5. Bố cục của luận văn
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu
a) Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Đây là các số liệu từ các công trình nghiên cứu trước được lựa chọn sử dụng vào mục đích phân tích, minh họa rõ nét cho vấn đề quản trị nguồn nhân lực. Nguồn tài liệu này bao gồm:
Thu thập và tính toán từ các thông tư, chỉ thị, quyết định của Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước; Tài liệu, sách báo, số liệu đã được công bố về hoạt động quản trị nguồn nhân lực; những số liệu đã công bố của các cơ quan thống kê Trung ương, các Viện nghiên cứu, các đơn vị, các trường đại học, các tạp chí, báo chí chuyên ngành và những báo cáo khoa học đã được công bố; tài liệu của ngành nước có liên quan và từ internet, các nghiên cứu ở trong và ngoài nước, các tài liệu do các cơ quan của tỉnh Thái Nguyên và Thành phố Thái Nguyên, các tài liệu xuất bản liên quan đến quản trị nguồn nhân lực như công tác tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực… đặc biệt là các nội dung có liên quan trực tiếp đến Công ty CPNS Thái Nguyên. Các số liệu được đưa vào xử lý phân tích để từ đó rút ra những kết luận, đánh giá có căn cứ khoa học phục vụ nghiên cứu của luận văn.
b) Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp là những dữ liệu chưa qua xử lý, được thu thập lần đầu, và thu thập trực tiếp từ các đơn vị tổng thể nghiên cứu thông qua cuộc điều tra thống kê. Thông tin sơ cấp là thông tin có được ở thời điểm hiện tại sau khi thu thập được thông qua các cuộc phỏng vấn, điều tra, bảng hỏi, dựa vào tình hình của Công ty mà có các câu hỏi cho phù hợp đối với các cán bộ nhân sự, công đoàn của Công ty, cán bộ công nhân lao động....
+ Địa điểm nghiên cứu: Được thực hiện tại Công ty cổ phần cấp nước sạch Thái Nguyên.
+ Phương pháp chọn mẫu: Phương pháp chon mẫu phi xác suất.
Đối tượng điều tra bao gồm cán bộ nhân sự, công đoàn, cán bộ, công nhân lao động ở các phòng, xưởng, xí nghiệp của Công ty.
Quy mô mẫu điều tra được tính toán dựa trên công thức sau: Với: n: là cỡ mẫu
N: là số lượng tổng thể e: là sai số tiêu chuẩn
n= N 1+ N (e)2
Với N = 511. (số lao động của Công ty tính tới ngày 31/12/2016) Độ tin cậy 95% thì sai số e = 0.05
Vậy cỡ mẫu sẽ là
n= 511 1+ 511* (0.05)2
n = 224,36 = > Quy mô mẫu là 225 (người)
Do đó, tác giả sẽ tiến hành điều tra phát phiếu câu hỏi cho 225 lao động, phân tổ theo phòng ban, Xí nghiệp của Công ty nhằm thu thập số liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
Phiếu điều tra được thiết kế dựa trên cơ sở tham khảo ý kiến của các cán bộ của đơn vị và các chuyên gia am hiểu về đề tài nghiên cứu. Trước khi tiến hành phỏng vấn 225 cán bộ, công nhân và nhân viên công ty, tác giả phỏng vấn thử 3-4 người để điều chỉnh phiếu điều tra cho phù hợp.
Các câu hỏi trong phiếu điều tra sử dụng thang đo Likert 5:
Mức Khoảng Mức đánh giá 1 4,20 - 5,00 Rất tốt 2 3,40 - 4,19 Tốt 3 2,60 - 3,39 Khá 4 1,80 - 2,59 Trung bình 5 1,00 - 1,79 Yếu
Nội dung phiếu điều tra gồm 2 phần:
Phần 1: Thông tin của đối tượng điều tra: Tuổi, giới tính, thời gian làm việc... Phần 2: Đánh giá của người được điều tra về quản trị nhân sư của Công ty qua các nội dung:
- Công tác tuyển dụng. - Đào tạo và phát triển. - Lương và trợ cấp. - Quan hệ cộng đồng.
- Môi trường làm việc và thăng tiến. - Sa thải và nghỉ hưu