5. Kết cấu luận văn
1.2.2.6. Quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế thu nhập doanh nghiệp
Quản lý nợ thuế thu nhập doanh nghiệp
Là công việc theo dõi, nắm bắt thực trạng nợ thuế và các khoản thu khác do cơ quan thuế quản lý theo một quy trình nghiệp vụ chung nhằm đôn đốc thu hồi số thuế nợ của người nộp thuế.
Công tác quản lý nợ thuế đòi hỏi đáp ứng các yêu cầu:
- Phải quản lý đầy đủ, không bỏ sót các khoản thu của NSNN.
- Phải đảm bảo quản lý chính xác các khoản nợ để cơ quan thuế có các biện pháp quản lý phù hợp.
- Phải đảm bảo thu nợ kịp thời, tránh thất thu NSNN
Cưỡng chế thuế TNDN * Khái niệm:
Cưỡng chế thuế là việc cơ quan thuế và các cơ quan bảo vệ pháp luật áp dụng các biện pháp buộc người nộp thuế phải thực hiện nghĩa vụ thuế.
* Đặc điểm:
Cưỡng chế thuế là hành vi thi hành pháp luật về thuế. Luật quản lý thuế đã hướng dẫn các trường hợp phải áp dụng biện pháp cưỡng chế thuế và quy trình nghiệp vụ cưỡng chế thuế.
Cưỡng chế thuế là hành vi xuất hiện sau hành vi nợ thuế. Khi phát sinh các khoản nợ thuế, cơ quan thuế thực hiện nhắc nhở, đôn đốc người nộp thuế thực hiện nộp thuế trong một khoảng thời gian hạn định. Quá hạn mà người nộp thuế chưa nộp thì biện pháp cưỡng chế được thực thi.
Thực hiện các biện pháp cưỡng chế thuế đòi hỏi có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế với các cơ quan thi hành pháp luật khác
* Yêu cầu đối với công tác cưỡng chế thuế TNDN
Thứ nhất, cưỡng chế thuế phải đảm bảo tính hiệu lực của pháp luật Nhà
nước. Yêu cầu này đòi hỏi khi ban hành các quyết định cưỡng chế thuế phải đảm bảo được thực hiện thống nhất từ cấp trung ương đến cấp địa phương.
Thứ hai, cưỡng chế thuế phải đảm bảo tính hiệu quả của cơ quan quản lý
thuế. Có nghĩa là khi thực hiện một quyết định cưỡng chế thuế thì cơ quan thuế phải đảm bảo chi phí thực hiện cưỡng chế là tối thiểu. Muốn thực hiện được yêu cầu này, đòi hỏi trước khi ban hành các quyết định về cưỡng chế thuế cần tính đến các yếu tố có thể ảnh hưởng đến công tác thực hiện cưỡng chế như thời gian cưỡng chế, địa điểm thi hành, hình thức cưỡng chế… để công tác cưỡng chế đạt hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, cơ quan thuế cần cân nhắc kỹ lưỡng từng trường hợp nợ thuế và xác định trường hợp nào thực hiện biện pháp cưỡng chế nào là hợp lý.
Thứ ba, cưỡng chế thuế phải đảm bảo tính tuân thủ pháp luật của người
nộp thuế, thông qua cưỡng chế thuế góp phần nâng cao tính hiệu quả của pháp luật đồng thời góp phần răn đe, nâng cao ý thức tuân thủ của đối tượng nộp thuế.
* Quy trình cưỡng chế thu hồi nợ thuế
Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế đã ban hành Quy trình cưỡng chế nợ thuế kèm theo Quyết định số 751/QĐ-TCT ngày 20/4/2015. Theo đó:
Thứ nhất, về biện pháp cưỡng chế nợ thuế
- Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại Kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng, yêu cầu phong toả tài khoản;
- Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập; - Thông báo hoá đơn không còn giá trị sử dụng; - Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên;
- Thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác nắm giữ;
- Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề
Thứ hai, Trình tự từng biện pháp cưỡng chế thu hồi nợ
- Bước 1: Lập danh sách đối tượng phải xác minh thông tin
- Bước 2: Thu thập và xác minh thông tin của đối tượng chuẩn bị cưỡng chế
- Bước 3: Các trường hợp phải tổng hợp vào danh sách cưỡng chế bằng biện pháp tiếp theo
- Bước 4: Ban hành quyết định cưỡng chế - Bước 5: Gửi quyết định cưỡng chế - Bước 6: Tổ chức thực hiện
Thứ ba, về nguyên tắc thực hiện khi áp dụng biện pháp cưỡng chế nợ thuế
Trường hợp đã ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp tiếp theo mà có thông tin, điều kiện để thực hiện biện pháp cưỡng chế trước thì chuyển các trường hợp này vào danh sách áp dụng biện pháp cưỡng chế trước.