Công ty TNHH Sản xuất và Công nghiệp Việt Delta

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu gừng tại công ty tnhh sản xuất và công nghiệp việt delta​ (Trang 70 - 97)

5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.4.3Công ty TNHH Sản xuất và Công nghiệp Việt Delta

3.4 Kiến nghị

3.4.3Công ty TNHH Sản xuất và Công nghiệp Việt Delta

3.4.3.1 Về phía công ty Việt Delta

Công ty nên chủ động thuê phương tiện vận tải để chuyên chở mặt hàng gừng từ các nơi thu mua đến cảng để vừa kiểm soát được thời gian và chi phí ngoài ra có thể lựa chọn tuyến đường phù hợp để rút ngắn thời gian đưa hàng đến cảng.

Đối với các hoạt động có nhiều vấn đề cần giải quyết thì công ty nên có các chính sách động viên nhân viên, tạo niềm đam mê công việc cho nhân viên. Nhà lãnh đạo cùng nhân viên bàn thảo để tìm ra hướng giải quyết phù hợp cho công việc.

Ngay khi ký kết hợp đồng với nhà nhập khẩu, công ty cần phải thực hiện ngay công tác thu mua cụ thể là lập hợp đồng nhanh chóng đến nhà cung ứng để công tác thực hiện không bị gián đoạn bởi hai lý do sau:

- Về phía nhà cung ứng: Nếu công ty chậm ký hợp đồng với nhà cung ứng tại thời điểm gừng đang khan hiếm trên thị trường thì nhà cung ứng có thể sẽ không cung cấp đủ trọng lượng công ty cần.

- Về phía nhà nhập khẩu: Nếu công ty chậm trễ trong việc thu mua và kiểm tra sản phẩm dẫn đến chậm giao hàng người mua hoàn toàn có thể hủy hợp đồng. Tích cực đầu tư trang, thiết bị phục vụ cho công tác tìm kiếm khách hàng (ngăn chặn tình trạng máy tính có lỗi phát sinh làm gián đoạn các cuộc nói chuyện, đàm phán, giải quyết thắc mắc từ khách hàng).

Nhân viên giao nhận nên có các biện pháp giữ mối quan hệ thân thiết với cán bộ Hải quan ở Hải Phòng (Hải Phòng là một trong các cảng biển lớn mà công ty thường tiến hành xuất khẩu trực tiếp). Qua việc giữ gìn và tăng cường sự thân thiết giữa cán bộ Hải quan và nhân viên giao nhận, cán bộ Hải quan sẽ hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên giao nhận chỉnh sửa tờ khai một cách chính xác và trong thời gian sớm nhất.

Công ty cần phải nắm rõ luật Quốc gia (quốc gia người bán và người mua), các luật, tập quán và điều ước Quốc tế để đảm bảo tuân thủ không vi phạm hợp đồng. Cụ thể các luật Quốc gia là luật thương mại của nước nhập khẩu và luật thương mại Việt Nam và các khoản phí liên quan đến trọng tài nếu được thực hiện tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam thuộc phòng Thượng mại và Công nghiệp Việt Nam.

Công ty nên cẩn trọng trong việc lưu giữ các chứng từ để tránh trường hợp bị thất lạc, bị mất thì công ty phải làm công văn giải trình lý do nguyên nhân xin cấp lại như giấy chứng nhận xuất xứ, hợp đồng bảo hiểm,…

Ban lãnh đạo công ty cần phải hỗ trợ ra quyết định và điều động nhân viên giỏi kỹ năng, nghiệp vụ ra nơi cung ứng kịp thời nhằm áp dụng phương thức đón đầu (hạn chế nhà cung ứng gặp gỡ đối thủ cạnh tranh).

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Hiệp định VKFTA có hiệu lực vào ngày 20 tháng 12 năm 2015 đã mở ra nhiều cơ hội quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nói riêng trong việc xuất khẩu Gừng đến thị trường Hàn Quốc. Gừng được biết là loại hàng hóa mang lại khả năng sinh lời cao trong khi đó Việt Nam lại là một nước có sản lượng Gừng cực kỳ dồi dào vì thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa. Qua dự báo về những cơ hội đầy tiềm năng, công ty đã muốn thực hiện mở rộng và đẩy mạnh công tác xuất khẩu Gừng vào thị trường Hàn Quốc nhưng trước hết công ty cũng nên nhìn nhận được thách thức và liên hệ đến các trở ngại cũng như điểm yếu từ bên trong công ty.

Bên cạnh việc định hướng phát triển công ty trong giai đoạn tới, công ty cũng cần khắc phục một vài khó khăn còn tồn tại. Một vài giải pháp được nêu ra cùng với những kiến nghị đến công ty hy vọng rằng thời gian sắp tới công tác chuẩn bị là bước đầu trước khi công ty quyết định mở rộng thị trường sang Hàn Quốc sẽ thực hiện được tốt hơn. Để công tác chuẩn bị thành công, công ty cần khắc phục những điểm yếu và hoàn thiện hơn hoạt động xuất khẩu Gừng. Điều này sẽ giúp cho công ty có thể đứng vững và cạnh tranh với các công ty xuất khẩu Gừng trong nước.

KẾT LUẬN

Theo xu thế tự do hóa hiện nay, hội nhập vào nền kinh tế thế giới là định hướng mà bất kỳ quốc gia nào cũng thực hiện. Trong đó hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu là nhân tố quan trọng trong chính sách kinh tế đối ngoại, đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế trong nước và góp phần vào công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Hoạt động xuất khẩu Gừng là một yếu tố quan trọng đối với các nước ở vùng nhiệt đới như Việt Nam vì Việt Nam là một quốc gia dồi dào về lượng gừng trên thế giới. Dự kiến trong tương lai, hoạt động xuất khẩu mặt hàng gừng sẽ diễn ra sôi động và tiếp tục phát triển hơn nữa. Những năm qua mặt hàng gừng, tỏi được chính phủ Hàn Quốc bảo hộ rất cao từ 241-420% nhưng thông qua hiệp định VKFTA, chính phủ Hàn Quốc đã cắt giảm thuế suất mặt hàng này. Hàn Quốc đang dần có sự chuyển biến hướng chiến lược sang Việt Nam vì vậy công ty cần phải nắm bắt thị trường và xem thị trường như là một trong những thị trường xuất khẩu chính để bên cạnh công tác xuất khẩu gừng, công ty có thể xuất khẩu các mặt hàng tỏi, mật ong, khoai lang,….

Tuy nhiên bên cạnh đó công ty phải đối mặt với thách thức về sự phức tạp trong vấn đề kiểm dịch mặt hàng nông sản và trong tự do hóa thương mại vì vậy trong bối cảnh cạnh tranh mang tính toàn cầu và thường xuyên thay đổi như hiện nay, công ty cần có sự chuẩn bị, hoàn thiện quy trình xuất khẩu Gừng một cách tốt nhất và đảm bảo công tác sẽ diễn ra liên tục không bị gián đoạn bởi bất kỳ hạn chế nào còn tồn tại trong công ty. Đây là một nhiệm vụ khó khăn và để vượt qua khó khăn này, cần phải có sự nỗ lực không ngừng của tất cả nhân viên cũng như Ban Lãnh đạo để giúp công ty ngày một phát triển hơn và xây dựng được thương hiệu trên thị trường quốc tế.

Công ty TNHH Sản xuất và Công nghiệp Việt Delta cùng với những công ty xuất khẩu Gừng trong nước đều mong muốn và hi vọng Nhà nước và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ luôn sát cánh cùng doanh nghiệp qua việc tiếp tục nghiên cứu, ban hành nhiều chính sách đầu tư hỗ trợ hoạt động sản xuất nông nghiệp và phòng chống nhiều dịch bệnh trên cây trồng để tạo thuận lợi cho công ty trong công tác thu mua mặt hàng gừng qua đó sẽ đẩy nhanh hoạt động xuất khẩu góp phần đưa Việt Nam thành một trong những nước xuất khẩu Gừng lớn trên thế giới.

Bài khóa luận với đề tài: “Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu Gừng tại công ty TNHH Sản xuất và Công nghiệp Việt Delta” chỉ nhằm đưa ra một vài giải pháp và kiến nghị mang tính chất định hướng để giúp công ty đạt được hiệu quả cao về quy trình xuất khẩu Gừng trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính. Thủ tục sửa chữa tờ khai, khai bổ sung hồ sơ hải quan (thủ công - điện tử), 1842/QĐ-BTC, 07/2014.

2. Bộ Thương mại. Danh mục hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu Việt Nam, 405- TM/XNK, 04/1993.

3. Nghị định Chính phủ. Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện,

57/1998/NĐ-CP, 07/1998.

4. Nghị định Chính phủ. Quy định chi tiết thi hành luật thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hóa với nước ngoài,

57/1998/NĐ-CP, 07/1998.

5. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc, VKFTA-2015, 2015.

6. Luật Hải quan (2014), Nhà xuất bản Lao động Xã hội, Hà Nội.

7. Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn thi hành luật (2014), Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội.

8. Triệu Hồng Cẩm, PhD (2009). Vận tải quốc tế bảo hiểm vận tải quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê, TP. HCM.

9. Nguyễn Đăng Dờn (Chủ biên), Phạm Thị Nguyệt An, Nguyễn Quốc Anh, Trầm Thị Xuân Hương, Trương Công Minh (2009). Thanh toán quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, TP. HCM. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10.Đỗ Quốc Dũng (Chủ biên), Trần Hoàng Giang, Nguyễn Thành Long, Vòng Thình Nam (2015). Nghiệp vụ ngoại thương, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. 11.Tô Thị Hằng, Trần Thị Cẩm Hà, Bùi Văn Hùng (2015). Đơn từ Thương mại,

Nhà xuất bản Đại học Hutech, TP. HCM.

12.Nguyễn Văn Hùng (Chủ biên), Nguyễn Văn Bảo, Huỳnh Văn Hồng, Trương Anh Luân, Phan Quan Việt (2013). Thương mại điện tử, Nhà xuất bản Đại học kinh tế, TP. HCM.

13.Nguyễn Đình Phan, Đặng Ngọc Sự (2012). Quản trị chất lượng, Nhà xuất bản Đại học kinh tế Quốc dân, TP. HCM.

14.Võ Thanh Thu (2011). Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu, Nhà xuất bản Tổng hợp, TP. HCM.

15.Ban Phân tích dự báo. Một số điểm nhấn trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2015, 01/2016,

http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/mot-so- diem-nhan-trong-tang-truong-kinh-te-viet-nam-giai-doan-20112015- 75577.html.

16.Nguyễn Việt Duy. Cơ hội cho mặt hàng gừng của Việt Nam vào thị trường Hàn Quốc, 11/2015,

http://gionggungvietduy.blogspot.com/2015/11/co-hoi-cho-mat-hang-gung- cua-viet-nam.html.

17.Tô Đức Hạnh. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2011-2015: Một chặng đường nhiều giải pháp, 02/2014,

http://www.vnep.org.vn/vi-vn/Phat-trien-ben-vung/Tang-truong-kinh-te- Viet-Nam-2011-2015-Mot-chang-duong-nhieu-giai-phap.html.

18.Phúc Hằng. Tìm hướng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam năm 2015, 06/2015,

http://baotintuc.vn/thoi-su/tim-huong-tieu-thu-san-pham-nong-nghiep- 20150608154744281.htm.

19.Trần Văn Hùng. Tổng quan về kinh tế Việt Nam 2012 và dự báo kinh tế vĩ mô 2013, 10/2012,

http://news.go.vn/kinh-te/tin-986072/tong-quan-ve-kinh-te-viet-nam-nam- 2012-va-du-bao-kinh-te-vi-mo-nam-2013.htm.

20.Bùi Đức Thọ. Tổng quan phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2013, Đại học Kinh tế Quốc dân, 12/2013,

http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/tong-quan- phat-trien-kinh-te-viet-nam-giai-doan-2011-2013-39451.html.

21.Nguyễn Bích Thủy. Những tác động của hiệp định thương mại tự do đối với Việt Nam, Đại học Thương mại Hà Nội, 01/2016,

http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-

Traodoi/2016/37130/Nhung-tac-dong-cua-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-doi- voi.aspx.

22.VnMedia. FTA: Nhiều khó khăn cho doanh nghiệp Việt, 04/2015,

http://www.trungtamwto.vn/tin-tuc/fta-nhieu-kho-khan-cho-doanh-nghiep- viet.

23.Các website liên quan:

- Công ty Việt Delta: http://vdelta.com.vn.

- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam: http://vcci.com.vn. 24.Công ty TNHH Sản xuất - Công nghiệp Việt Delta. Báo cáo thống kê năm

2011 (Lưu hành nội bộ), 2011, TP. HCM.

25.Công ty TNHH Sản xuất - Công nghiệp Việt Delta. Báo cáo thống kê năm 2012 (Lưu hành nội bộ), 2012, TP. HCM.

26.Công ty TNHH Sản xuất - Công nghiệp Việt Delta. Báo cáo thống kê năm 2013 (Lưu hành nội bộ), 2013, TP. HCM.

27.Công ty TNHH Sản xuất - Công nghiệp Việt Delta. Báo cáo thống kê năm 2014 (Lưu hành nội bộ), 2014, TP. HCM.

28.Công ty TNHH Sản xuất - Công nghiệp Việt Delta. Báo cáo thống kê năm 2015 (Lưu hành nội bộ), 2015, TP. HCM. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

29.Công ty TNHH Sản xuất - Công nghiệp Việt Delta. Cơ cấu - Hệ thống - Tổ chức công ty 2009-2015 (Lưu hành nội bộ), 2015, TP. HCM.

30.Công ty TNHH Sản xuất - Công nghiệp Việt Delta. Ứng dụng TMĐT trong việc khai thác khách hàng xuất khẩu (Lưu hành nội bộ), 2013, TP. HCM.

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

BỘ CHỨNG TỪ MÔ TẢ QUY TRÌNH XUẤT KHẨU GỪNG TƯƠI

(Các chứng từ photo từ các chứng từ lưu trữ tại công ty Việt Delta)

1.1 Hợp đồng xuất khẩu gừng (Commercial Contract)

1.2 Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) (phụ): Chiết khấu 15% mua số lượng lớn trên trị giá xuất khẩu thực tế (20.552 USD)

1.3 Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) (chính): Chiết khấu 15% mua số lượng lớn và chiết khấu bồi thường 6,19% trên trị giá thực tế (20.552 USD) 1.4 Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List)

1.5 Tờ khai hàng hóa xuất khẩu (thông quan)

1.6 Danh sách container đủ điều kiện qua khu vực giám sát Hải quan. 1.7 Vận đơn hãng tàu K’ Line (Bill of Lading)

1.8 Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate) 1.9 Tờ khai bổ sung hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

PHỤ LỤC 2 DANH MỤC

HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CÓ ĐIỀU KIỆN

(Ban hành kèm theo Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ)

I. HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU , NHẬP KHẨU CÓ HẠN NGẠCH:

1. Gạo;

2. Hàng hoá theo hạn ngạch do các tổ chức kinh tế và nước ngoài ấn định đối với Việt Nam;

II. HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU CÓ GIẤY PHÉP:

A. HÀNG HÓA NHẬP KHẨU 4. Xăng dầu;

5. Phân bón;

6. Xe 2 bánh gắn máy và linh kiện lắp ráp đồng bộ; 7. Xe ô tô du lịch từ 12 chỗ ngồi trở xuống;

8. Sắt thép; 9. Xi măng;

10. Đường tinh luyện, đường thô nguyên liệu; 11. Giấy viết, giấy in các loại;

12. Rượu;

13. Kính xây dựng;

14. Hàng hoá quản lý chuyên ngành theo Danh mục được Chính phủ phê duyệt. B. HÀNG HÓA XUẤT KHẨU

15. Hàng hóa quản lý chuyên ngành theo Danh mục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

PHỤ LỤC 3

QUY ĐỊNH MỨC THƯỞNG, HOA HỒNG VÀ MỨC PHẠT TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT DELTA

(Cơ cấu - Hệ thống - Tổ chức công ty 2009-2015) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

MỨC THƯỞNG

Nhân viên làm việc tích cực, đều đặn và có từ hai hợp đồng trở lên trong một tháng sẽ thưởng 5% lương tháng.

MỨC HOA HỒNG

Chỉ đối với hợp đồng có lợi nhuận sau thuế (LNST) từ 1.000 USD trở lên - Trưởng phòng: 50% x 10% x (LNST/2)

- Nhân viên thu mua: [25% x 10% x (LNST/2)]/(tổng số nhân viên thu mua) - Nhân viên ngoại thương: [25% x 10% x (LNST/2)]/(tổng số nhân viên ngoại

thương)

MỨC PHẠT

Đi làm trễ: Mỗi ngày trễ trừ trực tiếp 50.000 VNĐ vào tiền lương tháng. Được phép nghỉ 1 ngày làm việc trong 1 tháng (thông báo trước 2 ngày cho trưởng phòng) còn các ngày nghỉ khác:

- Nghỉ không phép: Mỗi ngày nghỉ trừ tiền lương ngày đó.

- Nghỉ có lý do (được giám đốc chấp thuận): Mỗi ngày nghỉ trừ 50% tiền lương ngày (không quá 4 ngày trong 1 tháng).

Không có hợp đồng (không áp dụng đối với nhân viên mới làm từ 2 tháng trở xuống) như sau:

- Tháng đầu tiên: Trừ 1.000.000 VNĐ vào tiền lương tháng.

PHỤ LỤC 4

THỦ TỤC SỬA CHỮA TỜ KHAI , KHAI BỔ SUNG HỒ SƠ HẢI QUAN (THỦ CÔNG – ĐIỆN TỬ)

(Ban hành tại Quyết định 1842/QĐ-BTC ngày 30/07/2014)

1. Trình tự thực hiện:

* Thực hiện theo phương thức thủ công:

- Bước 1: Người khai hải quan khai đầy đủ các yếu tố, căn cứ khai bổ sung trong văn bản khai bổ sung; Tính số tiền thuế khai bổ sung, số tiền phạt chậm nộp (nếu có) do khai bổ sung.

- Bước 2: Cơ quan hải quan tiếp nhận hồ sơ sửa chữa, khai bổ sung; Kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của hồ sơ sửa chữa và thông báo kết quả kiểm tra trên văn bản sửa chữa, khai bổ sung.

* Thực hiện theo phương thức điện tử:

1. Đối với người khai hải quan: Người khai hải quan tạo thông tin sửa chữa, bổ sung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu gừng tại công ty tnhh sản xuất và công nghiệp việt delta​ (Trang 70 - 97)