0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Chuẩn bị nguồn hàng xuất khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU GỪNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT DELTA​ (Trang 38 -40 )

5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.2.3 Chuẩn bị nguồn hàng xuất khẩu

Căn cứ để chuẩn bị hàng xuất khẩu là hợp đồng đã ký và người bán phải có kế hoạch gom hàng vì công ty TNHH Sản xuất và Công nghiệp Việt Delta mang bản

chất là công ty Thương mại nên chủ yếu thu mua từ các công ty nông sản với số lượng lớn nên giá cả tương đối rẻ.

Đối với mặt hàng gừng tươi thuộc hàng nông sản nên thời hạn chuẩn bị có thể dài hơn so với các hàng hóa khác vì người bán phải tiến hành gom hàng từ tổ chức thu mua đến vận chuyển, bảo quản hàng hóa và giao hàng đúng quy định ngoài ra còn phụ thuộc vào mùa vụ, sự sẵn có của hàng hóa, thời tiết,...

Theo yêu cầu của công ty Việt Delta, mặt hàng gừng thường được đóng trong thùng carton ngay tại các đại lý, các đơn vị sản xuất vì thuận tiện (hàng hóa sau khi kiểm tra sẽ được đóng vào trong thùng carton), tiết kiệm thời gian, chi phí và hạn chế sự ảnh hưởng đến chất lượng nếu vận chuyển về công ty mới tiến hành. Việc lựa chọn thùng carton thông thường khi đóng gói gừng sẽ có các ưu điểm sau: Chi phí rẻ, đảm bảo chức năng bảo vệ nhưng không cao (không phù hợp cho chặng đường dài). Tuy nhiên nếu không quy định cụ thể loại thùng carton thì mặt hàng gừng thường được đóng trong thùng carton kém chất lượng để giá bán thấp hơn nên tồn tại nhiều nhược điểm không tốt như: Độ bền chịu lực kém, dễ rách, dễ thấm nước, dễ hút ẩm,…

Theo hợp đồng xuất khẩu Gừng tươi số 121114/Ginger (Phụ lục 1.1), công việc chuẩn bị mặt hàng gừng tươi chủ yếu diễn ra 3 khâu như sau:

Sơ đồ 2.3: Quy trình chuẩn bị mặt hàng gừng của công ty Việt Delta

Khâu 1: Tập trung, thu gom, nhận hàng hóa xuất khẩu

Thông thường mùa thu hoạch gừng diễn ra từ tháng 11 đến tháng 4. Mặc dù đang trong thời vụ thu hoạch gừng nhưng gừng lại thiếu hụt một cách nghiêm trọng bởi vì công nghê, kỹ thuật lạc hậu nên nông dân thường mất mùa gừng bởi các dịch bệnh phổ biến trên gừng như bệnh “thối nhũn” đã dẫn đến mặt hàng gừng khan hiếm. Ngoài ra do vấn đề căng

• Tập trung, thu gom, nhận hàng hóa xuất khẩu

Khâu 1 • Lựa chọn bao bì đóng gói Khâu 2 • Ký mã hiệu bao bì Khâu 3

thẳng biển Đông nên các cơ sở thu mua, sản xuất không nhập gừng từ Trung Quốc. Chính vì nguyên nhân đó nên gừng trở nên khan hiếm trong nước đã đẩy giá thành lên cao. Công ty thu mua chủ yếu tập trung ở Hải Phòng vì gần cảng Hải Phòng nên chi phí vận chuyển hàng đến cảng được giảm đáng kể và tại Hải Phòng có các nhà cung ứng gừng lâu năm đối với công ty. Tuy nhiên vì chỉ đáp ứng được 70% (14 tấn) trọng lượng cần thu mua (20 tấn) nên công ty gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn hàng với số lượng lớn, giá thành phù hợp với chất lượng theo tiêu chuẩn nên công ty sẽ khảo sát giá và tiến hành thu mua ở nhiều nơi chủ yếu xét điều kiện giá thấp và gần Hải Phòng.

Khâu 2: Bao bì đóng gói

Việc lựa chọn bao bì phụ thuộc vào thời tiết, tính chất hàng hóa, điều kiện vận chuyển và kể cả quyết định của bên mua công ty cũng phải xem xét, điều kiện luật pháp và thuế quan, chi phí vận chuyển, điều kiện bốc xếp,…. Công ty lựa chọn loại bao bì là thùng carton nhưng không quy định về loại thùng carton cụ thể (số lớp, loại giấy, thành phần, kết cấu, khả năng chịu tác động cơ học, hóa học,...) nên gừng được đóng trong carton thông thường. Mặt hàng nông sản rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố điều kiện tự nhiên nên mặt hàng gừng được đóng trong các thùng carton ngay tại kho của đại lý, đơn vị sản xuất.

Khâu 3: Ký mã hiệu

Trong hợp đồng không đề cập đến việc ký mã hiệu hàng hóa nên khi hàng hóa được đóng vào thùng carton công ty không ký mã hiệu thùng carton vì công ty chỉ xuất duy nhất một mặt hàng gừng đến tập đoàn Khayat nên không cần thiết ký mã hiệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU GỪNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT DELTA​ (Trang 38 -40 )

×