Bài học kinh nghiệm cho Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần nước sạch thái nguyên (Trang 29)

5. Bố cục của luận văn

1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên

Trên cơ sở nghiên cứu những kinh nghiệm và thành tựu trong công tác quản trị nguồn nhân lực của một số doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực ngành nghề, tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm cần được vận dụng trong quản trị nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần nước sạch Thái Nguyên như sau:

- Về chính sách tuyển dụng: cần có một quy trình tuyển dụng chặt chẽ để lựa chọn được đội ngũ nguồn nhân lực có chất lượng cao. Quy trình tuyển dụng phải chi tiết từ việc quy định điều kiện, yêu cầu, tiêu chuẩn, hồ sơ và quy trình tuyển dụng.

- Về chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: tạo mọi điều kiện cho các đối tượng trong Công ty được tham gia học tập nâng cao trình độ. Tạo cơ hội thăng tiến nghề nghiệp công bằng cho mọi đối tượng dựa vào kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Về chính sách phúc lợi và đãi ngộ: Đảm bảo tất cả các cán bộ nhân viên của Công ty đều được đảm bảo thụ hưởng các chế độ chính sách phù hợp với Luật lao động Việt Nam, các chế độ phúc lợi theo Thỏa ước lao động tập thể. Có các chính sách đãi ngộ về tiền lương, tiền thưởng tạo mọi điều kiện cho người lao động an tâm công tác, gắn bó dài lâu với Công ty.

- Về môi trường làm việc: xây dựng môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp và thân thiện, luôn tạo điều kiện để cho mỗi CBNV đều có cơ hội để tự khẳng định, phát huy hết khả năng chuyên môn của mình trong mối quan hệ làm việc thân thiện với đồng nghiệp vì sự phát triển của bản thân và cũng vì sự nghiệp phát triển bền vững của Công ty.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi liên quan đến quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần nước sạch Thái Nguyên:

Câu hỏi 1: Thực trạng nguồn nhân lực và hoạt động quản trị nguồn nhân lực thời gian qua tại Công ty Cổ phần nước sạch Thái Nguyên diễn ra như thế nào?

Câu hỏi 2: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến các hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần nước sạch Thái Nguyên?

Câu hỏi 3: Để hoàn thiện hơn nữa về công tác quản trị nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển thời gian tới, Công ty Cổ phần nước sạch Thái Nguyên cần phải làm gì?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp tiếp cận

Tiếp cận hệ thống: Tiếp cận hệ thống trong quản trị nguồn nhân lực có nghĩa là khi tiếp cận một vấn đề cụ thể liên quan đến quản trị nguồn nhân lực phải xem xét, đặt nó trong một hệ thống mối quan hệ nhất định. Xem hệ thống trong mối quan hệ tổng thể của nó, sự phức tạp và hoạt động quản trị nguồn nhân lực thông qua sự mô phỏng một hệ thống và quan sát các hiệu ứng của các loại tương tác giữa số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực trong Công ty.

Tiếp cận có sự tham gia của người lao động: Xem xét dưới góc độ tham gia của người lao động trong quản trị nguồn nhân lực chính là việc nghiên cứu các hoạt động của người lao động tham gia trong quá trình quản trị nguồn nhân lực; xem xét mong muốn và tác động của họ tới quản trị nhân lực trong Công ty.

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu

a) Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Đây là các số liệu từ các công trình nghiên cứu trước được lựa chọn sử dụng vào mục đích phân tích, minh họa rõ nét cho vấn đề quản trị nguồn nhân lực. Nguồn tài liệu này bao gồm:

Thu thập và tính toán từ các thông tư, chỉ thị, quyết định của Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước; Tài liệu, sách báo, số liệu đã được công bố về hoạt động quản trị nguồn nhân lực; những số liệu đã công bố của các cơ quan thống kê Trung ương, các Viện nghiên cứu, các đơn vị, các trường đại học, các tạp chí, báo chí chuyên ngành và những báo cáo khoa học đã được công bố; tài liệu của ngành nước có liên quan và từ internet, các nghiên cứu ở trong và ngoài nước, các tài liệu do các cơ quan của tỉnh Thái Nguyên và Thành phố Thái Nguyên, các tài liệu xuất bản liên quan đến quản trị nguồn nhân lực như công tác tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực… đặc biệt là các nội dung có liên quan trực tiếp đến Công ty CPNS Thái Nguyên. Các số liệu được đưa vào xử lý phân tích để từ đó rút ra những kết luận, đánh giá có căn cứ khoa học phục vụ nghiên cứu của luận văn.

b) Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp là những dữ liệu chưa qua xử lý, được thu thập lần đầu, và thu thập trực tiếp từ các đơn vị tổng thể nghiên cứu thông qua cuộc điều tra thống kê. Thông tin sơ cấp là thông tin có được ở thời điểm hiện tại sau khi thu thập được thông qua các cuộc phỏng vấn, điều tra, bảng hỏi, dựa vào tình hình của Công ty mà có các câu hỏi cho phù hợp đối với các cán bộ nhân sự, công đoàn của Công ty, cán bộ công nhân lao động....

+ Địa điểm nghiên cứu: Được thực hiện tại Công ty cổ phần cấp nước sạch Thái Nguyên.

+ Phương pháp chọn mẫu: Phương pháp chon mẫu phi xác suất.

Đối tượng điều tra bao gồm cán bộ nhân sự, công đoàn, cán bộ, công nhân lao động ở các phòng, xưởng, xí nghiệp của Công ty.

Quy mô mẫu điều tra được tính toán dựa trên công thức sau: Với: n: là cỡ mẫu

N: là số lượng tổng thể e: là sai số tiêu chuẩn

n= N 1+ N (e)2

Với N = 511. (số lao động của Công ty tính tới ngày 31/12/2016) Độ tin cậy 95% thì sai số e = 0.05

Vậy cỡ mẫu sẽ là

n= 511 1+ 511* (0.05)2

n = 224,36 = > Quy mô mẫu là 225 (người)

Do đó, tác giả sẽ tiến hành điều tra phát phiếu câu hỏi cho 225 lao động, phân tổ theo phòng ban, Xí nghiệp của Công ty nhằm thu thập số liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu.

Phiếu điều tra được thiết kế dựa trên cơ sở tham khảo ý kiến của các cán bộ của đơn vị và các chuyên gia am hiểu về đề tài nghiên cứu. Trước khi tiến hành phỏng vấn 225 cán bộ, công nhân và nhân viên công ty, tác giả phỏng vấn thử 3-4 người để điều chỉnh phiếu điều tra cho phù hợp.

Các câu hỏi trong phiếu điều tra sử dụng thang đo Likert 5:

Mức Khoảng Mức đánh giá 1 4,20 - 5,00 Rất tốt 2 3,40 - 4,19 Tốt 3 2,60 - 3,39 Khá 4 1,80 - 2,59 Trung bình 5 1,00 - 1,79 Yếu

Nội dung phiếu điều tra gồm 2 phần:

Phần 1: Thông tin của đối tượng điều tra: Tuổi, giới tính, thời gian làm việc... Phần 2: Đánh giá của người được điều tra về quản trị nhân sư của Công ty qua các nội dung:

- Công tác tuyển dụng. - Đào tạo và phát triển. - Lương và trợ cấp. - Quan hệ cộng đồng.

- Môi trường làm việc và thăng tiến. - Sa thải và nghỉ hưu

2.2.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu

Các số liệu sau khi thu thập được tác giả xử lý và tính toán trên phần mềm Excel 2010. Số liệu sau khi tính toán được tổng hợp và sắp xếp theo các phương pháp thống kê một cách khoa học bằng việc sử dụng các bảng và đồ thị.

Phương pháp bảng thống kê được sử dụng trong đề tài nhằm biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống, logic, giúp mô tả rõ ràng, cụ thể hiệu quả của công tác quản trị nhân sự, cơ cấu nhân sự trong công ty. Các số liệu được sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau.

2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

Nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực của Công ty trên cơ sở tổng hợp số liệu từ đó đánh giá, phân tích, nhận diện đúng thực trạng để đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực của Công ty. Các phương pháp phân tích chủ yếu là:

- Phương pháp phân tích thống kê: Luận văn sử dụng cả 2 phương pháp là thống kê mô tả, thống kê so sánh. Các công cụ chủ yếu trong phương pháp này là vận dụng các phương pháp phân tích thống kê như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân gia quyền, lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn, tốc độ tăng (giảm) liên hoàn, phương pháp dãy số theo thời gian; các biểu đồ, sơ đồ, đồ thị mô tả... để phân tích các chỉ tiêu nhằm đáp ứng được mục đích nghiên cứu thực trạng phát triển nguồn nhân lực của Công ty.

- Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích tổng hợp, kết hợp kết quả của một vài nghiên cứu để giải quyết một chuỗi các giả thuyết liên quan. Đơn giản hơn, nó có thể coi là sự xác định phép đo chung của cỡ hiệu ứng, trong đó bình quân gia quyền có thể là kết quả của phân tích tổng hợp. Tính bình quân gia quyền có liên quan tới cỡ mẫu trong mỗi nghiên cứu cá nhân. Dù có những sự khác biệt giữa các nghiên cứu cá nhân, nhưng mục tiêu của phân tích tổng hợp là ước lượng chính xác hơn cỡ hiệu thực so với cỡ hiệu ứng kém chính xác hơn trong các nghiên cứu riêng lẻ. Phân tích tổng hợp là một trong những thành tố quan trọng trong quy trình xem xét hệ thống, đánh giá có tính đại diện và độ phủ rộng cao.

- Phương pháp sử dụng ma trận SWOT

Phương pháp Ma trận SWOT là tập hợp viết tắt nhưng chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Nguy cơ).

Đây là công cụ rất hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng như trong kinh doanh. SWOT là khung lý thuyết

mà dựa vào đó, chúng ta có thể xét duyệt lại các chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, khảo sát thị trường, phát triển sản phẩm và cả trong các báo cáo nghiên cứu… đang ngày càng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.

Sử dụng ma trận SWOT để phân tích mặt mạnh, mặt yếu trong việc mở rộng thị trường phát triển sản xuất kinh doanh sản phẩm nước sạch.

Trong đó SWOT là chữ viết tắt của các từ sau: - Strengths: Những mặt mạnh

- Weaknesses: Những mặt yếu

- Opportunities: Các cơ hội bên ngoài - Threats: Các nguy cơ bên ngoài

Để áp dụng mô hình SWOT này, trước hết cần xây dựng các ma trận cơ hội, nguy cơ nhằm tìm ra các yếu tố chính có ảnh hưởng tác động bên ngoài, đồng thời kết hợp với ma trận đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu (những yếu tố bên trong) để xây dựng các giải pháp khả thi.

Sử dụng tất cả các thông tin có được từ ma trận, các nhà nghiên cứu có thể kết hợp các cơ hội, nguy cơ bên ngoài với các điểm mạnh, điểm yếu bên trong để hình thành các giải pháp tối ưu dựa trên ma trận SWOT.

Mô hình ma trận SWOT và những phối hợp có hệ thống các cặp tương ứng với các nhân tố nói trên tạo ra các cặp phối hợp Logic như mô tả trong mô hình.

Bảng 2.1: Ma trận SWOT

SWOT

Những cơ hội (O)

O1 O2 Những nguy cơ (T) T1 T2 Những mặt mạnh (S) S1 S2 Phối hợp SO Sử dụng những điểm mạnh để tận dụng cơ hội Phối hợp ST Sử dụng các điểm mạnh để vượt qua các nguy cơ đe dọa

Những mặt yếu (W) W1 W2 Phối hợp WO Tận dụng cơ hội để khắc phục những điểm yếu Phối hợp WT

Giảm thiểu các điểm yếu và tìm cách tránh, hạn chế các

Việc sử dụng SWOT cũng như các công cụ kỹ thuật, mô hình hay các phương pháp tổng hợp là rất cần thiết đối với quá trình hoạch định nguồn nhân lực, hỗ trợ việc lựa chọn và quyết định các giải pháp.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Cơ cấu lao động (theo số lượng, chất lượng)

- Lao động của Công ty cổ phần nước sạch Thái Nguyên: là tổng số lao động trong và ngoài độ tuổi lao động tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của Công ty.

- Tỷ lệ lao động nữ của Công ty: là tỷ lệ phần trăm giữa số LĐ nữ làm việc trong Công ty so với tổng LĐ của Công ty.

- Cơ cấu lao động theo độ tuổi.

- Chỉ tiêu về trình độ đội ngũ cán bộ, công nhân viên: Ngoài trình độ học vấn, trình độ chuyên môn việc trang bị trình độ lý luận chính trị sẽ giúp cho cán bộ công nhân viên tin tưởng, nghiêm chỉnh chấp hành mọi đường lối của Đảng và pháp luật của nhà nước.

- Chỉ tiêu liên quan đến tiền lương và các chế độ đãi ngộ khác - Chỉ tiêu về năng suất lao động;….

+ Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động, biểu hiện kết quả một lao động đem lại trong một năm sản xuất. Tính bằng công thức sau:

Năng suất lao động = Tổng doanh thu hoặc lợi nhuận Tổng số lao động

2.3.2. Các chỉ tiêu liên quan đến quản trị nguồn nhân lực

a) Chỉ tiêu đánh giá công tác tuyển dụng nguồn nhân lực

- Số lượng nhân lực được tuyển dụng hàng năm - Trình độ nguồn nhân lực được tuyển dụng hàng năm

b) Chỉ tiêu đánh giá công tác đào tạo, nâng cao kỹ năng, tay nghề nguồn nhân lực

- Số lượng nhân lực được đào tạo bồi dưỡng hàng năm - Cơ cấu trình độ được đào tạo hàng năm

- Chi phí đào tạo bình quân: Thể hiện mức độ đầu tư cho công việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong Công ty. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ Công ty quan tâm đến công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Chi phí đào tạo bình quân = Chi phí đào tạo hàng năm Số người được đào tạo trong năm

c) Chỉ tiêu đánh giá về sử dụng nguồn nhân lực và bố trí tại Công ty d) Chỉ tiêu đánh giá thu nhập và chính sách đãi ngộ

- Tiền lương và các khoản có tính chất lương - Thu nhập bình quân đầu người/tháng

- Thu nhập ngoài lương

Thu nhập bình quân trên một lao động = Tổng quỹ lương Tổng số lao động

Chương 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC SẠCH THÁI NGUYÊN

3.1. Tổng quan về Công ty Giới thiệu chung Giới thiệu chung

(1). Tên công ty: Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên Tên tiếng Anh: Thai Nguyen Water JSC.

Tên viết tắt: THWACO

(2). Trụ sở chính: Tổ 1,phường Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên Điện thoại: 0280 3857 272

Fax: 0280 3852 976

E-mail: wscthainguyen@gmail.com

(3). Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 4600100109 do Sở KH&ĐT Thái Nguyên cấp đăng ký thay đổi lần 5 ngày 22/6/2015.

(4). Mã số thuế: 4600100109

(5). Vốn điều lệ: 160 tỷ đồng

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Công ty Cổ phần nước sạch Thái Nguyên tên ban đầu là nhà máy nước Thái Nguyên. Trụ sở nhà máy đóng trên địa bàn phường Trưng Vương thành phố Thái Nguyên (phía bắc chợ Thái). Công ty được thành lập với nhiệm vụ sản xuất nước sạch, xây lắp hệ thống đường ống phục vụ cho một số cơ quan, trường học, nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện... và một số hộ dân sống trên địa bàn phường Túc Duyên. Quá trình hình thành và phát triển của công ty được chia thành các giai đoạn:  Giai đoạn từ năm 1962 - 1981:

Công ty được thành lập vào ngày 25 tháng 12 năm 1962 với nhiệm vụ sản xuất nước sạch, xây lắp hệ thống đường ống phục vụ cho một số cơ quan, trường học, nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện... và một số hộ dân sống trên địa bàn phường Túc Duyên. Số cán bộ công nhân viên ban đầu chỉ có hơn 30 người. Năm 1968 với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần nước sạch thái nguyên (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)