0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Quản lý công tác chấp hành dự toán thuế TNDN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ YÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI (Trang 30 -35 )

5. Kết cấu luận văn

1.2.2.2. Quản lý công tác chấp hành dự toán thuế TNDN

- Đăng ký, kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp

Các đối tượng có trách nhiệm đăng ký thuế thu nhập doanh nghiệp với cơ quan thuế trực tiếp quản lý cùng lúc với việc đăng ký nộp thuế GTGT trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được Sở kế hoạch và đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Khi đăng ký thuế các doanh nghiệp phải khai rõ các đơn vị trực thuộc hoạch toán kinh doanh độc lập và các đơn vị hạch toán phụ thuộc dưới hình thức báo sổ cho cơ quan thuế.

Khai thuế TNDN là loại khai tạm tính theo quý, khai quyết toán năm hoặc khai quyết toán đến thời điểm chấm dứt hoạt động kinh doanh, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp và các trường hợp khác như:

Khai thuế TNDN tạm tính theo từng lần chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất áp dụng đối với tổ chức kinh doanh không phát sinh thường xuyên hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất.

Khai thuế TNDN tính theo tỷ lệ thu nhập trên doanh thu theo tháng hoặc theo lần phát sinh thu nhập của người kinh doanh không thường xuyên.

- Nộp thuế

Cơ sở kinh doanh tạm nộp số thuế hàng quý theo bản tự kê khai hoặc theo số thuế cơ quan thuế ấn định đầy đủ, đúng hạn vào ngân sách nhà nước. Thời hạn nộp thuế hàng quý chậm nhất là ngày cuối quý.

Chính phủ quy định thủ tục nộp thuế đơn giản, thuận tiện, nâng cao ý thức trách nhiệm của cơ sở kinh doanh trước pháp luật, đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật của cơ quan thuế, bảo đảm quản lý thuế chặt chẽ, có hiệu quả.

Cơ sở kinh doanh chưa thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ phải nộp thuế vào ngân sách nhà nước hàng tháng theo thông báo của cơ quan thuế. Thời hạn nộp thuế hàng tháng được ghi trong thông báo chậm nhất là ngày 25 của tháng tiếp theo.

- Quản lý công tác kế toán

+ Yêu cầu quản lý thuế TNDN

Thuế TNDN là một phần quan trọng không ngừng vận động cùng với sự phát triển của một doanh nghiệp, sự tồn tại của nó chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn có lãi, do vậy để việc quản lý thuế TNDN cần phải quản lý trên các mặt như: (i) Quản lý khoản doanh thu tính thuế: Đây là số tiền thu được khi bán hàng hóa dịch vụ giúp DN biết được trong năm hoạt động có tốt hay không; (ii) Quản lý các khoản chi phí hợp lí: Đây là các khoản chi phi phát sinh của mỗi DN trong quá trình hoạt động, quản lý tốt các chi phí tránh thất thoát lãng phí cho doanh nghiệp; (iii) Quản lý các khoản thu nhập khác: Đây là số tiền mà doanh nghiệp thu được từ các hoạt động khác ngoài sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ; (iv) Quản lý thuế TNDN phải nộp: Đây là số tiền trích từ lợi nhuận mà trong năm doanh nghiệp hoạt động có được, khoản thuế này hàng năm chiếm tỉ trọng lớn nhất trong nguồn thu của Ngân sách Nhà nước vì vậy quản lý chặt chẽ số thuế này là vấn đề hết sức quan trọng. Thông qua việc quản lý thuế TNDN không chỉ giúp doanh nghiệp quản lý toàn diện mọi hoạt động xảy ra trong năm, mà còn giúp doanh nghiệp cải thiện việc đầu tư kinh doanh đồng thời giúp doanh nghiệp thực hiện tốt các quy định đối với Nhà nước.

+ Nhiệm vụ của kế toán thuế TNDN

(i) Hàng tháng: kế toán viên tập hợp chứng từ gốc, theo dõi sổ sách các khoản doanh thu, chi phí, thu nhập khác phát sinh trong tháng.

(ii) Hàng quý:dựa vào các chứng từ, sổ sách ghi chép lũy kế hàng tháng kế toán viên tính ra số thuế TNDN phải nộp tạm tính cho từng quý, lập tờ khai thuế TNDN tạm tính theo quý, báo cáo quý cho phần thuế TNDN.

(iii) Cuối năm: thông qua các số thuế TNDN tạm tính cho từng quý kế toán viên tổng hợp tính lại số thuế TNDN mà đơn vị phải nộp cho năm hoạt động vừa qua, điều chỉnh lại số thuế phải nộp cho phù hợp. Lập tờ khai thuế TNDN phải nộp, báo cáo quyết toán thuế TNDN, báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán.

+ Kế toán thuế TNDN

(i) Kế toán doanh thu, thu nhập, chi phí và xác định kết quả kinh doanh. (ii) Kế toán “Thuế thu nhập doanh nghiệp” và “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành”, “Lợi nhuận chưa phân phối”

(iii) Trình tự hạch toán

Hàng quý, khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, kế toán phản ánh số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tạm phải nộp vào ngân sách Nhà nước vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.

Cuối năm tài chính, căn cứ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp theo tờ khai quyết toán thuế hoặc số thuế do cơ quan thuế thông báo phải nộp. Kết chuyển kết quả từ hoạt động kinh doanh sau khi trừ đi chi phí thuế TNDN hiện hành.

- Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Nguyên tắc chung

Thứ nhất, việc kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp căn cứ vào

số liệu báo cáo tài chính sau khi đã điều chỉnh theo pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm các khoản điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp và điều chỉnh giảm thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thứ hai, người nộp thuế phải thực hiện kê khai quyết toán thuế thu nhập

doanh nghiệp theo đúng mẫu quy định và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của số liệu kê khai. Việc kê khai quyết toán thuế phải đảm bảo phản ánh đúng nghĩa vụ thuế trên cơ sở sổ sách kế toán của người nộp thuế.

Mẫu biểu kê khai quyết toán thuế được quy định tại Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; riêng tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp mẫu số 03/thu nhập doanh nghiệp và phụ lục thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhýợng bất ðộng sản mẫu số 3-5/thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo mẫu biểu quy ðịnh tại Thông tý 151/2014/TT-BTC hýớng dẫn thi hành Nghị ðịnh 91/2014/NÐ-CP về việc sửa ðổi một số ðiều tại các nghị ðịnh về thuế.

Thứ ba, việc quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp liên quan chặt chẽ

đến các văn bản quy phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và các quy định về kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế theo Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Về cơ bản, chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2016 không có thay đổi nhiều so với năm 2015, ngoại trừ một số thay đổi về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo Thông tư 83/2016/TT-BTC ngày 17/6/2016 của Bộ Tài chính. Điều này có nghĩa là việc quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2016, về cơ bản, tương tự như năm 2015.

Tuy nhiên, do quy định pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung khá nhiều trong những năm gần đây nên bên cạnh một số điểm mới cần lưu ý do những điểm sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 83/2016/TT-BTC, khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2016 cần lưu ý thêm một số vấn đề cụ thể sau:

Về doanh thu tính thuế

Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc hoàn thành từng phần việc cung ứng dịch vụ cho người mua, trừ một số trường hợp cụ thể nêu tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC.

Về chi phí được trừ

Các khoản chi phí được trừ phải thỏa mãn đồng thời 3 điều kiện xác định chi phí được trừ và không nằm trong số các khoản chi không được trừ quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC.

Về thu nhập chịu thuế khác

Bỏ quy định: Thu nhập khác là khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà khoản thu nhập này không thuộc các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh ghi trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp được hướng dẫn tại đoạn 1 Điều 7 Thông tư 78/2014/TT-BTC.

Về thuế suất và ưu đãi thuế

Mức thuế suất phổ thông áp dụng cho năm 2016 là 20%. Đối với doanh nghiệp từ năm 2015 về trước đang hưởng thuế suất ưu đãi ở mức 20% theo Điều 13 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13 thì từ năm 2016 sẽ chuyển sang áp dụng thuế suất ưu đãi 17%. Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư thực hiện theo Nghị định 118/2015/ NĐ- CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ thay cho Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị định 218/2013/NĐ-CP 26/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Các dự án đầu tư mới sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Riêng dự án đầu tư mới sản xuất xe ô tô dưới 24 chỗ được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định trừ lĩnh vực ưu đãi thuế theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế

Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc hạch

toán độc lập thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh tại đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc.

Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc nhưng hạch toán phụ thuộc thì đơn vị trực thuộc đó không phải nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp; khi nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, người nộp thuế có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại đơn vị trực thuộc.

1.2.2.4. Quản lý công tác thanh kiểm tra thuế TNDN

Mục đích của thanh tra, kiểm tra thuế là phát hiện các sai phạm của người nộp thuế khi thực hiện pháp luật thuế, hạn chế thất thu thuế cho Nhà nước; kiến nghị các cơ quan chức năng sửa đổi, bổ sung kịp thời để hoàn thiện hệ thống thuế. Nội dung thanh tra, kiểm tra thuế bao gồm: Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành những quy định về đăng ký, kê khai, căn cứ tính thuế và nộp thuế đầy đủ, kịp thời số thu vào NSNN.

Các hình thức thanh tra, kiểm tra thuế đối với DN: toàn diện, chuyên đề theo nội dung, thường xuyên và đột xuất theo yêu cầu của cơ quan cấp trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ YÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI (Trang 30 -35 )

×