Công tác đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần nước sạch thái nguyên (Trang 65 - 69)

5. Bố cục của luận văn

3.3.5. Công tác đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Trong những năm gần đây, công ty đã cố gắng tập trung mọi nguồn lực để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty cũng chú trọng đến công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cụ thể:

Công ty đã tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho người lao động với người giảng dạy là cán bộ tại các phòng ban có kinh nghiệm, uy tín trong công việc hướng dẫn người lao động các công việc đơn giản, hoặc ký hợp đồng thuê giáo viên hướng dẫn từ các trường dạy nghề, chuyên viên từ các công ty trong cùng lĩnh vực ngành nghề.

+ Đào tạo tại chỗ: Công ty sử dụng hình thức đào tạo này để huấn luyện nhân viên mới, đặc biệt là nhân viên trực tiếp sản xuất tại công ty. Số công nhân mới tuyển dụng được đưa vào các đơn vị theo nhu cầu của họ và sắp xếp khóa đào tạo phù hợp. Những công nhân có trình độ lành nghề sẽ hướng dẫn cách thức làm việc và quy trình công nghệ. Trong quá trình đào tạo người học có thể đưa ra những ý kiến trực tiếp với người dạy. Kết thúc khóa đào tạo người học sẽ được thực hành công việc rất bài bản và thuần thục.

+ Đào tạo ngoài công ty: Công ty chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên trong công ty bằng cách cử đi hoặc các khóa nâng cao nghiệp vụ ngắn hạn như nghiệp vụ về quản lý, kỹ năng phát triển thị trường… Các khóa đào tạo này công ty liên hệ cử đi học tại các trung tâm đào tạo uy tín hoặc các lớp đạo tạo ngắn hạn trong hệ thống ngành cấp thoát nước tổ chức thưởng niên. Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm tại các đơn vị trong cùng Hội cấp thoát nước Việt Nam, từ đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn lực tại đơn vị.

Kết quả đào tạo

Bảng 3.12. Kết quả đào tạo qua các năm của công ty

Đơn vị: Người STT Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh (%) 15/14 16/15 Bq 1 Cử đi học dài hạn 0 0 0 - - - 2 Cử đi học ngắn hạn 35 40 38 114,29 95,00 104,64 3 Đào tạo tại chỗ 42 47 45 111,90 95,74 103,82

Tổng số 77 87 83 112,29 95,40 104,19

Từ bảng số liệu trên ta thấy kết quả đào tạo của công ty còn hạn chế. Đa số là hình thức đào tạo tại chỗ và đào tạo ngắn hạn. Chưa có đào tạo dài hạn.

Các phương pháp đào tạo gồm có đào tạo bên trong Công ty và đào tạo bên ngoài Công ty.

- Đào tạo bên trong Công ty:

+ Kèm cặp, hướng dẫn tại chỗ: Công ty đã tổ chức việc kèm cặp, hướng dẫn cán bộ, công nhân mới ra trường hoặc những người mới vào làm việc tại Công ty. Việc làm này được giao cho các tổ Công đoàn bộ phận, hàng năm các phòng ban, bộ phận đăng ký các cặp kèm cặp sau đó đến cuối năm sẽ có bình xét khen thưởng những cặp làm việc có hiệu quả. Việc làm này tiết kiệm được chi phí đào tạo, chủ yếu chỉ dựa vào kinh nghiệm và hiểu biết của những người có thâm niên làm việc lâu năm tại Công ty truyền đạt, hướng dẫn cho những người mới thích ứng với môi trường làm việc tại Công ty.

+ Luân phiên thay đổi công việc: Luân phiên thay đổi công việc là việc luân phiên chuyển nhân viên từ bộ phận này sang bộ phận khác, từ phân xưởng này sang phân xưởng khác. Nhân viên được học cách thực hiện những công việc có thể hoàn toàn khác nhau về nội dung và phương pháp, giúp nhân viên dễ dàng thích ứng với các công việc khác nhau, hoặc phát hiện ra các điểm mạnh, điểm yếu của mình, từ đó có kế hoạch đầu tư phát triển nghề nghiệp phù hợp. Công ty thực hiện việc luân phiên thay đổi công việc trong các phòng ban và giữa các phòng ban nhằm đào tạo nhân viên có thể làm được nhiều loại công việc khác nhau để từ đó tìm ra công việc có thể phát huy tối đa khả năng của mỗi cá nhân. Điều này làm cho nhân viên của Công luôn năng động, kích thích tinh thần học hỏi, sáng tạo của mỗi nhân viên, không bị nhàm chán trong công việc.

+ Công ty tiến hành mời các chuyên gia đến tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý nhân sự về tất cả các lĩnh vực đặc biệt là về việc hoạch định các chiến lược về xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cho Công ty, quản lý hiệu quả công việc của nhân viên, các hình thức nhằm tạo động lực và kích thích người lao động...

- Đào tạo bên ngoài Công ty:

+ Cử các nhân viên của các bộ phận nghiệp vụ đi học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm cập nhật những kiến thức mới nhất áp dụng trong công việc, đặc biệt là các bộ phận như: tài chính kế toán, thuế, công nghệ tin học …

+ Công ty cử CBCN đến học tập tại các cơ sở đào tạo, trường dạy nghề hoặc quản lý do các bộ, ngành hoặc trung ương tổ chức.

+ Công ty còn áp dụng các hình thức đào tạo như tạo ra phong cách làm việc chuyên nghiệp cho nhân viên, tổ chức các phong trào thi đua sản xuất hoàn thành vượt mức kế hoạch,giúp đỡ nhau cùng tiến bộ… cũng mang lại hiệu quả cao trong quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị

Đánh giá chung: Công ty đã đề ra mục tiêu và kế hoạch đào tạo đúng đắn và phù hợp, trên cơ sở đó xây dựng quy chế về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cụ thể bao gồm: Nội dung và hình thức đào tạo, cơ chế quản lý, đối tượng đào tạo,… nhằm đảm bảo công tác này được triển khai đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên kết quả số công nhân viên được cử đi đào tạo còn hạn chế, đặc biệt lao động có trình độ cao. Trong thời gian tới công ty cần khuyến khích cán bộ công nhân viên trong Công ty học bậc cao hơn, thực chất hơn nữa để đảm nhận được công việc có yêu cầu cao và trưởng thành hơn trong công tác. Mặc khác việc không mô tả, phân tích công việc và bảng tiêu chuẩn thực hiện từng công việc cụ thể ở từng vị trí trong bộ máy nhân sự một mặt không tạo ra cơ sở đánh giá khả năng thực hiện công tác chuyên môn của từng cán bộ công nhân viên, mặt khác không xác định được chính xác những nghiệp vụ chuyên môn nào yếu kém, cần tổ chức những khóa đào tạo ngắn hạn hay dài hạn? đối tượng là ai? dẫn đến khóa đào tạo chưa thực sự sát với nhu cầu thực tế của Công ty. Chưa có kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực dài hạn, mới chỉ thực hiện theo kế hoạch ngắn hạn và mang tính tự phát, bị động, mà nguyên nhân chính là do việc không xây dựng các bản mô tả, phân tích công việc và bảng tiêu chuẩn thực hiện công việc cụ thể từng vị trí trong bộ máy nhân sự. Công ty chưa có sự hỗ trợ về thời gian, kinh phí...cho cán bộ công nhân viên tự túc học để nâng cao trình độ, kể cả không có chế độ khen thưởng khi họ đạt được những thành tích cao

trong học tập. Điều này không khuyến khích được nhân viên trong việc tự học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần nước sạch thái nguyên (Trang 65 - 69)