân hàng. - Các hoạt động tiếp thị, nắm bắt tấm lý khách hàng còn ít, tìm hiểu nhu cầu khách hàng còn thiếu tính sáng tạo mà chỉ chờ đợi sự chỉ đạo của cấp trên. Do đó, lượng khách hàng gia tăng chưa tương xứng với năng lực của ngân hàng, chưa phù hợp với những mục tiêu mà ngân hàng đề ra.

- Mạng lưới các chi nhánh của ngân hàng SHB đã được xây dựng nhiều tỉnh thành, nhưng mức độ đáp ứng sự hài lòng của khách hàng gửi tiền còn những vấn đề bất cập. Dẫn đến hạn chế trong hoạt động huy động nguồn lực trung và dài hạn của ngân hàng SHB.

- Đội ngũ cán bộ được đào tạo chuyên sâu về các nghiệp vụ ngân hàng, tuyển dụng bổ sung cán bộ trẻ, có trình độ, nhưng chưa phát huy đồng đều; sự phối hợp xử lý trong hoạt động giữa các phòng, các bộ phân và cán bộ vẫn còn thiếu sự ăn khớp nhịp nhàng... dẫn đến việc xét duyệt và giải ngân đôi khi còn khó khăn, nhiều thủ tục, gây tâm lý không hài lòng cho khách hàng, bị khách hàng phàn nàn.

- Nguồn lực tài chính để khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng là lợi nhuận thu được từ phương án sản xuất kinh doanh mà khách hàng đã đề xuất trong hồ sơ vay vốn. Chỉ khi khách hàng làm ăn thua lỗ (do nhiều nguyên nhân khác nhau) không có nguồn để trả nợ thì ngân hàng mới phải phát mại tài sản đảm bảo để thu nợ. Nhưng hiện nay tại ngân hàng vẫn giữ tâm lý chỉ coi trọng tài sản đảm bảo mà không chú ý đến tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh mà khách hàng đề ra. Chính vì vậy, đã có rất nhiều đơn đề nghị vay vốn để thực hiện những dự án khả thi nhưng bị ngân hàng từ chối do không có tài sản đảm bảo.

- Ngân hàng chưa chú trọng xây dựng chiến lược quản lý tín dụng dài hạn. Kế hoạch phát triển tín dụng hàng năm của ngân hàng SHB được thực hiện vào đầu năm do Ban kế hoạch phát triển và Ban Quan lý tín dụng thực hiện tổng hợp và giao cho các chi nhánh của ngân hàng. Tại hội sở chính của ngân hàng SHB, căn cứ vào yếu tố cụ thể về mục tiêu tăng trưởng tín dụng của NHNN với hệ thống, căn cứ vào tình hình thực hiện kế hoạch năm trước và các yếu tố thị trường để đưa ra các chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng cho năm sau. Các yếu tố khác như phân tích lợi nhuận, chi phí, mức độ rủi ro hầu như chưa được đề cập đến.

3.3.3.2. Nguyên nhân từ môi trường kinh tế và từ phía khách hàng

- Không ít khách hàng hạn chế năng lực tài chính đến vay vốn tại ngân hàng SHB. Khách hàng vay vốn của ngân hàng SHB tăng nhanh, tuy nhiên vẫn tồn tại một bộ phận khách hàng có trình độ quản trị doanh nghiệp và uy tín hạn chế, đặc biệt là chấp hành các quy định về kế toán, thuế, ý thức chấp hành luật pháp... Bên cạnh đó, khách hàng của ngân hàng SHB sử dụng các tiện ích, sản phẩm dịch vụ hiện đại còn chưa cao so với thực tế quy mô dân số. Bởi vì thu nhập của người dân còn thấp, cùng với thói quen sử dụng tiền mặt trong dân cư tác động ảnh hưởng đến quan hệ giao dịch với ngân hàng, đến việc mở và sử dụng tài khoản cá nhân, hạn chế việc sử dụng thẻ ngân hàng và các dịch vụ tiện ích khác.

- Do một số khách hàng thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện hợp đồng tín dụng, chụp giật, lừa đảo, sử dụng vốn sai mục đích xin vay. Khi xin vay vốn thì đưa ra một phương án có tính khả thi cao và hấp dẫn, Nhưng khi được vay rồi thì lại sử dụng số tiền đó vào mục đích khác có rủi ro và lợi nhuận cao hơn. Điều này gây rủi ro cho ngân hàng và ngân hàng buộc phải chịu hậu quả.

- Năng lực quản lý kinh doanh của khách hàng yếu kém dẫn đến làm ăn thua lỗ và mất khả năng trả nợ.

- Số liệu tài chính của khách hàng không trung thực. Các doanh nghiệp vay vốn luôn tìm cách đối phó với ngân hàng thông qua việc cung cấp các số liệu không trung thực, mặc dù các số liệu này đã được các cơ quan có chức năng kiểm duyệt. Phần lớn các doanh nghiệp thực hiện không đúng các cơ chế kế toán đã ban hành. Điều nay gây khó khăn cho ngân hàng trong việc nắm bắt tình hình tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.

- Môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng nói chung và quản trị cho vay của ngân hàng SHB nói riêng chưa đầy đủ, đồng bộ. Mặc dù có một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đồ sộ, nhưng khung pháp luật cho hoạt động kinh tế nói chung, hoạt động ngân hàng tại Việt Nam nói riêng vẫn bị đánh giá là vừa thiếu lại vừa yếu, nhìn chung là còn nhiều bất cập. Hiện nay nhìn chung vẫn thiếu những văn bản quy phạm pháp luật để ngân hàng có thể hoạt động trong cơ chế thị trường một cách thực sự, nhất là trong lĩnh vực tín dụng, thanh toán, kế toán, thương mại điện tử. Các luật, thậm chí các văn bản dưới luật như các nghị định, thông tư,... cũng không cụ thể, phải chờ có hướng dẫn mới có thể thực thi được, hoặc có những quy định, hướng dẫn không thống nhất, gây khó khăn cho hoạt động cũng như việc giải quyết các tranh chấp phát sinh trong kinh doanh ngân hàng.

- Thị trường tài chính chưa phát triển. Đây là một nguyên nhân làm hạn chế rất lớn tới công tác quản trị cho vay của các NHTM tại Việt Nam nói chung, ngân hàng SHB nói riêng. Thị trường tài chính kém phát triển đồng nghĩa với việc ngân hàng khó tiếp cận với nguồn vốn nhàn rỗi thông qua các kênh huy động vốn khác. Trong điều kiện thị trường tiền tệ nhỏ và kém phát triển dẫn đến việc lưu thông vốn giữa các định chế tài chính bị cản trở, khi cần NHTM sẽ rất khó để vay vốn với khối lượng lớn và với mức chi phí thấp. Hiện nay, do thị trường tiền tệ ở Việt Nam còn phát triển ở mức độ thấp, vì vậy khi phát sinh nhu cầu vay vốn để bổ sung khả năng thanh khoản tạm thời, các NHTM Việt Nam vẫn chủ yếu là vay trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng hoặc vay trên thị trường mở, vay tái cấp vốn NHNN.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài, trong chương 3 luận văn đã hoàn thành các nội dung chủ yếu sau đây:

- Luận văn đã nêu tổng quan về Ngân hàng TMCP Sài gòn - Hà Nội. Làm rõ quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng qua các giai đoạn, những thành tích đạt được. Luận văn cũng đã thể hiện rõ cơ cấu tổ chức bộ máy của ngân hàng SHB.

- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng SHB trên các góc độ khác nhau. Tức công tác quản lý nguồn vốn cho vay, phân tích công tác quản lý tín dụng và công tác quản lý chính sách tín dụng của ngân hàng SHB trong 5 năm qua. Trên cơ sở đó luận văn chỉ rõ những điểm đạt được, điểm hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong công tác quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng. Những nguyên nhân đã được phân tích rõ trên các khía cạnh từ phía ngân hàng, từ môi trường kinh tế và từ phía khách hàng.

Đây chính là cơ sở cho phép đề xuất giải pháp góp phần nâng cao hơn nữa công tác quản lý tín dụng của ngân hàng SHB.

Chương 4

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN - HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 111 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)