6. Kết cấu của luận văn
4.3.2. Kiến nghị với hội sở chính Ngân hàng TMCP Quân đội
- Tăng cường công tác quản lý hoạt động tín dụng
Kịp thời triển khai việc xây dựng hệ thông xếp hạng tín dụng nội bộ hoá cao nhằm hỗ trợ cho quản trị rủi ro. Nghiên cứu, đưa vào áp dụng các mô hình quản trị rủi ro phù hợp với các quy định hiện hành, đặc điểm hoạt động của NH và thông lệ quốc tế.
Cần phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo và bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực đánh giá, đo lường, phân tích rủi ro tín dụng cho cán bộ. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát tín dụng trong toàn hệ thống. Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo phân loại mức độ rủi ro thích hợp gắn với việc đánh giá xếp loại doanh nghiệp
- Phân tán rủi ro tín dụng
Mở rộng cho vay đối với mọi thành phần kinh tế, mọi đối tượng khách hàng, tránh việc cho vay quá mức đối với một khách hàng, hạn chế rủi ro khi khách hàng gặp rủi ro không trả được nợ.
Thực hiện bảo hiểm tín dụng dưới các loại như: bảo hiểm hoạt động cho vay, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tiền vay. Hiện nay, tại Việt Nam mới chỉ có bảo hiểm tài sản được thực hiện để hạn chế rủi ro đối với TSĐB ngân hàng yêu cầu đơn vị mua bảo hiểm toàn bộ giá tài sản đã làm đảm bảo cho ngân hàng và người thụ hưởng quyền bồi thường là ngân hàng.
Đa dạng hoá lĩnh vực đầu tư, nguồn tiền ngân hàng được đầu tư vào nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, tránh sự ảnh hưởng của chu kỳ tăng trưởng và suy thoái của các lĩnh vực kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.
- Đầu tư hệ thống hiện đại hoá công nghệ ngân hàng
Chú trọng hơn nữa đến đầu tư công nghệ thông tin giúp lãnh đạo có thể quản lý tài sản, an toàn hệ thống tốt hơn, nhất là quản lý rủi ro tín dụng. Các NHTM Việt Nam đang triển khai dự án hiện đại công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán. Qua hệ thống trên, các NHTM, các chi nhánh trong cùng hệ thống có thể thông tin cho nhau về tình hình hoạt động của khách hàng có cùng quan hệ tín dụng trong hệ thống một cách nhanh nhất.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hoạt động cho vay của các ngân hàng nói chung và MB nói riêng đã đem lại lợi nhuận nhưng cũng tiềm ẩn những rủi ro cho vay. Để có thể tồn tại và phát triển các ngân hàng buộc phải khắc phục những khó khăn trước mắt, hoàn thiện quản trị tốt rủi ro cho vay, loại bỏ các hoạt động kém hiệu quả khỏi danh mục, tái cấu trúc lại nguồn vốn, tỷ trọng nguồn thu… Tuy nhiên, việc loại bỏ rủi ro trong hoạt động kinh doanh cho vay là không thực tế. Vì vậy, trong quá trình hoạt động mỗi ngân hàng phải biết chấp nhận rủi ro ở mức độ nhất định để có được hiệu quả kinh doanh tốt nhất. Cho nên, vấn đề phòng ngừa và hoàn thiện quản trị tốt rủi ro cho vay là hoàn toàn cần thiết. Để thực hiện mục tiêu trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu trong chiến lược phát triển của mình, việc hoàn thiện quản trị tốt rủi ro cho vay là một trong những vấn đề cấp thiết đặt ra với hệ thống MB cũng như Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội Chi nhánh Thái Nguyên. Vì vậy, việc nghiên cứu để quản trị tốt rủi ro cho vay là rất quan trọng và cấp thiết đối với bất kỳ NHTM nào.
Xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề quản trị rủi ro cho vay nêu trên, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài "Quản trị rủi ro cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội Chi nhánh Thái Nguyên" làm luận văn
Thứ nhất: Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay là một trong những nội dung quản trị quan trọng trong quản trị NHTM. Đây là một quá trình thường xuyên và liên tục. Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay phải được thực hiện từ khi ngân hàng tiếp nhận đề nghị vay của khách hàng cho tới khi kết thúc quan hệ tín dụng với khách hàng. Bởi khi tiếp nhận khoản vay, nhận đơn đề nghị vay vốn của khách hàng, ngân hàng cần có sự phân tích đánh giá khoản vay xem có rủi ro, nguy cơ rủi ro cho ngân hàng hay không. Những phân tích đánh giá ban đầu nếu không chính xác sẽ gây rủi ro cho ngân hàng khi cho vay. Như vậy, quản trị rủi ro tín dụng là quá trình ngân hàng hoạch
định, tổ chức triển khai thực hiện và giảm sát toàn bộ hoạt động cấp tín dụng nhằm tối đa hóa lợi nhuận với mức rủi ro có thể chấp nhận.
Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay là hoạt động thường xuyên, liên tục cả trước, trong và sau khi cho vay. Nội dung chính trong quản trị RRTD là: Xây dựng chính sách tín dụng; xác định đo lường RRTD và xử lý RRTD.
Thứ hai: Qua phân tích thực trạng công tác quản trị rủi ro cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội Chi nhánh Thái Nguyên cho thấy:
(1) Hoạt động quản trị rủi ro cho vay đã có tác dụng kiềm chế nợ quá hạn và nợ xấu. Kết quả trong giai đoạn nghiên cứu cho thấy, các chỉ tiêu về nợ quá hạn và nợ xấu tại NHTM CP Quân đội Chi nhánh Thái Nguyên đều ở dưới mức giới hạn 3% và thấp hơn các ngân hàng tương đương.
MB Chi nhánh Thái Nguyên đã thường xuyên quan tâm đến công tác quản trị rủi ro cho vay, với các biện pháp triển khai cụ thể hơn trong hoạt động tín dụng như đánh giá khách hàng, thẩm định xét duyệt vay vốn, phân loại khách hàng; công tác kiểm tra, kiểm soát được chú trọng hơn trong việc giám sát khách hàng vay vốn, có các biện pháp hỗ trợ khách hàng; công tác thu hồi nợ... Với những biện pháp triển khai như vậy, thời gian qua MB Chi nhánh Thái Nguyên bước đầu đã thu được những kết quả trong việc hạn chế rủi ro cho vay, tỷ lệ nợ xấu luôn duy trì ở mức độ an toàn và điều này đã góp phần giúp MB Chi nhánh Thái Nguyên 5 năm liền là chi nhánh xuất sắc trong hệ toàn hệ thống MB, ngoài ra MB Chi nhánh Thái Nguyên còn đạt được những kết quả như đã thiết lập chính sách cho vay phù hợp, thực hiện quy trình tín dụng đầy đủ, khả năng phân tán rủi ro tốt, cơ chế kiểm soát, theo dõi chặt chẽ sau khi cho vay và phân cấp thẩm quyền tín dụng rõ ràng.
(2) Đo lường rủi ro tín dụng: Trong giai đoạn 2015 – 2017, MB Thái Nguyên đã thực hiện chấm điểm xếp loại tín dụng với mục đích cho vay và mục đích phân loại nợ.
Từ bảng kết quả chấm điểm xếp loại tín dụng có thể thấy trong năm 2015-2017, đa số khách hàng đang được đánh giá ở mức độ rủi ro thấp, kết
quả xếp hạng cho thấy hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của MB Thái Nguyên còn nhiều hạn chế, chưa có phương pháp khoa học nhận diện rủi ro, xác định tổn thất, chưa xây dựng được phương pháp quản trị rủi ro và hệ thống cảnh báo sớm rủi ro cho vay, quản lý khách hàng chưa hiệu quả, quy trình cho vay chưa phù hợp, giám sát rủi ro cho vay chưa hiệu quả.
(3) Kiểm soát rủi ro tín dụng: Công tác kiểm soát tín dụng còn nhiều bất cập, việc kiểm tra kiểm soát còn chưa được xem trọng và thực thi một cách thiếu nghiêm túc chưa đúng quy định.
(4) Xử lý rủi ro tín dụng: Trong quá trình thẩm định trước khi cho vay nếu phát hiện ra món vay tiềm ẩn rủi ro lớn thì chi nhánh quyết định không cho vay hoặc có cho vay nhưng sử dụng nhiều biện pháp phòng ngừa cụ thể như giảm số vốn cho vay, yêu cầu tài sản đảm bảo...Theo số liệu từ bảng phân tích chất lượng nợ vay có thể thấy chất lượng tín dụng của MB Chi nhánh Thái Nguyên được đánh giá cao, tỷ lệ nợ xấu luôn được kiểm soát ở mức thấp. Tuy nhiên, do tình hình chung của nền kinh tế trong nước cũng như thế giới đang trong giai đoạn suy thoái, hoạt động sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn nên tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Chi nhánh đã đảm bảo việc tuân thủ chính sách quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội là thực hiện thiết lập một môi trường quản trị rủi ro phù hợp, hoạt động theo quy trình cấp tín dụng lành mạnh, đo lường và giám sát tín dụng, đảm bảo kiểm soát đầy đủ rủi ro tín dụng. Từ đó giúp chất lượng nợ vay của Chi nhánh ổn định hơn.
Thứ ba: Với mục tiêu kiểm soát chặt chẽ nợ xấu, nợ quá hạn dưới mức 3% theo quy định của Ngân hàng nhà nước và thấp hơn tỷ lệ nợ quá hạn năm 2016, Ngân hàng TMCP Quân đội Chi nhánh Thái Nguyên cần nỗ lực cố gắng để hoàn thành mục tiêu đề ra và thực hiện các giải pháp: (1) Nâng cao năng lực nhận diện rủi ro, xác định tổn thất khi xảy ra rủi ro cho vay; (2) Phương pháp quản trị rủi ro cho vay và xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro cho vay; (3) Hoàn thiện hệ thống quản lý khách hàng và các thông tin cho vay; (4) Hoàn thiện quy trình cho vay, Hoàn thiện hệ thống giám sát rủi ro.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cosin D.H Pirotte (2001), Advanced credit risk analysis p30 - 35.(dịch tiếng việt)
2. Diệu Hồ Diệu (2015), Quản trị Ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Hà Phan Thị Thu Hà (2017), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản giao thông vận tải.
4. Hà Trần Thị Thái Hà (2016), Các thị trường và định chế tài chính, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Hiển Phí Trọng Hiển (2017), "Quản trị rủi ro ngân hàng: Cơ sở lý thuyết, thách thức thực tiễn và giải pháp cho hệ thống ngân hàng thương
mại Việt Nam", Tạp chí Ngân hàng, Số chuyên đề, trang 8-13.
6. Hoa Nguyễn Thị Liên Hoa (2008), "Hiệp ước Basel mới và vấn đề kiểm
soát rủi ro trong Ngân hàng thương mại", Tạp chí phân tích kinh tế.
7. Hưng Tô Ngọc Hưng (2016), "Thực trạng xử lý nợ xấu của ngành Ngân
hàng Việt Nam năm 2015 - 2017 và một số khuyến nghị chính sách", Tạp
chí Ngân hàng.
8. Kiều Nguyễn Minh Kiều (2017), Nghiệp vụ ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.
9. Lai Nguyễn Đại Lai (2017), "Kinh nghiệm về xử lý rủi ro trong hoạt
động ngân hàng của một số nước trong khu vực", Tạp chí ngân hàng, Số
chuyên đề, trang 41-45.
10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN, ngày 22/4/2005 của NHNN ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ
chức tín dụng.
11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2008), Công văn số 8738/NHNNCNH ngày 25/09/2008 chấp thuận cho NHTMCP Quân Đội (MB) được thực hiện chính sách trích lập dự phòng rủi ro theo Điều 7 Quyết định số
12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2015), Thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2006 “Hướng dẫn quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài”.
13. Ngân hàng Nhà nước, Luật Ngân hàng Nhà nước (2010), Luật các tổ
chức tín dụng (2010), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
14. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội Chi nhánh Thái Nguyên, Báo cáo tổng kết năm (2015, 2016, 2017).
15. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội, báo cáo tổng kết thường niên của Khối QTRR (2015, 2016, 2017).
16. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội, Sổ tay tín dụng.
17. Ngọc Nguyễn Văn Ngọc (2016), Lý thuyết chung về thị trường tài chính,
ngân hàng và chính sách tiền tệ, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
18. Quốc hội nước CHXHCNVN (2010), Luật các tổ chức tín dụng, Quốc hội nước CHXHCNVN, Hà Nội.
19. Nguyễn Văn Tiến (2014), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng,
Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
20. Nguyễn Văn Tiến (2015), Đánh giá và Phòng ngừa trong rủi ro kinh
doanh Ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
21. Một số website:
-http://.www.Mbbank.com.vn
-http://.www.Vietnamnet.vn
-http://crv.com.vn (Công ty CP xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp Việt Nam)
-http://rating.com.vn (Website xếp hạng rủi ro tín dụng)
PHỤ LỤC
Phiếu điều tra này là một phần trong đề tài nghiên cứu "Quản trị rủi ro cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Thái Nguyên" của học viên Nguyễn Thùy Linh thuộc lớp Cao học Quản trị kinh doanh K13A - Trường Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên. Kết quả điều tra sẽ chỉ sử dụng vì mục đích khoa học của đề tài nghiên cứu. Thông tin về người được xin ý kiến đánh giá sẽ được giữ kín và chỉ được công bố khi có sự đồng ý của người đó.
Phụ lục 1. PHIẾU ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ TỪ PHÍA CÁN BỘ NGÂN HÀNG
1.THÔNG TIN TỔNG QUÁT:
(Đánh dấu √ vào 01 ô trống có đáp án anh/chị cho là đúng nhất)
*Qui mô dư nợ tín dụng nơi bạn làm việc:
□ Dưới 100 tỷ đồng □ Từ 100 - 200 tỷ đồng □ Trên 200 tỷ đồng
* Độ tuổi của bạn:
□ Dưới 25 tuổi □ Từ 25 - 35 tuổi □ Trên 35 tuổi
* Số năm làm công tác tín dụng Ngân hàng:
□ Dưới 3 năm □ Từ 3 - 7 năm □ Trên 7 năm
* Bằng cấp chuyên môn của bạn:
□ Trung cấp □ Đại học □ Trên Đại học
2. ĐÁNH GIÁ TỪ PHÍA NHÂN VIÊN NGÂN HÀNG VỀ VIỆC THỰC HIỆN QUY TRÌNH TÍN DỤNG TRƯỚC KHI CHO VAY
(Đánh dấu √ vào 01 ô trống có đáp án anh/chị cho là đúng nhất)
□ Thực hiện đầy đủ các bước theo quy trình tín dụng
□ Thực hiện một số bước theo quy trình tín dụng
□ Không thực hiện theo quy trình tín dụng
3. ĐÁNH GIÁ TỪ PHÍA NHÂN VIÊN NGÂN HÀNG VỀ VIỆC THỰC HIỆN QUY TRÌNH TÍN DỤNG TRONG KHI CHO VAY
(Đánh dấu √ vào 01 ô trống có đáp án anh/chị cho là đúng nhất)
□ Nhân viên ngân hàng không thường xuyên kiểm soát khách hàng trong khi vay vốn
4. ĐÁNH GIÁ TỪ PHÍA NHÂN VIÊN NGÂN HÀNG VỀ VIỆC THỰC HIỆN QUY TRÌNH TÍN DỤNG SAU KHI CHO VAY
(Đánh dấu √ vào 01 ô trống có đáp án anh/chị cho là đúng nhất)
□ Hệ thống kiểm tra, kiểm soát còn yếu □ Kiểm soát khoản vay chưa thường xuyên
□ Nhân viên gia hạn điều chỉnh vốn vay của khách hàng theo ý cá nhân □ Nhân viên kéo dài thời gian thẩm định và đề xuất cho vay
□ Nhân viên cho vay một khách hàng với nhiều món □ Do không chấm điểm tín dụng
□ Do sai quy trình tín dụng
Phụ lục 2
PHIẾU ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ TỪ PHÍA KHÁCH HÀNG PHẦN 1: THÔNG TIN VỀ NGƯỜI ĐƯỢC XIN Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ
(Đánh dấu √ vào 01 ô trống có đáp án anh/chị cho là đúng nhất)
I: Thông tin chung về Doanh nghiệp
1. Tên doanh nghiệp:
-Ngày cấp giấy chứng nhận ĐKKD lần đầu:
-Trụ sở:
-Loại hình doanh nghiệp:
+Công ty TNHH □
+ Hộ tư nhân □ + Công ty cổ phần □
-Ngành nghề kinh doanh chủ yếu:
-Vốn điều lệ:
-Vốn đăng ký kinh doanh: 2. Thông tin về GĐ (chủ DN)
Họ và tên: □ Nam □ Nữ Năm sinh:
Trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ cao nhất:
□ PTTH □ THCN □ Đại học □ Thạc sỹ
II: Tình hình vay vốn của Doanh nghiệp:
1. Nguồn vay vốn:
Doanh nghiệp của ông (bà) đã vay vốn của các ngân hàng nào:
□ BIDV □ Vietinbank □ Techcombank □ MB □ Vietcombank □ Agribank
2. Lượng vay vốn của đơn vị:
-Dư nợ của đơn vị đến ngày:
-Thời điểm vay:
-Thời hạn vay:
-Lãi suất vay:
-Phương thức trả nợ:
Trả lãi hàng tháng □ Trả lãi hàng tháng và 1 phần gốc □