0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Tăng cường quản lý nợ thuế, cưỡng chế nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ YÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI (Trang 101 -103 )

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế TNDN đối với các công ty

4.2.3. Tăng cường quản lý nợ thuế, cưỡng chế nợ

Có thể nói, nợ thuế là một thực trạng phổ biến thường gặp trong công tác quản lý thuế hiện nay. Tình trạng nợ thuế luôn diễn biến phức tạp với nhiều nguyên nhân, mức độ và tính chất khác nhau, nợ thuế nếu không được theo dõi chính xác,

quản lý chặt chẽ và có các biện pháp đôn đốc kịp thời, hiệu quả sẽ tạo ra sự bất bình đẳng trong kinh doanh giữa những người nộp thuế, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu của Ngân sách Nhà nước, để lại những hậu quả xấu, làm giảm hiệu lực pháp luật và giảm chất lượng công tác quản lý thuế. Vì vậy, việc đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế là nhiệm vụ quan trọng và rất cần thiết.

- Cơ quan thuế cần kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho NNT trong sản xuất kinh doanh, giải quyết kịp thời các khoản nợ xấu, xử lý nợ tiền chậm nộp cho các DN gặp khó khăn khách quan, tạo điều kiện cho NNT đẩy mạnh sản xuất kinh doanh hiệu quả, từ đó giảm nợ đọng thuế.

- Cơ quan thuế cần tiếp tục triển khai đầy đủ các biện pháp như theo dõi sát tình hình kê khai của NNT; thực hiện phân loại đúng quy định làm cơ sở đôn đốc thu tiền thuế nợ; ban hành đầy đủ thông báo tiền thuế nợ gửi từng NNT để đôn đốc thu tiền thuế nợ; kiên quyết thực hiện cưỡng chế theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế. Tập trung giải quyết kịp thời, đúng quy định các hồ sơ gia hạn nộp thuế, xóa nợ, nộp dần tiền thuế, không tính tiền chậm nộp để hỗ trợ NNT trong sản xuất kinh doanh, tạo nguồn thu cho NSNN.

- Cần tổ chức rà soát để sửa đổi, bổ sung Thông tư 215/2013/TT-BTC về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, Quy trình quản lý nợ 1401 và Quy trình cưỡng chế nợ thuế 751 theo hướng đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT và thực hiện điện tử hóa trong khâu ban hành thông báo nợ và quyết định cưỡng chế nợ, phân công, phân loại nợ, thu gọn lại các nhóm nợ thuế, phân loại đầy đủ, chính xác, kịp thời và xử lý phù hợp theo tính chất của từng khoản nợ và tình hình thực tế, khắc phục các vướng mắc hiện nay, đảm bảo tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc quản lý nợ và thực hiện cưỡng chế nợ thuế.

- Cơ quan thuế chủ động tham mưu với UBND cùng cấp chỉ đạo các ngành trên cùng địa bàn phối hợp với cơ quan thuế duy trì các tổ liên ngành thu hồi nợ đọng. Phối hợp chặt chẽ với Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại,

tổ chức tín dụng, cơ quan kế hoạch đầu tư... thực hiện nhiệm vụ đôn đốc thu hồi tiền thuế nợ vào NSNN. Bên cạnh đó, cũng cần có sự phối kết hợp giữa cơ quan thuế với chính quyền địa phương, cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án, cơ quan quản lý thị trường, cơ quan thanh tra kiểm tra đến kiểm tra cơ sở có đủ điều kiện kinh doanh hay không. Điều này giúp cung cấp thông tin người nộp thuế đến cơ quan thuế kịp thời và thay đổi hành vi tuân thủ luật pháp của người nộp thuế góp phần làm cho môi trường kinh doanh trở nên trong sạch hơn.

- Cần tăng cường kiểm tra công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đối với cơ quan thuế. Tập trung kiểm tra việc phân loại nợ thuế, việc tổng hợp đầy đủ các khoản tiền thuế nợ, việc thực hiện cưỡng chế, đôn đốc thu tiền thuế nợ. Tăng cường lực lượng cán bộ công chức làm công tác quản lý nợ. Cơ quan thuế thực hiện sắp xếp, bố trí cán bộ, nhằm đảm bảo nguồn nhân lực phục vụ cho công tác quản lý nợ thuế một cách hiệu quả nhất, góp phần đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ công tác thu ngân sách, nhýng cũng đồng thời kéo giảm tỷ lệ nợ đọng thuế/tổng thu NSNN.

- Đổi mới công tác đánh giá cán bộ, thi đua vŕ khen thýởng: Thi đua, khen thýởng vŕ kỷ luật lŕ một trong những yếu tố tạo động lực hoặc kìm hãm động cơ làm việc của cán bộ nói chung và của cán bộ quản lý nợ, cưỡng chế nợ thuế nói riêng. Đối với lĩnh vực quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế, cơ quan thuế cần xác định rõ các tiêu chí đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ để đề ra chế độ lương, thưởng và kỷ luật phù hợp, từ đó khuyến khích công chức nói chung và công chức quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ YÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI (Trang 101 -103 )

×