5. Bố cục của luận văn
4.2.2. Nâng cao chất lượng ”Yếu tố con người”
4.2.2.1. Cơ sở áp dụng giải pháp
Nguồn lực con người được xem là quý giá nhất và là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh, bền vững của mỗi doanh nghiệp. Hơn nữa, tài nguyên con người là nhân tố cần có cách quản lý và khai thác khác hẳn so với những tài nguyên khác. Vì vậy, vấn đề đầu tư phát triển con người luôn là một trong những vấn đề cần thiết cấp bách đối với sự phát triển của xã hội nói chung và với sự sống còn của các doanh nghiệp nói riêng, đặc biệt là ở Điện lực Bắc Ninh. Với đặc thù nghề nghiệp riêng, yêu cầu tính chất kĩ thuật cao, ảnh hưởng tới tính mạng con người và toàn bộ hoạt động sinh hoạt, SXKD của xã hội nên yếu tố con người trong trong công ty cần phải được nâng cao cả về nhận thức và kỹ năng, trình độ chuyên môn.
4.2.2.2. Nội dung giải pháp
* Nâng cao nhận thức cho CBCNV về sự cần thiết phải tuân thủ nội quy, quy chế của công ty và trách nhiệm, thái độ với công việc trong công ty:
Việc nâng cao nhận thức cho mọi thành viên của công ty về sự cần thiết phải tuân thủ nội quy, quy chế của công ty và trách nhiệm, thái độ với công việc trong công ty nhằm tạo cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả SXKD và đảm bảo mức độ an toàn trong công việc. Khi nhận thức của mọi thành viên đã nâng lên, cũng là lúc chúng ta đã tạo ra được động lực tinh thần và sự thống nhất cao trong chiến lược phát triển cũng như trong thực tế SXKD trong điều kiện cạnh tranh găy gắt của công ty những năm qua đã tạo ra cơ sở hiện thực cho sự chuyển biến nhận thức về vấn đề này. Tuy nhiên, trong những năm tới, quá trình sản xuất kinh doanh của công ty sẽ tiếp tục diễn ra trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt hơn nữa với thị trường trong nước và quốc tế. Do đó, cần phải làm cho mọi thành viên của công ty hiểu rõ rằng: sự thấp kém về năng lực lãnh đạo, quản lý, sự thấp kém về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, về tay nghề và kỹ năng lao động, là nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến giảm thiểu năng suất lao động, hạn chế năng lực cạnh tranh và có thể dẫn đến sự thất bại của công ty trên thương trường, đồng thời cũng là nguyên nhân dẫn đến thu nhập thấp, đời sống khó khăn và hạn chế cơ hội phát triển của mỗi cá nhân người lao động trong công ty. Do vậy nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát huy hiệu quả nguồn lực đó vào việc thực hiện những nhiệm vụ chiến lược sản xuất kinh doanh, cạnh tranh của công ty là việc làm có ý
nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của công ty, cũng như điều kiện tồn tại và là cơ hội phát triển của mỗi cá nhân lao động trong công ty.
* Đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề cao:
Để thực hiện được điều này, cần tập trung vào một số công việc cụ thể sau: - Đối với những công nhân mới được tuyển vào làm việc, công ty phân công cho họ làm việc chung với người có kinh nghiệm hơn để họ học hỏi và làm theo. Đây là phương pháp rất đơn giản giúp công ty có thể đào tạo được số lượng lớn với chi phí thấp, tính thực tiễn cao. Vừa đẩy mạnh mô hình đào tạo tại chỗ trong công ty, trong quá trình lao động sản xuất vừa liên doanh vừa liên kết với các cơ sở đào tạo, dạy nghề trong và ngoài nước, nhất là với những dây chuyền công nghệ mới hiện đại để nhanh chóng tạo ra đội ngũ công nhân có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao trong công ty mà vẫn đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất.
- Công ty phân công cho những người có trách nhiệm đào tạo phải liệt kê những công việc, nhiệm vụ, những bước phải tiến hành, những điểm then chốt, những cách thực hiện công việc cho nhứng người mới, uốn nắn hướng dẫn họ làm việc, tạo sự chủ động sáng tạo cho người mới, nhấn mạnh sự sang dạ, năng lực của mỗi người.
- Công ty còn tổ chức lớp hướng dẫn đào tạo cho các cấp quản lý nhằm đào tạo năng lực quản lý, nâng cao khả năng quản lý bằng cách truyền đạt các kiến thức làm thay đổi và bồi dưỡng thêm chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động để họ có thể làm được những công việc phức tạp hơn với năng suất lao động cao hơn.
- Lập kế hoạch đào tạo mới, đào tạo lại và đào tạo bổ sung cho đội ngũ công nhân kỹ thuật của công ty trên cơ sở đánh giá phân loại đội ngũ công nhân kỹ thuật hiện có, đồng thời, nắm bắt những yêu cầu mới của công nghệ ứng dụng và những thách mới từ môi trường bên ngoài, kết hợp với nhu cầu được đào tạo của người lao động để xây dựng kế hoạch đào tạo cho phù hợp.
- Công tác đào tạo nghề, đào tạo công nhân kỹ thuật tại công ty cần chú ý đến lứa tuổi, tính thừa kế, chuẩn bị nguồn lực kế cận để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty phát triển liên tục và bền vững.
- Hàng năm thực hiện tốt việc thi tay nghề, nâng bậc thợ đúng định kỳ, đúng tiêu chuẩn. Có chính sách thu hút nhân tài, thu hút công nhân có trình độ kỹ thuật cao, những nhà quản lý giỏi đến làm việc tại công ty. Để thực hiện được điều này,
bên cạnh việc xây dựng hệ thống chính sách trọng dụng và thu hút nhân tài phù hợp, thoả đáng, công ty cần phải làm tốt tuyên truyền, quảng bá sâu rộng hình ảnh của công ty không chỉ trong phạm vi của tỉnh mà còn trong phạm vi cả nước, thậm chí có thể mời gọi những chuyên gia kỹ thuật viên giỏi về làm việc tại công ty trong những thời hạn nhất định. Đồng thời khai thác triệt để thông tin về người tài thông qua hệ thống thông tin về thị trường lao động.
* Sắp xếp và sử dụng lao động trong công ty một cách hợp lý:
Đào tạo, lựa chọn và đánh giá chưa đủ để đảm bảo phát huy chất lượng của đội ngũ người lao động trong công ty, vì vậy mà vấn đề sắp xếp, bố trí cán bộ, người lao động có vai trò quyết định đến hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý và năng suất lao động trong quá trình sản xuất được công ty hết sức chú trọng. Việc sắp xếp và sử dụng người lao động phù hợp nó đảm bảo tính thống nhất giữa yêu cầu của công việc và năng lực của người lao động, đảm bảo sự tương xứng giữa công việc và người thực hiện công việc, mọi công việc được thực hiện tốt hơn.
* Kiểm tra tay nghề theo định kỳ của người lao động:
Công tác kiểm tra tay nghề và nâng bậc đã được thực hiện trong Công ty từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, nó diễn ra chưa được thường xuyên, có định kỳ và thực hiện đối với tất cả các cán bộ công nhân viên, lao động trong Công ty. Do đó, việc đào tạo và bổ sung kiến thức mới cho cán bộ công nhân viên trong Công ty vẫn chưa được tổ chức một cách hiệu quả, kịp thời. Vì vậy để hoàn thiện tốt hơn công tác quản lý nhân lực thì đây chính là công tác mà cán bộ công nhân viên trong Công ty cần phải quan tâm và lưu ý hơn nữa.
Trước hết, Công ty phải hình thành ngay một tổ kiểm tra giám sát các công việc của CBCNV trong Công ty. Những cán bộ thuộc tổ kiểm tra này đòi hỏi phải có kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực kiểm tra mà mình đảm nhận. Từ kết quả mà tổ kiểm tra đưa về, lãnh đạo trong Công ty sẽ tiến hành đào tạo, thay thế hoặc sa thải những cán bộ công nhân viên không phù hợp. Công tác này sẽ là công tác bổ trợ cho khâu sắp xếp lại cán bộ công nhân viên trong công ty để tiến hành tuyển mộ hoặc tuyển chọn nhân viên mới.
4.2.2.3. Kết quả dự kiến đạt được
Nâng cao nhận thức cho CBCNV về sự cần thiết phải tuân thủ nội quy, quy chế của công ty và trách nhiệm, thái độ với công việc trong công ty. Đồng thời, tạo
được một lực lượng lao động có tay nghề, trình độ chuyên môn, trình độ quản lý vững vàng; đào tạo được những lớp người kế cận liên tục để đảm bảo quá trình quản lý được thông suốt, hiệu quả công việc và SXKD đạt được mức cao nhất.