Bài học cho ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 44)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.5. Bài học cho ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội

Qua kinh nghiệm của một số Ngân hàng trong quản lý hoạt động tín dụng cũng như khung phân tích về quản lý hoạt động tín dụng ở chương 1, có thể rút ra một số bài học cho ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội như sau:

- Xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản trị hoạt động tín dụng

Đảm bảo tính độc lập trong xử lý các khoản cho vay giữa Cán bộ tín dụng (cán bộ khách hàng), cán bộ quản lý nợ với cán bộ quản lý rủi ro tín dụng, cán bộ thẩm định. Tùy theo quy mô của chi nhánh, cấp chi nhánh cũng cần phải có đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro tín dụng chuyên trách.

- Thực hiện đổi mới dần đi đến cải tổ toàn diện

Đổi mới luôn là một yêu cầu để theo kịp với thực tiễn; thông qua đổi mới dần từng bước tiến tới cải tổ toàn diện đối với các yếu tố có ảnh hưởng tác động đến năng lực quản trị rủi ro bao gồm hoạch định và xây dựng chiến lược, mục tiêu và chính sách quản trị rủi ro.

- Xây dựng thị trường mục tiêu, mức rủi ro chấp nhận của ngân hàng

Thị trường mục tiêu được xây dựng trên cơ sở phân tích các bước sau: (1) nhận dạng thị trường tiềm năng (phân theo vùng, ngành, sản phẩm...) dựa vào tổng quan của các thành viên tham gia thị trường; (2) liệt kê được các cơ hội trong thị

trường đó; (3) theo dõi được môi trường kinh doanh, đánh giá được vị trí của ngân hàng trên mỗi thị trường và theo đó điều chỉnh được thị trường mục tiêu; (4) miêu tả được các yếu tố chất và lượng của khách hàng mục tiêu trên mỗi thị trường. Kinh nghiệm của Citibank cho thấy việc xây dựng mức rủi ro chấp nhận dựa trên các yếu tố sau: (1) mức doanh thu; (2) chất lượng quản lý; (3) tăng trưởng tiềm năng; (4) quan hệ với chính phủ; (5) vị trí trong ngành công nghiệp; (6) các chỉ số tài chính (7) các điều khoản tín dụng phù hợp; (8) thu nhập tiềm năng cho ngân hàng từ khoản vay đó.

- Thường xuyên đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ

Để nâng cao năng lực đánh giá, phân tích rủi ro tín dụng cho cán bộ thẩm định rủi ro tín dụng, cán bộ rủi ro chuyên trách nhằm từng bước xây dựng đội ngũ chuyên gia về quản trị rủi ro tín dụng vì theo kinh nghiệm của Citibank thì không có phương pháp phân tích phức tạp, hiện đại nào có thể thay thế được kinh nghiệm và đánh giá của chuyên môn về quản trị rủi ro.

- Chú trọng hơn nữa đến việc đầu tư và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên tốc độ tiến bộ của công nghệ thông tin là rất nhanh, do đó cần chú trọng hơn nữa đến việc đầu tư và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin nhằm phục vụ tích cực hơn nữa cho việc phân tích, đánh giá, đo lường rủi ro tín dụng, thực hiện chấm điểm tín dụng theo tiêu chuẩn quốc tế, giám sát độc lập khoản vay, chú trọng thực hiện phân nhóm khách hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Hoạt động tín dụng là một mảng hoạt động lớn và đóng một vai trò hết sức quan trọng trong toàn bộ hoạt động của NHTM. Hoạt động tín dụng mang lại nguồn thu nhập lớn trong tổng thu nhập của NHTM. Bên cạnh đó, nhờ hoạt động tín dụng mà NHTM có thể bán chéo sản phẩm, tạo nền tảng thu hút hỗ trợ cho các hoạt động khác như bảo lãnh, thanh toán quốc tế, chuyển tiền.... Tuy nhiên, hoạt động tín dụng có mang lại hiệu quả cao như vai trò vốn có của nó hay không hoàn toàn phụ thuộc vào những rủi ro tiềm ẩn do hoạt động tín dụng mang lại. Những rủi ro này không những làm cho hoạt động của NHTM kém hiệu quả, mà còn làm cho NHTM mất đi tính thanh khoản vốn hết sức cần thiết và nhạy cảm, gây ra những tổn thất lớn, thậm chí là sự phá sản đối với NHTM.

Trong chương 1, Luận văn đã nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn về quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. Qua đó, Luận văn cũng làm rõ một số khái niệm, đặc điểm, phân loại và vai trò của hoạt động tín dụng trong ngân hàng thương mại. Luận văn cũng nghiên cứu cơ sở lý luận về các nội dung của công tác quản lý hoạt động tín dụng. Đồng thời, Luận văn cũng nghiên cứu cơ sở thực tiễn về quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại với mục tiêu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng với bài học kinh nghiệm từ quản lý hoạt động tín dụng của 02 ngân hàng thương mại cổ phần lớn ở Việt Nam là Ngân hàng TMCP Á Châu và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Để giải quyết được mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung trả lời một số câu hỏi chính sau:

- Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại là thế nào?

- Thực trạng công tác quản lý hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội như thế nào?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tín dụng của NHTM? - Các giải pháp nào cần thực thi để tăng cường quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Thực hiện đề tài, tác giả luận văn đã sử dụng các phương pháp như: Phương pháp thu thập, xử lý và phân tích tài liệu; Phương pháp logic kết hợp với lịch sử; Phương pháp thống kê, mô tả; Phương pháp phân tích - tổng hợp; Phương pháp so sánh… Đặc biệt, luận văn có sử dụng phương pháp phân tích ma trận SWOT… trong nghiên cứu một số nội dung của đề tài.

2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu

Số liệu, tài liệu đã công bố như: các báo cáo thường niên tổng kết năm 2012 - 2015 của ngân hàng, các tài liệu và số liệu này là những tài liệu số liệu không chính thống như trên báo cáo với Ngân hàng nhà nước do số liệu đánh giá hiệu quả thực sự của riêng Hội sở, không bao gồm các Chi nhánh và phòng giao dịch; các bài viết có liên quan tới đề tài luận văn của hệ thống ngân hàng, báo cáo thường niên của hệ thống Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, ngoài ra nguồn tin tài liệu thứ cấp còn được thu thập từ các tạp chí kinh tế và internet…

2.2.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin

Các tài liệu sau khi thu thập được hệ thống hóa theo các nội dung nghiên cứu, dùng phần mềm Excel để tổng hợp, tính toán, minh chứng cho các nghiên cứu và làm cơ sở để đề xuất những giải pháp hệ thống.

- Tổng hợp và phân tích số liệu, ý kiến chuyên gia

Dựa trên những số liệu kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội đánh giá và phân tích tình hình công tác tín dụng, từ đó lấy ý kiến các cán bộ tín dụng - đây là các chuyên gia trong lĩnh vực họ quản lý, thông qua kinh nghiệm lâu năm tác nghiệp với hệ thống, hiểu rõ các quy trình, từ dó những ý kiến của họ đưa ra là hết sức chất lượng. Từ những nguồn thông tin trên, học viên sẽ sử dụng để làm căn cứ đánh giá, từ đó đưa ra những đề xuất giải pháp.

- Phương pháp so sánh

So sánh giữa các kỳ với nhau để đánh giá động thái phát triển của hiện tượng, sự vật theo thời gian và không gian. Tức là trên cơ sở dư nợ tín dụng, số lượng khách hàng vay vốn, lợi nhuận thu được từ khách hàng, các chỉ số về thu nợ quá hạn, nợ xấu của các năm, chúng ta có thể nhận thấy sự thay đổi về cấu trúc dự nợ, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn tăng giảm ra sao, số lượng khách hàng quá hạn trên tổng số lượng khách hàng có biến động thế nào. Sau đó căn cứ vào các quy trình áp dụng cho các thời kỳ, bối cảnh kinh tế giữa các năm đưa ra đánh giá và đề xuất.

So sánh qua các năm để thấy được sự biến động của các chỉ số tài chính. - Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối:

∆y = y1 - y0

Trong đó: y0: chỉ tiêu năm trước y1: chỉ tiêu năm sau

∆y: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế. - Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

∆y = y1 - y0 x 100% y0

Trong đó:

y0: chỉ tiêu năm trước y1: chỉ tiêu năm sau

- Phương pháp thống kê, mô tả

Phương pháp thông kê, mô tả là phương pháp tập hợp, mô tả những thông tin đã thu thập được về hiện tượng nghiên cứu nhằm làm cơ sở cho việc tổng hợp, phân tích các hiện tượng cần nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu của thống kê là các hiện tượng số lớn và những hiện tượng này rất phức tạp, bao gồm nhiều đơn vị, phần tử khác nhau, mặt khác lại có sự biến động không ngừng theo không gian và thời gian, vì vậy một yêu cầu đặt ra là cần có những phương pháp điều tra thống kê cho phù hợp với từng điều kiện hoàn cảnh, nhằm thu được thông tin một cách chính xác và kịp thời nhất.

Phương pháp thống kê, mô tả được sử dụng phổ biến trong chương 3. Số liệu thống kê về dư nợ cho vay, nợ xấu theo từng tiêu chí phân loại; Các số liệu về kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội nhằm cung cấp tư liệu cho việc phân tích, so sánh trong các nội dung quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng.

- Phương pháp phân tích - tổng hợp

Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra được cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.

Tổng hợp là quá trình ngược với quá trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.

Phương pháp phân tích - tổng hợp được sử dụng trong toàn bộ luận văn. Tuy nhiên, phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong chương 1 và chương 3, đặc biệt trong chương 3 - Thực trạng quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội. Từ các thông tin được thu thập, tiến hành phân tích những cơ hội, thách thức hay điểm mạnh, điểm yếu của công ty trong công tác quản lý hoạt động tín dụng.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại hàng thương mại

2.3.1. Chỉ tiêu đánh giá mục tiêu mở rộng huy động vốn và đầu tư tín dụng

Có nhiều chỉ tiêu đánh giá, dưới đây là một số chỉ tiêu chủ yếu:

Chỉ tiêu 1: Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động

- Quy mô nguồn vốn huy động: quy mô nguồn vốn huy động tại một thời điểm là toàn bộ số dư các loại nguồn vốn mà NHTM tự huy động có được tại thời điểm đó. Nó bao gồm các khoản tiền gửi tiết kiệm có và không có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán, tiền vay của các tổ chức và cá nhân trên địa bàn. Khi đánh giá chỉ tiêu này, phải đánh giá tỷ trọng của nó so với kế hoạch, so với năm trước.

- Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động:

Tốc độ tăng nguồn vốn huy động =

Số dư nguồn vốn huy động bình quân 12 tháng năm nay

x 100 Số dư nguồn vốn huy động

bình quân 12 tháng năm trước

Đối với các NHTM hoạt động chủ yếu ở khu vực khó khăn huy động, nguồn vốn huy động bao gồm cả nguồn vốn huy động trên cả địa bàn nơi NHTM hoạt động, bởi vì hầu hết nguồn vốn huy động được đều cho vay ở khu vực địa bàn đó, nguồn vốn cho vay ở khu vực thành thị chủ yếu được điều chuyển từ nơi khác về. Đánh giá chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng nguồn vốn phải giá so sánh với tốc độ tăng trưởng chung của các NHTM trên địa bàn, so với kế hoạch, so với năm trước và so với đối thủ cạnh tranh trực tiếp.

Chỉ tiêu 2: Thị phần nguồn vốn huy động

TV = V VT Trong đó:

- TV: Thị phần nguồn vốn huy động của ngân hàng cần đánh giá - V: Tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng cần đánh giá

Để đánh giá chính xác khả năng cạnh tranh của một NHTM tại những thời điểm khác nhau, cần phải xem xét trong mối quan hệ so sánh số TCTD cùng huy động trên địa bàn ở các thời điểm đó và trong mối quan hệ so sánh với quy mô, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn và tăng trưởng khách hàng của chính NHTM đó qua các năm.

Chỉ tiêu 3: Dư nợ tín dụng và tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng

- Dư nợ tín dụng: là toàn bộ các khoản mà ngân hàng đầu tư cho khách hàng là hộ gia đình, cá nhân, các doanh nghiệp SX-KD và các ngành kinh tế khác hoạt động trong khu vực.

Chỉ tiêu này phản ánh quy mô tín dụng đầu tư cho khách hàng trên địa bàn. Khi đánh giá, phải đánh giá tỷ trọng của nó so với tổng dư nợ, so với các ngành và khu vực kinh tế khác, so với kế hoạch, so với năm trước.

- Tốc độ tăng trưởng tín dụng:

Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay =

Số dư nợ cho vay bình quân 12 tháng năm nay

x 100 Số dư nợ cho vay bình quân

12 tháng năm trước

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng đáp ứng vốn của ngân hàng và nhu cầu tiếp nhận phát triển kinh tế. Khi đánh giá phải giá so sánh với tốc độ tăng trưởng chung, so với tốc độ tăng trưởng tín dụng các ngành kinh tế khác, so với kế hoạch, so với năm trước và so với đối thủ cạnh tranh trên địa bàn.

Chỉ tiêu 4: Thị phần dư nợ tín dụng (DNTD)

Chỉ tiêu thị phần DNTD của một NHTM, một chi nhánh NHTM được xác định bằng tỷ lệ phần trăm DNTD khu vực của ngân hàng đó trong tổng DNTD đầu tư trên địa bàn của tất cả TCTD.

Thị phần dư nợ tín dụng =

Dư nợ tín dụng của ngân hàng cần đánh giá

x 100 Tổng dư nợ tín dụng

2.3.2. Chỉ tiêu đánh giá mục tiêu an toàn đầu tư tín dụng

- Chi tiêu tỷ lệ nợ quá hạn: Chỉ tiêu này cho thấy khả năng thu hồi vốn của ngân hàng đối với các khoản vay. Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng ngân hàng càng kém và ngược lại. Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và / hoặc lãi đã quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn =

Dư nợ quá hạn cuối kỳ

x 100 Tổng dư nợ cuối kỳ

Một NHTM có tỷ lệ NQH cao so với mức bình quân chung của các TCTD khác hoạt động trên cùng địa bàn, điều này đồng nghĩa với quản trị tín dụng của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)