Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần nước sạch thái nguyên (Trang 33 - 35)

5. Bố cục của luận văn

2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

Nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực của Công ty trên cơ sở tổng hợp số liệu từ đó đánh giá, phân tích, nhận diện đúng thực trạng để đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực của Công ty. Các phương pháp phân tích chủ yếu là:

- Phương pháp phân tích thống kê: Luận văn sử dụng cả 2 phương pháp là thống kê mô tả, thống kê so sánh. Các công cụ chủ yếu trong phương pháp này là vận dụng các phương pháp phân tích thống kê như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân gia quyền, lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn, tốc độ tăng (giảm) liên hoàn, phương pháp dãy số theo thời gian; các biểu đồ, sơ đồ, đồ thị mô tả... để phân tích các chỉ tiêu nhằm đáp ứng được mục đích nghiên cứu thực trạng phát triển nguồn nhân lực của Công ty.

- Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích tổng hợp, kết hợp kết quả của một vài nghiên cứu để giải quyết một chuỗi các giả thuyết liên quan. Đơn giản hơn, nó có thể coi là sự xác định phép đo chung của cỡ hiệu ứng, trong đó bình quân gia quyền có thể là kết quả của phân tích tổng hợp. Tính bình quân gia quyền có liên quan tới cỡ mẫu trong mỗi nghiên cứu cá nhân. Dù có những sự khác biệt giữa các nghiên cứu cá nhân, nhưng mục tiêu của phân tích tổng hợp là ước lượng chính xác hơn cỡ hiệu thực so với cỡ hiệu ứng kém chính xác hơn trong các nghiên cứu riêng lẻ. Phân tích tổng hợp là một trong những thành tố quan trọng trong quy trình xem xét hệ thống, đánh giá có tính đại diện và độ phủ rộng cao.

- Phương pháp sử dụng ma trận SWOT

Phương pháp Ma trận SWOT là tập hợp viết tắt nhưng chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Nguy cơ).

Đây là công cụ rất hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng như trong kinh doanh. SWOT là khung lý thuyết

mà dựa vào đó, chúng ta có thể xét duyệt lại các chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, khảo sát thị trường, phát triển sản phẩm và cả trong các báo cáo nghiên cứu… đang ngày càng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.

Sử dụng ma trận SWOT để phân tích mặt mạnh, mặt yếu trong việc mở rộng thị trường phát triển sản xuất kinh doanh sản phẩm nước sạch.

Trong đó SWOT là chữ viết tắt của các từ sau: - Strengths: Những mặt mạnh

- Weaknesses: Những mặt yếu

- Opportunities: Các cơ hội bên ngoài - Threats: Các nguy cơ bên ngoài

Để áp dụng mô hình SWOT này, trước hết cần xây dựng các ma trận cơ hội, nguy cơ nhằm tìm ra các yếu tố chính có ảnh hưởng tác động bên ngoài, đồng thời kết hợp với ma trận đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu (những yếu tố bên trong) để xây dựng các giải pháp khả thi.

Sử dụng tất cả các thông tin có được từ ma trận, các nhà nghiên cứu có thể kết hợp các cơ hội, nguy cơ bên ngoài với các điểm mạnh, điểm yếu bên trong để hình thành các giải pháp tối ưu dựa trên ma trận SWOT.

Mô hình ma trận SWOT và những phối hợp có hệ thống các cặp tương ứng với các nhân tố nói trên tạo ra các cặp phối hợp Logic như mô tả trong mô hình.

Bảng 2.1: Ma trận SWOT

SWOT

Những cơ hội (O)

O1 O2 Những nguy cơ (T) T1 T2 Những mặt mạnh (S) S1 S2 Phối hợp SO Sử dụng những điểm mạnh để tận dụng cơ hội Phối hợp ST Sử dụng các điểm mạnh để vượt qua các nguy cơ đe dọa

Những mặt yếu (W) W1 W2 Phối hợp WO Tận dụng cơ hội để khắc phục những điểm yếu Phối hợp WT

Giảm thiểu các điểm yếu và tìm cách tránh, hạn chế các

Việc sử dụng SWOT cũng như các công cụ kỹ thuật, mô hình hay các phương pháp tổng hợp là rất cần thiết đối với quá trình hoạch định nguồn nhân lực, hỗ trợ việc lựa chọn và quyết định các giải pháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần nước sạch thái nguyên (Trang 33 - 35)