Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội thành phố Yên Bái và chi cục thuế
3.1.1.1. Các đặc điểm tự nhiên
Vị trí địa lý
Yên Bái là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa, là 1 trong 13 tỉnh vùng núi phía Bắc, nằm giữa 2 vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 6.886,28 km2, xếp thứ 8 so với 12 tỉnh thuộc vùng núi và trung du phía Bắc về quy mô đất đai. Phía Bắc giáp tỉnh Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp 2 tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang và phía Tây giáp tỉnh Sơn La. Yên Bái có 9 đơn vị hành chính (1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện) với tổng số 180 xã, phường, thị trấn (159 xã và 21 phường, thị trấn); trong đó có 70 xã vùng cao và 62 xã đặc biệt khó khăn được đầu tư theo các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, có 2 huyện vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải nằm trong 61 huyện nghèo, đặc biệt khó khăn của cả nước.
Thành phố Yên bái nằm cạnh sông Hồng, phía đông và đông bắc giáp huyện Yên Bình, phía tây và tây nam giáp huyện Trấn Yên. Thành phố rộng 108,155 km² và có 95.892 người (số liệu năm 2008) gồm 18 dân tộc trong đó Kinh chiếm đa số.
Yên Bái không chỉ nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc Việt Nam, trên trục hành lang kinh tế trọng điểm Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Yên Bái còn là địa phương giữ vị trí trung tâm kết nối giao thông của các tỉnh miền núi phía Bắc. Đặc biệt, tỉnh Yên Bái có nhiều nét văn hóa riêng đậm đà bản sắc dân tộc… đã tạo nên hình ảnh một Yên Bái giàu tiềm năng, thế mạnh, miền đất mới hứa hẹn nhiều cơ hội cho các hoạt động đầu tư phát triển.
Khí hậu
Đặc trưng của khí hậu Yên Bái là nhiệt đới gió mùa, nắng và mưa nhiều, nền nhiệt cao. Nhiệt độ trung bình ít biến động trong năm (khoảng 18-20oC), cao nhất 37-39oC, thấp nhất 2-4oC. Gió thịnh hành là gió mùa đông bắc và gió mùa đông nam. Mưa nhiều nhưng phân bố không đều, lượng mưa trung bình 1.800 - 2.000 mm/năm, cao nhất tới 2.204 mm/năm và thấp nhất cũng đạt 1.106 mm/năm. Một số vùng tiểu khí hậu vào tiết xuân thường có mưa dầm triền miên.
- Mùa lạnh: từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, vùng thấp lạnh kéo dài từ 115 -125 ngày, vùng cao mùa lạnh đến sớm và kết thúc muộn nên dài hơn vùng thấp, vùng cao từ 1.500m trở lên hầu như không có mùa nóng, nhiệt độ trung bình ổn định dưới 20oC, cá biệt có nơi xuống 0oC, có sương muối, băng tuyết; thường bị hạn hán đầu mùa lạnh (tháng 12- tháng 1), cuối mùa thường có mưa phùn, điển hình là khu vực thành phố Yên Bái, Trấn Yên, Yên Bình.
- Mùa nóng: từ 4 đến tháng 10 là thời kỳ nóng ẩm, nhiệt độ trung bình ổn định trên 25o C, tháng nóng nhất 37- 380C, mùa nóng cũng chính là mùa mưa nhiều, lượng mưa trung bình từ 1.500 - 2.200 mm/năm và thường kèm theo gió xoáy, mưa lũ gây ra lũ quét ngập lụt. Sự phân bố ngày mưa, lượng mưa tùy thuộc vào địa hình theo hướng giảm dần từ Đông sang Tây theo địa bàn tỉnh. Theo thung lũng sông Hồng giảm dần từ Đông Nam lên Tây Bắc. Nhưng trong vùng thung lũng sông Chảy lại giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
Tài nguyên thiên nhiên
Tổng diện tích đất tự nhiên thành phố là 108,155 Km2 do đó quỹ đất để phát triển khá rộng. Nhưng chủ yếu là đất đồi lên ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng và đường giao thông đi lại.
Đất Yên Bái chủ yếu là đất xám (chiếm 82,37%), còn lại là đất mùn alít, đất phù sa, đất glây, đất đỏ…
Nhờ có con Sông hồng chẩy qua hàng năm cung cấp một lượng phù sa mầu mỡ để phục vụ cho chồng cây nông nghiệp.
Tài nguyên khoáng sản ở thành phố Yên Bái gồm: cát, sỏi, cao lanh, gỗ nhưng chữ lượng còn rất hạn chế.
Kết cấu hạ tầng
Hiện nay, thành phố Yên Bái có 17 xã, phường đã được quy hoạch chi tiết; hình thành rõ nét các phân khu chức năng như: Khu trung tâm chính trị, hành chính, giáo dục, các khu dịch vụ - thương mại, các khu, cụm công nghiệp.
Bộ mặt đô thị từng bước đổi mới với kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đầu tư theo hướng hiện đại, trên nền của một đô thị xanh với những công trình kiến trúc đan xen tiếp nối giữa truyền thống và hiện đại.
- Hệ thống giao thông:
+ Giao thông đối ngoại: Đầu tư nâng cấp như Quốc lộ 70 Lào Cai- Hà Nội; Quốc lộ 37, đoạn thành phố Yên Bái đi Ba Khe được đầu tư nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi; nâng cấp quốc lộ 32C từ Hà Nội - Yên Bái, tuyến Yên Bái - Khe Sang; Đường Cao tốc Nội Bài - Lào Cai đoạn qua thành phố đã được khởi công xây dựng.
+ Giao thông nội thành: Các tuyến đường giao thông nội thành với gần 100 km được xây dựng, đầu tư nâng cấp khá đồng bộ với hành lang hè phố, hệ thống cây xanh đang được chỉnh trang; hệ thống chiếu sáng đạt tiêu chuẩn Việt Nam, với 02 cầu vượt sông có khả năng kết nối cao với hệ thống đường giao thông đối ngoại. Đường tránh ngập từ Trung tâm tỉnh đến cầu Văn Phú và đường cao tốc, tương lai là tuyến Quốc lộ 70 (km 10 thị trấn Yên Bình) đến cầu Văn Phú. Hiện đang triển khai thi công 02 cầu nối hai bờ sông Hồng là cầu Tuần Quán và Cầu Bách Lẫm.
+ Đường sắt: Đường sắt xuyên Việt nối Hà Nội - Yên Bái - Lào Cai đang được đầu tư nâng cấp trên toàn tuyến, trong đó ga Yên Bái ở vị trí Trung tâm thành phố là một trong những ga hành khách - hàng hóa đầu mối trên tuyến; Ga Văn Phú đang được đầu tư để trở thành ga hàng hóa chủ yếu, đáp ứng năng lực lưu thông trực tiếp cho khu công nghiệp phía Nam của tỉnh.
- Hạ tầng viễn thông:
Đáp ứng yêu cầu thông tin liên lạc; hiện trên địa bàn thành phố đang sử dụng mạng truyền dẫn bằng vi ba số; hệ thống cáp quang; mạng ngoại vi sử dụng cáp gốc đi ngầm; 04 tổng đài kỹ thuật số (01 trạm Host và 03 trạm vệ tinh) với dung lượng khoảng 30.000 số. Trên địa bàn hiện có 7 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông với 39 trạm BTS thu phát sóng di động, bình quân có 55% dân số sử dụng Internet.
- Cấp điện:
Toàn thành phố hiện có 169 trạm biến áp với 178 máy biến áp, tổng công suất lắp đặt đạt 43.081,5 KVA, đáp ứng được nhu cầu cho sản xuất công nghiệp và sinh hoạt trên địa bàn thành phố.
- Cấp nước:
Thành phố Yên Bái hiện đang sử dụng nước phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất từ nhà máy nước Yên Bình bằng nguồn nước hồ Thác Bà có chất lượng tốt với công suất 11.500m3/ngày đêm (hiện đang sử dụng khoảng 70% công suất).