Đánh giá kết quả thực hiện và đãi ngộ người lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần nước sạch thái nguyên (Trang 69 - 74)

5. Bố cục của luận văn

3.3.6. Đánh giá kết quả thực hiện và đãi ngộ người lao động

* Đánh giá thực hiện công việc

Công ty tiến hành đánh giá kết quả thực hiện công việc, để so sánh giữa các chỉ tiêu công việc đã giao cho người lao động với các kết quả đã đạt được của người đó. Từ thông tin và kết quả thu được, đánh giá việc thực hiện công việc nhằm kiểm tra tính chấp hành công việc, sự thích ứng vị trí và người đảm nhận nó, đưa ra các thông tin phản hồi, phát hiện thiếu sót trong quá trình thiết kế công việc làm cơ sở cho việc điều chỉnh nguồn nhân lực. Việc đánh giá kết quả thực hiện công việc được đánh giá theo từng bộ phận lao động.

Lao động trực tiếp: Đánh giá kết quả thực hiện công việc theo khối lượng công việc hoàn thành, được nghiệm thu theo ca làm việc dựa trên các tiêu chí về mức độ hoàn thành công việc, đồng thời là các tiêu chí khác như: Thái độ, tác phong, trách nhiệm trong lao động… tổng hợp theo tháng để đánh giá.

Lao động gián tiếp: Xây dựng thang điểm, tiêu chí cụ thể để lượng hóa khối lượng công việc. Từ đó đánh giá kết quả thực hiện công việc thông qua biên bản họp bình xét thi đua tháng. Xếp hạng A, B, C…

* Thu nhập người lao động

Thu nhập của người lao động phụ thuộc vào chất lượng thực hiện công việc và kết quả sản xuất kinh doanh trong tháng của đơn vị. Công ty tiến hành đánh giá kết quả thực hiện công việc, để so sánh giữa các chỉ tiêu công việc đã giao cho người lao động với các kết quả đã đạt được của người đó. Từ thông tin và kết quả thu được, đánh giá việc thực hiện công việc nhằm kiểm tra tính chấp hành công việc, sự thích ứng vị trí và người đảm nhận nó, đưa ra các thông tin phản hồi, phát hiện thiếu sót trong quá trình thiết kế công việc làm cơ sở cho việc điều chỉnh nguồn nhân lực. Việc đánh giá kết quả thực hiện công việc được đánh giá theo từng bộ phận lao động.

Đối với Công ty cổ phần nước sạch Thái Nguyên trả lương và phụ cấp trong lương cho người lao động theo nguyên tắc: Làm việc gì thì được trả lương theo

công việc đó. Trả lương và phụ cấp lương là động lực khuyến khích người lao động không ngừng phấn đấu tăng năng suất lao động, chất lượng công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Trả lương phải đảm bảo nguyên tắc công bằng, công khai, dân chủ.

- Tiền lương được phân phối trực tiếp cho người lao động làm việc trong công ty. Không dùng quỹ tiền lương vào mục đích khác.

- Việc trả lương đảm bảo không thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định.

- Quy chế trả lương, phân phối tiền phụ cấp trong lương của công ty phải được phổ biến công khai đến người lao động. Mọi thu nhập của người lao động đều được thể hiện đầy đủ trên sổ thu nhập cá nhân và sổ lương doanh nghiệp.

- Tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính chất của công việc, mức độ hoàn thành công việc và số ngày công làm việc thực tế

* Nguyên tắc phân phối thu nhập tiền lương và nhân công

Đối tượng hưởng lương là toàn bộ công nhân viên trong Công ty.

- Đối với bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất thì hưởng lương theo khối lượng sản phẩm đó sản xuất ra.

- Đối với bộ phận gián tiếp sản xuất thì hưởng lương theo khối lượng sản phẩm của toàn bộ Công ty sản xuất ra.

Tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng bộ phận khi chia lương và nhân công có thể dựa vào 3 yếu tố sau:

- Ngày công làm việc thực tế.

- Hệ số lương cấp bậc công việc hoặc cấp bậc bản thân của từng người. - Hệ số hạng thành tích bình xét hàng tháng A, B, C của từng người (A= 1, B= 0.9, C= 0.8) (Việc bình xét theo quy định của Công ty).

* Hình thức trả lương của công ty

* Cách tính lương

Nguyên tắc xác định lươngtheo sản phẩm:

Lương hưởng theo sản phẩm được xác định dựa trên cơ sở Sản lượng nước thương phẩm thực hiện trong tháng, xác định được tỷ lệ thất thoát thực tế và đem so sánh tỷ với tỷ lệ thất thoát kế hoạch năm. Nếu tỷ lệ thất thoát thực tế mà cao hơn tỷ lệ thất thoát kế hoạch 1% thì tỷ lệ hoàn thành (HT) giảm đi 2%. Nếu tỷ lệ thất thoát thực tế mà thấp hơn kế hoạch 1% thì tỷ lệ (HT) tăng lên 2 %.

Xác định lương của từng bộ phận được xác định như sau:

Công thức tính lương hưởng theo sản phẩm cho từng bộ phận:

Tổng quỹ lương của từng bộ phận sẽ được xác định theo công thức sau: Tổng

lương

= (Hệ số lương * Số lao động) * Đơn giá sản lượng nước* Tỷ lệ hoàn thành (HT)  Tính lương cho từng người:

Do tính chất công việc của Công ty là khi làm được ra một khối lượng sản phẩm thì đó là sản phẩm tập thể, do đó cách chia lương được tính theo công thức:

Lương của từng người =

Tiền lương từng bộ phận được hưởng

x (Công quy đổi của từng người) Tổng số ngày công quy đổi của

bộ phận Trong đó:

Ngày công quy đổi của từng người = (Công làm việc thực tế của từng người) x (Hệ số cấp bậc công việc) X (Hạng A, B, C) Công thức xác định lương theo thời gian:

Lương hưởng theo thời gian = Bậc lương*lương cơ bản / 26* số công làm việc theo thời gian.

Phụ cấp ca 3 được xác định bằng 30% tính theo lương hưởng theo thời gian. Căn cứ vào Bảng chấm công ca 3 thì kế toán sẽ xác định được số lương ca 3 của từng lao động.

Ngoài lương, người lao động còn được hưởng chế độ BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ theo quy định tại Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 9/9/2015. Hàng tháng, công ty tiến hành trích lập quỹ BHXH, BHYT theo tỷ lệ quy định.

Bảng 3.13. Tỷ lệ các khoản trích lập tại doanh nghiệp BHXH (%) BHYT (%) KPCD (%) BHTN (%) Tổng (%) Doanh nghiệp 17,5 3 2 1 22 Người lao động 8 1,5 1 8,5 Tổng 25,5 4,5 2 2 34

(Nguồn: Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 9/9/2015của BHXN Việt Nam)

Ngoài ra người lao động còn phải trích ra trên 1% số tiền lương của mình cho hoạt động của công đoàn trong công ty dưới dạng đoàn phí.

Phụ cấp = (Hệ số được hưởng) x Lương tối thiểu của Công ty được cấp có thẩm quyền phê duyệt

Ví dụ về phụ cấp chức vụ:

Tổ trưởng có hệ số phụ cấp là 0.2 nên phụ cấp cho chức danh này là: Phụ cấp = 0.2*830.000 = 166.000 đ/tháng.

- Ngoài hệ thống tiền lương, thưởng, Công ty còn thanh toán tiền ăn giữa ca cho người lao động, mức áp dụng hiện nay là 23.000 đồng/người/ca;

Lao động trực tiếp: Đánh giá kết quả thực hiện công việc theo khối lượng công việc hoàn thành, được nghiệm thu theo ca làm việc dựa trên các tiêu chí về mức độ hoàn thành công việc, đồng thời là các tiêu chí khác như: Thái độ, tác phong, trách nhiệm trong lao động… tổng hợp theo tháng để đánh giá.

Lao động gián tiếp: Xây dựng thang điểm, tiêu chí cụ thể để lượng hóa khối lượng công việc. Từ đó đánh giá kết quả thực hiện công việc thông qua biên bản họp bình xét thi đua tháng. Xếp hạng A, B, C…

Trong giai đoạn 2014- 2016, thu nhập bình quân một tháng của người lao động trong Công ty đều tăng lên.

Bảng 3.14. Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên ĐVT: nghìn đồng/tháng Năm 2014 2015 2016 So sánh (%) 15/14 16/15 Bq Thu nhập bình quân 4.845 5.116 5.835 105,59 114,05 109,82 Trong đó: - Cán bộ quản lý 7.142 8.273 9.313 115,84 112,57 114,20 - Công nhân 3.757 4.283 4.687 114,00 109,43 111,72

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính Công ty cổ phần nước sạch Thái Nguyên)

Một số trường hợp đặc biệt được trả lương như sau:

- Lao động trong thời hạn thử việc được hưởng mức lương bằng 85% tiền lương cơ bản (hệ số lương theo NĐ số 205/2004/NĐ-CP tại thời điểm thử việc nhân với mức lương tối thiểu do nhà nước quy định).

- Lao động đang làm việc được cử đi học, thực tập chuyên môn nghiệp vụ. + Học không liên tục, học liên tục dưới 3 tháng thì hưởng tiền lương như đi làm. + Học liên tục từ 3 tháng trở lên thì hưởng lương cơ bản theo cấp bậc hiện giữ. Tiền lương trả cho CBCNV trong Công ty được chi trả 01 kỳ duy nhất trong tháng

ĐVT: nghìn đồng/tháng 0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 2014 2015 2016 Cán bộ quản lý Công nhân

Thu nhập bình quân toàn Công ty

Hình 3.3. Biểu đồ về mức thu nhập bình quân của người lao động qua 3 năm

(Nguồn: Theo sự tính toán của tác giả căn cứ vào số liệu phòng Tổ chức hành chính cung cấp)

Đánh giá chung: Công ty cổ phần nước sạch Thái Nguyên đã xây dựng quy chế về khen thưởng khá chi tiết và chặt chẽ cho từng loại đối tượng, cho từng đơn vị đảm bảo tính công bằng, công khai, tránh tình trạng bình quân. Những người lao động giỏi, vị trí chủ chốt, cống hiến nhiều sẽ có hệ số, mức độ phức tạp công việc cao hơn so với những người lao động bình thường. 100% số lao động tại Công ty được tham gia và được Công ty thực hiện chế độ bảo hiểm đầy đủ. Với một hệ thống lương thưởng như vậy đã khuyến khích người lao động phấn đấu hoàn thành công việc và là một trong những yếu tố tạo động lực làm việc, giữ chân những nhân viên giỏi. Ngoài các khoản thu nhập từ lương, cán bộ công nhân viên trong Công ty còn có các khoản thưởng vào các ngày lễ trong năm, thưởng hoàn thành kế hoạch quý, năm, thưởng sáng kiến và thưởng tổng kết năm. Tuy nhiên, nhìn chung mức khen thưởng còn thấp, chưa tạo động lực cho cán bộ công nhân viên của công ty, đặc biệt là đội ngũ công nhân. Bên cạnh đó, thu nhập bình quân đều tăng qua các năm, kèm theo đó là sự chênh lệch trong mức thu nhập giữa nhóm cán bộ quản lý so với công nhân, và khoảng cách thu nhập giữa 02 nhóm này có sự ngày càng gia tăng qua các năm, điều đó phần nào cũng tạo những yếu tố tiêu cực đến một bộ phận công nhân, là nhóm lao động trực tiếp và tạo ra sản phẩm cho Công ty, đây cũng là điều đáng lưu ý đối với các nhà quản trị trong quá trình điều hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần nước sạch thái nguyên (Trang 69 - 74)