Quản lý phân tích tín dụng của SHB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 64 - 78)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Quản lý phân tích tín dụng của SHB

3.2.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy tín dụng của SHB

Mục đích của việc xây dựng hệ thống tổ chức bộ máy tín dụng của SHB nhằm tạo lập bộ máy một cách có hệ thống, hoạt động trực tuyến, có hiệu quả để phục vụ tốt nhất nhu cầu tín dụng của khách hàng. Đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng. Góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của SHB.

Nguyên tắc xây dựng bộ máy tổ chức tín dụng các cấp của SHB: + Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ;

+ Phân cấp, ủy quyền rõ ràng trong hoạt động tín dụng

+ Xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng đơn vị, từng cán bộ theo phân cấp ủy quyền và chức năng, nhiệm vụ được giao

+ Đáp ứng yêu cầu kiểm soát nội bộ, nhằm đảm bảo yêu cầu kiểm soát nội bộ nhằm đảm bảo yêu cầu phát quyết tín dụng phải qua 3 khâu: (1) Người trình; (2) Người kiểm soát; (3) Người quyết định

Cơ cấu bộ máy tín dụng của SHB

Bộ máy cấp tín dụng tại SHB bao gồm: Hội đồng tín dụng; Ban tín dụng Hội sở; Các phòng ban nghiệp vụ có vai trò giúp việc cho Hội đồng tín dụng và Ban tín dụng Hội sở, bao gồm: phòng Tái thẩm định và phòng Quản lý tín dụng Hội sở; Ban tín dụng của các Đơn vị kinh doanh; Phòng Quan hệ khách hàng, phòng Hỗ trợ tín dụng tại các đơn vị kinh doanh.

 Phòng Quan hệ Khách hàng bao gồm: - Chuyên viên Khách hàng; - Trưởng phòng Quan hệ khách hàng  Phòng Hỗ trợ tín dụng bao gồm: - Chuyên viên Hỗ trợ tín dụng; - Tổ trưởng/Trưởng phòng Hỗ trợ tín dụng.

 Ban tín dụng tại Đơn vị kinh doanh bao gồm:

- Phó Giám đốc Đơn vị kinh doanh - Phó ban - Trưởng phòng Quản lý rủi ro (nếu có) - ủy viên - Các cán bộ nhân viên khác (theo yêu cầu) - ủy viên

 Ban tín dụng vùng/khu vực bao gồm:

- Phó Tổng Giám đốc phụ trách vùng/ khu vực hoặc Giám đốc vùng/ khu vực - Trưởng Ban

- Phó ban và các ủy viên là các Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng phòng của các chi nhánh trong vùng/khu vực.

 Phòng Tái thẩm định Hội sở bao gồm:

- Chuyên viên Tái thẩm định; - Trưởng phòng Tái thẩm định;

Sơ đồ 3.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy tín dụng của SHB

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội)

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Tổng giám đốc HỘI ĐỒNG TÍN DỤNG Ban tín dụng HO Phó TGĐ phụ trách tín dụng Các Phòng/ Ban HO liên quan đến hoạt động

tín dụng Giám đốc Chi nhánh/SGD Ban tín dụng Vùng/Khu vực Phó Giám đốc Chi nhánh/SGD Phòng Quan hệ khách hàng Phòng hỗ trợ tín dụng Ban tín dụng Chi nhánh/ SGD

 Phòng Quản lý tín dụng Hội sở bao gồm:

- Chuyên viên Chính sách tín dụng;

- Chuyên viên Giám sát và quản lý rủi ro tín dụng; - Chuyên viên phát triển sản phẩm tín dụng;

- Trưởng Phòng Quản lý tín dụng

 Ban Tín dụng Hội sở bao gồm:

- Tổng Giám đốc - Trưởng ban;

- Phó Tổng Giám đốc phụ trách tín dụng - Phó ban - Các Phó Tổng Giám đốc khác (theo yêu cầu) - ủy viên; - Trưởng phòng Quản lý rủi ro (nếu có) - ủy viên

 Hội đồng tín dụng Hội sở bao gồm:

- Chủ tịch HĐQT - Chủ tịch Hội đồng;

- Phó Chủ tịch HĐQT - Phó Chủ tịch Hội đồng; - Tổng Giám đốc - ủy viên.

- Các Phó Tổng Giám đốc (theo yêu cầu) - ủy viên

Như vậy, SHB đã xây dựng hệ thống tổ chức bộ máy tín dụng gọn nhẹ và đảm bảo tốt cho hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. Ngoài ra, SHB cũng có quy định rất rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí trong sơ đồ tín dụng của ngân hàng. Trong sơ đồ tổ chức bộ máy tín dụng, đặc biệt chú ý tới bộ phận quản lý tín dụng. Đây là bộ phận có chức năng tham mưu, giám sát, kiểm tra, hướng dẫn công tác quản lý tín dụng của ngân hàng.

Chức năng của Ban quản lý tín dụng gồm có (1) Tham mưu, giúp việc cho Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc trong công tác quản lý tín dụng về cơ chế, chính sách, chế độ, quy trình tín dụng, bảo lãnh, giới hạn tín dụng; Quản lý và xử lý nợ xấu của ngân hàng. (2) Chỉ đạo, hướng dẫn chi nhánh thực hiện công tác quản lý tín dụng với nội dung như cơ chế, chính sách, chế độ, quy trình tín dụng, bảo lãnh, giới hạn tín dụng; Quản lý và xử lý nợ xấu của ngân hàng. (3) Giám sát tình hình thực hiện công tác quản lý tín dụng của các chi nhánh.

Trách nhiệm của Trưởng Ban Quản lý tín dụng:

- Xây dựng Kế hoạch soạn thảo văn bản quy định chế độ, Chính sách tín dụng và tổ chức thực hiện việc soạn thảo theo kế hoạch được giao hoặc theo yêu cầu công việc;

- Phân công Chuyên viên Chính sách tín dụng hoặc trực tiếp soạn thảo các văn bản quy định chế độ, Chính sách tín dụng và các công cụ quản lý tín dụng áp dụng đối với nghiệp vụ tín dụng trên toàn Hệ thống;

- Phân công Chuyên viên Chính sách tín dụng hoặc trực tiếp giải đáp về các quy định chế độ, Chính sách tín dụng cho cán bộ, nhân viên

- Xây dựng Kế hoạch giám sát tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng và tổ chức thực hiện các Kế hoạch được giao;

- Chỉ đạo Chuyên viên Quản lý rủi ro tín dụng hoặc trực tiếp tham gia giám sát, quản lý rủi ro tín dụng;

- Phân công Chuyên viên Quản lý rủi ro tín dụng quản lý, giám sát các khoản vay của các Đơn vị cho vay; kiểm tra, giám sát và đôn đốc Chuyên viên Khách hàng, Chuyên viên Hỗ trợ tín dụng thực hiện đúng và đầy đủ các quy định, quy trình nghiệp vụ;

- Theo dõi, quản lý cơ cấu dư nợ theo Chính sách tín dụng của ngân hàng - Tổng hợp, đánh giá, phân loại tín dụng; tham gia xác định nguyên nhân rủi ro, tổng hợp và phổ biến kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng;

- Đánh giá, đề xuất, lựa chọn, sử dụng và kiến nghị xử lý, xem xét trách nhiệm đối với các Chuyên viên của Phòng;

- Có các trách nhiệm chung đối với các chức danh trong Bộ máy cấp tín dụng.

Trách nhiệm của Chuyên viên Chính sách tín dụng:

- Cập nhật, thu thập, xử lý các thông tin liên quan đến Khách hàng, lĩnh vực ngành nghề, định mức kinh tế - kỹ thuật, chỉ tiêu kinh tế - xã hội, quy định Pháp luật liên quan để phục vụ công tác soạn thảo văn bản quy định chế độ, Chính sách tín dụng;

- Soạn thảo các văn bản quy định chế độ, Chính sách tín dụng và các công cụ quản lý tín dụng áp dụng đối với nghiệp vụ tín dụng trên toàn Hệ thống;

- Lập, theo dõi danh mục các văn bản quy định chế độ, Chính sách tín dụng và giải đáp về các quy định chế độ, Chính sách tín dụng cho cán bộ, nhân viên của ngân hàng.

- Có các trách nhiệm chung đối với các chức danh trong Bộ máy Cho vay.

Trách nhiệm của Chuyên viên Giám sát và Quản lý rủi ro tín dụng

- Bảo đảm chiến lược và chính sách tín dụng của ngân hàng được thực hiện đầy đủ, đồng nhất trên các khía cạnh:

+ Mức độ rủi ro tiềm tàng của từng thành phần kinh tế, từng ngành kinh doanh; + Rủi ro do tập trung tín dụng;

+ Phân loại rủi ro theo Sản phẩm tín dụng;

- Xây dựng danh mục tín dụng trên cơ sở bảo đảm phân tán rủi ro, quản lý thận trọng mức độ tập trung theo các ngành kinh tế, các khu vực địa lý, các loại tiền tệ và các nhóm Khách hàng;

- Căn cứ tình hình kinh tế và kế hoạch phát triển tín dụng hàng năm, đề ra và thường xuyên theo dõi, giám sát giới hạn dư nợ của từng khoản mục trong danh mục cho vay;

- Rà soát rủi ro của toàn bộ Danh mục tín dụng bên cạnh các rủi ro cá nhân hoặc nhóm khách hàng hay các bên liên quan; Hàng tháng, hàng quý, hàng năm, đánh giá cấu phần danh mục cho vay bằng cách phân tích cơ cấu dư nợ hiện có;

- Cập nhật, thu thập, xử lý các thông tin liên quan đến Khách hàng, lĩnh vực ngành nghề, định mức kinh tế - kỹ thuật, chỉ tiêu kinh tế - xã hội, quy định Pháp luật liên quan để phục vụ công tác Quản lý rủi ro tín dụng;

- Theo dõi, tổng hợp các số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng, định kỳ cập nhật các báo cáo về tín dụng trên toàn hệ thống, phân tích dữ liệu báo cáo và tham mưu cho Ban Tổng giám đốc trong việc kiểm soát, xây dựng hệ thống phòng ngừa rủi ro tín dụng hiệu quả, mục đích đảm bảo phát triển tín dụng bền vững, an toàn, hiệu quả;

- Theo dõi, kiểm tra, giám sát sự tuân thủ quy định của Pháp luật, của ngân hàng đối với Hồ sơ cho vay, các thủ tục, điều kiện rút vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ; tài sản bảo đảm tiền vay và các vấn đề khác có liên quan đến khoản vay của các Đơn vị cho vay trên toàn Hệ thống;

- Theo dõi, giám sát và đánh giá hoạt động tín dụng của nhóm Khách hàng, Đơn vị cho vay được phân công;

- Có các trách nhiệm chung đối với các chức danh trong Bộ máy Cho vay.

3.2.2.2. Quản lý quy trình phân tích tín dụng

Nhằm đảm bảo quá trình cấp tín dụng được thực hiện hiệu quả, phân định rõ trách nhiệm và nhiệm vụ của từng bộ phận. Ngân hàng đã xây dựng quy trình cho vay và quản lý tín dụng nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng đồng thời giúp cho quá trình cho vay diễn ra thống nhất, khoa học, hạn chế, phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng.

Quy trình phân tích tín dụng, quản lý tín dụng được xây dựng trên nguyên tắc tuân thủ các văn bản pháp lý hiện hành liên quan đến quá trình cho vay và quản lý tín dụng do SHB ban hành.

Quy trình quản lý phân tích tín dụng được thực hiện từ khi Cán bộ tín dụng bộ phận quan hệ trực tiếp tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi tất toán thanh lý hợp đồng tín dụng, được thực hiện theo ba bước cơ bản: Thẩm định trước khi cho vay; Kiểm tra, giám sát trong khi cho vay; Kiểm tra, giám sát tổ chức thu hồi nợ sau khi cho vay.

Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Bước 5 Bắt đầu

Trao đổi sơ bộ với khách hàng

Yêu cầu hồ sơ và cung cấp biểu mẫu

Tiếp nhận và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ vay vốn

Thẩm định các điều kiện vay vốn

Lập tờ trình tín dụng

Trình phê duyệt khoản vay (theo các cấp phê duyệt)

Thông báo đồng ý

Thông báo từ chối

Soạn thảo hợp đồng tín dụng và bảo đảm

Ký hợp đồng tín dụng và phong tỏa tài sản

Tiếp nhận yêu cầu giải ngân

Lập tờ trình giải ngân

Trình phê duyệt đề nghị giải ngân

Đồng ý

Không đồng ý Đáp ứng

Không đồng ý

Giải ngân khoản vay

Đồng ý

Không đáp ứng

Sơ đồ 3.3: Sơ đồ quy trình cấp tín dụng của SHB

Bước 1: Tiếp nhận Hồ sơ vay vốn

Thứ nhất, CBTD tiếp xúc với khách hàng

Khi khách hàng đề xuất nhu cầu vay vốn, cán bộ tín dụng là người trực tiếp hướng dẫn khách hàng đầy đủ, cụ thể các điều kiện và quy định cho vay của SHB. Trong giai đoạn ban đầu này, CBTD cần xác định xem: Liệu dự án, phương án sắp được tài trợ có nằm trong phạm vi và khả năng tổ chức của khách hàng hay không. Việc xác định này sẽ phụ thuộc vào mục đích của khách hàng, sự thành công của khách hàng cho đến thời điểm hiện tại, kế hoạch kinh doanh của khách hàng có tham chiếu các dự án/ phương án đã hoàn thành trước đó. Đề xuất cấp tín dụng có phù hợp với chiến lược của SHB, với chính sách tín dụng của SHB trong từng giai đoạn. Cán bộ tín dụng phải xác định tính phù hợp của khoản vay, đối tượng vay vốn với định hướng phát triển tín dụng của Ngân hàng và quy định của SHB tại thời điểm vay vốn để: Nếu khách hàng đáp ứng được các yêu cầu và chấp thuận thì CBTD tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn.

Giải ngân khoản vay

Theo dõi, giám sát khoản vay

Thu nợ gốc, lãi

Xử lý các vấn đề liên quan đến khoản vay

Thanh lý hồ sơ, giải tỏa tài sản bảo đảm

Lưu trữ hồ sơ

Kết thúc

Sửa đổi, bổ sung hợp đồng Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ Gia hạn nợ Xử lý khoản nợ xấu Bước 6 Bước 7 Bước 8,9,10 Bước 11 Bước 12

Yêu cầu đối với CBTD trong giai đoạn này:

- Cán bộ tín dụng có trách nhiệm hướng dẫn, giải thích đầy đủ, rõ ràng cho khách hàng về điều kiện vay vốn, thủ tục và hồ sơ vay vốn, không được gây phiền hà, sách nhiễu hoặc yêu cầu khách hàng đi lại nhiều lần.

- Hướng dẫn, giải thích cho khách hàng lập hồ sơ vay vốn và không được làm thay cho khách hàng.

- Tùy theo nhu cầu vay vốn cụ thể của khách hàng, cán bộ tín dụng căn cứ vào quy định và quy chế cho vay và yêu cầu của từng loại cho vay để hướng dẫn khách hàng vay vốn lập hồ sơ vay vốn.

Thứ hai, CBTD thực hiện hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn

Hồ sơ vay vốn gồm các tài liệu cơ bản sau: - Hồ sơ pháp lý

- Hồ sơ phương án vay vốn: Giấy đề nghị vay vốn, Phương án vay vốn và kế hoạch trả nợ; Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến phương án vay vốn.

- Hồ sơ tài chính: Báo cáo tài chính định kỳ; Kế hoạch sản xuất, kinh doanh trong kỳ (theo năm hoặc theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh tương ứng, nếu có); Báo cáo tổng kết, sơ kết năm, quý, tháng hoặc chuyên đề về tình hình sản xuất, kinh doanh (nếu có).

Thứ ba, hướng dẫn, kiểm tra và xem xét sơ bộ về Hồ sơ:

Cán bộ tín dụng có trách nhiệm:

+ Hướng dẫn khách hàng cung cấp các hồ sơ nói trên hoặc thay thế bằng các hồ sơ có giá trị tương đương tuỳ theo từng trường hợp vay vốn;

+ Thực hiện kiểm tra tính đầy đủ, chân thực, hợp lệ và thống nhất đối với hồ sơ vay vốn của khách hàng;

+ Thông báo ngay cho khách hàng để điều chỉnh, bổ sung hồ sơ nếu chưa đủ hoặc chưa bảo đảm sự chân thực, hợp lệ, hợp pháp và thống nhất;

+ Lập hồ sơ vay vốn, danh mục hồ sơ vay vốn ghi rõ: tên, địa chỉ của khách hàng và các thông tin cơ bản cần thiết khác;

Bước 2. Thẩm định các điều kiện tín dụng

(1) Thẩm định tư cách pháp lý của khách hàng: Thẩm định về năng lực, hành vi và tính hợp pháp của khách hàng.

(2) Thẩm định năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng: (3) Thẩm định tình hình tài chính của khách hàng vay vốn

(4) Thẩm định phương án vay vốn: với nội dung cơ bản như thẩm định tính khả thi của phương án vay vốn; Xác định nhu cầu vốn và phương thức cho vay.

(5) Thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay: Thẩm định đối với cho vay không có tài sản bảo đảm; Đối với cho vay có tài sản bảo đảm

(6) Chấm điểm xếp hạng khách hàng: Cán bộ tín dụng thực hiện chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng theo quy định hiện hành của SHB.

Bước 3: Xét duyệt cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 64 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)