Kinh nghiệm của CHLB Đức về mô hình đảm bảo tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 40 - 41)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Kinh nghiệm của CHLB Đức về mô hình đảm bảo tín dụng

Trong quan hệ tín dụng với Ngân hàng, có nhiều hình thức bảo lãnh khác nhau, một trong những hình thức bảo lãnh được áp dụng phổ biến và khá thành công ở Cộng hòa Liên Ban Đức là bảo lãnh của ngân hàng bảo lãnh.

Ngân hàng Bảo lãnh ở Đức được thành lập và hoạt động theo luật công ty. Chức năng chủ yếu là bảo lãnh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn ngân hàng trong trường hợp các doanh nghiệp này hoạt động tốt, nhưng khi vay vốn không đủ tài sản thế chấp và đề nghị Ngân hàng Bảo lãnh đứng ra bảo lãnh phần tiền vay thiếu tài sản thế chấp. Nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng Bảo lãnh là kinh doanh chứng khoán có giá, lệ phí 1% giá trị bảo lãnh và hoa hồng bảo lãnh hàng năm. Theo pháp luật quy định, khi có rủi ro trong cho vay thì Ngân hàng Bảo lãnh chịu 80% và ngân hàng cho vay chịu 20%.

Để được bảo lãnh, các doanh nghiệp phải gửi toàn bộ hồ sơ xin vay đến Ngân hàng Bảo lãnh của mình. Sau khi thẩm định toàn diện dự án vay vốn và khả năng trả nợ, hiệu quả kinh tế, giá trị tài sản thế chấp… nếu thấy phương án vay vốn tốt, dù giá trị tài sản thế chấp có nhỏ hơn tiền vay, doanh nghiệp vẫn được chấp thuận bảo lãnh. Ngân hàng Bảo lãnh có mối liên hệ chặt chẽ với Bộ Tài chính, Bộ Kinh tế để được hỗ trợ và bảo lãnh lại. Ngoài ra còn các đối tác khác tham gia cấp vốn, tư vấn, quan hệ công việc và khách hàng xin bảo lãnh, đó là Ngân hàng Tín dụng tái thiết, các NHTM và các quỹ tiết kiệm, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ngân hàng bảo lãnh ở Cộng Hòa Liên Bang Đức đã hỗ trợ tích cực cho các hoạt động SX-KD của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, góp phần làm đa dạng hóa thị trường vốn ở nước này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)