5. Bố cục của luận văn
3.3.3. Kiểm định độ tin cậy của các nhân tố bằng hệ số Cronbach Alpha
Hệ số Cronbach Alpha được sử đụng để loại các biến không phù hợp, các biến có hệ số item-total correlation < 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy Alpha > 0,6. Kết quả phân tích hệ số Alpha cho từng nhân tố như sau:
Bảng 3.20. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha đối với các nhân tố Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến
Tương quan biến - tổng
Cronbach’s Alpha nếu loại
biến
1. Yếu tố con người, Cronbach’s Alpha = .760
G2 10.10 3.144 .550 .723
G3 9.72 3.507 .636 .662
G1 9.89 4.007 .488 .740
H1 9.72 3.835 .596 .690
2. Chính sách tạo động lực lao động (1), Cronbach’s Alpha = .679
B2 9.96 3.515 .514 .587
B5 10.12 3.045 .541 .558
B6 10.23 3.160 .535 .564
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến
Tương quan biến - tổng
Cronbach’s Alpha nếu loại
biến 3. Chính sách tạo động lực lao động (2), Cronbach’s Alpha = .727
B2 6.65 2.220 .473 .724
B5 6.82 1.730 .562 .625
B6 6.93 1.717 .623 .545
4. Công tác tuyển dụng và hỗ trợ, Cronbach’s Alpha = .667
D2 9.81 3.525 .427 .620
E1 9.99 2.760 .472 .586
E2 9.77 3.205 .428 .613
E3 9.98 2.812 .486 .574
5. Sự quan tâm từ phía công ty (1), Cronbach’s Alpha = .619
E5 6.78 1.650 .417 .536
F1 6.83 1.469 .526 .375
F2 7.29 1.698 .350 .631
6.Sự quan tâm từ phía công ty (2), Cronbach’s Alpha = .631
E5 3.62 .589 .461 .
F1 3.67 .573 .461 .
7. Công tác đào tạo, Cronbach’s Alpha = .698
K1 3.25 .690 .537 .
K3 3.28 .755 .537 .
8. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh và cơ cấu tổ chức, Cronbach’s. Alpha = .603
C2 3.35 .849 .443 .
D1 3.46 .534 .443 .
9. Môi trường công ty, Cronbach’s. Alpha = .585
B7 3.59 .572 .415 .
C1 3.43 .493 .415 .
10. Điều kiện làm việc, Cronbach’s. Alpha = .184
A6 10.47 2.041 .173 .019
B1 10.31 2.089 .119 .097
K4 10.45 2.031 .163 .031
F3 10.44 2.756 -.089 .357
Kết quả bảng số liệu 3.20 cho thấy,
+ Đối với nhân tố “Yếu tố con người”, sau khi tiến hành kiểm tra Cronbach’s Alpha lần 1 cho biết hệ số α = 0,760 được đánh giá là chấp nhận và không có hệ số tương quan biến tổng nào < 0,3 nên thang đo này đủ độ tin cậy trong sử dụng phân tích nghiên cứu. Trong số các biến quan sát đó có biến quan sát G1 - “CBCNV có trình độ chuyên môn, tay nghề cao, kỹ năng làm việc độc lập và nhóm hiệu quả, phù hợp với công việc được giao” là có độ tin cậy cao nhất α = 0,740.
+ Đối với nhân tố “chính sách tạo động lực lao động”, sau khi tiến hành kiểm tra Cronbach’s Alpha lần 1 cho biết hệ số α = 0,679 được đánh giá là chấp nhận và có 1 biến quan sát (K7 -Ý kiến của CBCNV có thể tác động lên quyết định của công ty) bị loại, vì hệ số α = 0.727 > 0,679 và có hệ số tương quan biến tổng = 0,287 < 0,3. Do đó, ta loại bỏ biến K7.
Sau khi loại biến (K7) ra khỏi mô hình và chạy lại hệ số Cronbach’s Alpha lần 2. Sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha đối với nhân tố lần 2 cho biết hệ số α = 0,727 được đánh giá là chấp nhận và không có hệ số tương quan biến tổng nào < 0,3 nên thang đo này đủ độ tin cậy trong sử dụng phân tích nghiên cứu. Trong số các biến quan sát đó có biến quan sát B2 - “Công việc được phân công và bố trí hợp lý”
là có độ tin cậy cao nhất α = 0,724.
+ Sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha đối với nhân tố “công tác tuyển dụng và hỗ trợ” cho biết hệ số α = 0,667 được đánh giá là chấp nhận và không có hệ số tương quan biến tổng nào < 0,3 nên thang đo này đủ độ tin cậy trong sử dụng phân tích nghiên cứu. Trong số các biến quan sát đó có biến quan sát D2 - “Cơ cấu tổ chức của công ty đảm bảo phù hợp với quy mô và đặc điểm ngành nghề” là có độ tin cậy cao nhất α = 0,620.
+ Sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha lần 1 đối với nhân tố “sự quan tâm từ phía công ty” cho biết hệ số α = 0,619 được đánh giá là chấp nhận và không có hệ số tương quan biến tổng nào < 0,3, nhưng biến quan sát F2 có hệ số α = 0,631 > 0,619 nên ta loại bỏ biến F2.
Sau khi loại biến (F2) ra khỏi mô hình và chạy lại hệ số Cronbach’s Alpha lần 2. Sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha lần 2 đối với nhân tố “sự quan tâm từ
phía công ty” cho biết hệ số α = 0,631 được đánh giá là chấp nhận và không có hệ số tương quan biến tổng nào < 0,3 nên thang đo này đủ độ tin cậy trong sử dụng phân tích nghiên cứu.
+ Đối với nhân tố “công tác đào tạo”, sau khi tiến hành kiểm tra Cronbach’s Alpha lần 1 cho biết hệ số α = 0,698 được đánh giá là chấp nhận và không có hệ số tương quan biến tổng nào < 0,3 nên thang đo này đủ độ tin cậy trong sử dụng phân tích nghiên cứu.
+ Sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha đối với nhân tố “đặc điểm ngành nghề kinh doanh và cơ cấu tổ chức” cho biết hệ số α = 0,603 được đánh giá là chấp nhận và không có hệ số tương quan biến tổng nào < 0,3 nên thang đo này đủ độ tin cậy trong sử dụng phân tích nghiên cứu.
+ Đối với nhân tố “môi trường công ty”, sau khi tiến hành kiểm tra Cronbach’s Alpha cho biết, mặc dù nhân tố có các hệ số tương quan biến tổng của 1 biến quan sát < 0,3 nhưng hệ số α = 0,585 < 0,6, dẫn đến nhân tố này là không được chấp nhận, thang đo không đủ độ tin cậy trong phân tích nghiên cứu.
+ Đối với nhân tố “điều kiện làm việc”, sau khi tiến hành kiểm tra Cronbach’s Alpha cho biết hệ số α = 0,184 < 0,6 và các hệ số tương quan biến tổng của 1 biến quan sát < 0,3 dẫn đến nhân tố này là không được chấp nhận, thang đo không đủ độ tin cậy trong phân tích nghiên cứu.
Tóm lại, thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA và kiểm định kết quả tính hệ số Cronbach’s Alpha, ta thấy trong 8 nhân tố của thang đo quản lý nhân lực chỉ có 6 nhân tố (trong đó loại bỏ một số biến quan sát trong 6 nhân tố không đủ độ tin cậy là F2 và K7) có ý nghĩa thống kê và đạt hệ số tin cậy cần thiết. Vì vậy, 6 nhân tố có đủ điều kiện sử dụng trong các phân tích tiếp theo gồm FT1, FT2, FT3, FT4, FT5, FT6. Từ đó, ta có mô hình nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhân lực tại Điện lực Bắc Ninh như sau:
Hình 3.7. Mô hình nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhân lực tại Công ty Điện lực Bắc Ninh
3.3.4. Giả thuyết nghiên cứu khi phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nhân lực tại Công ty Điện lực Bắc Ninh
Dựa trên mô hình nghiên cứu thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA và kiểm định kết quả tính hệ số Cronbach’s Alpha, tác giả xây dựng 6 giả thuyết cho nghiên cứu như sau:
H1*: Yếu tố con người ảnh hưởng (có quan hệ cùng chiều dương) đến quản lý nguồn nhân lực tại Công ty Điện lực Bắc Ninh.
H2*: Chính sách tạo động lực lao động ảnh hưởng (có quan hệ cùng chiều dương) đến quản lý nguồn nhân lực tại Công ty Điện lực Bắc Ninh.
H3*: Công tác tuyển dụng và hỗ trợ ảnh hưởng (có quan hệ cùng chiều dương) đến quản lý nguồn nhân lực tại Công ty Điện lực Bắc Ninh.
H4*: Sự quan tâm từ phía công ty ảnh hưởng (có quan hệ cùng chiều dương) đến quản lý nguồn nhân lực tại Công ty Điện lực Bắc Ninh.
YẾU TỐ CON NGƯỜI
QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY ĐIỆN
LỰC BẮCNINH
CHÍNH SÁCH TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG
CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG VÀ HỖ TRỢ
SỰ QUAN TÂM TỪ PHÍA CÔNG TY
CÔNG TÁC ĐÀO TẠO
ĐẶC ĐIỂM NGÀNH NGHỀ SXKD VÀ CƠ CẤU TỔ
H5*: Công tác đào tạo ảnh hưởng (có quan hệ cùng chiều dương) đến quản lý nguồn nhân lực tại Công ty Điện lực Bắc Ninh.
H6*: Đặc điểm ngành nghề SXKD và cơ cấu tổ chức ảnh hưởng (có quan hệ cùng chiều dương) đến quản lý nguồn nhân lực tại Công ty Điện lực Bắc Ninh.